Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ III)

P.V

P.V

Nếu xét một cách tổng thể trong xu thế hội nhập cạnh tranh để phát triển, có thể khẳng định: Năng lực chế biến và công nghệ của nhiều nhà máy đường Việt Nam chưa cao.

Kỳ III: Lép vế năng lực, công nghệ

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ III)
Công suất ép mía của phần lớn nhà máy đường đều nhỏ

Công suất nhỏ- công nghệ thấp

Hiệu quả hoạt động của các nhà máy đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, quy mô công suất là một tiêu chí rất quan trọng, vì công suất càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Thông thường, một nhà máy đường cần có công suất thiết kế từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên với diện tích vùng nguyên liệu tương ứng mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo lợi thế quy mô.

Những năm gần đây, phần lớn các nhà máy đường đã chủ động cải tạo dây chuyền sản xuất cũ để nâng cấp công suất. Song đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 41 nhà máy đường trên toàn quốc mới chỉ có 9 nhà máy có công suất ép từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên gồm: Lam Sơn (Thanh Hóa), Việt Đài (Thanh Hóa), NASU (Nghệ An), Khánh Hòa, KCP (Phú Yên), An Khê (Gia Lai), Thành Thành Công (Tây Ninh), SEC (Gia Lai), Cần Thơ và số ít nhà máy có công suất từ 3.000 đến dưới 6.000 tấn mía/ngày, phần lớn các nhà máy chỉ có công suất từ 1.000 đến dưới 3.000 tấn mía/ngày.

So sánh ngành mía đường Việt Nam với một số nước trong khu vực cho thấy, tỷ trọng nhà máy đường có công suất nhỏ dưới 4.000 tấn mía/ngày ở Việt Nam hiện chiếm tới 75%, của Philippines chỉ 20%, đặc biệt ở Thái Lan chỉ có 4,25%. Trong khi đó, tỷ lệ nhà máy đường công suất trên 10.000 tấn mía/ngày ở Việt Nam chỉ có 2,5%, tại Philippines là 13,3%, còn ở Thái Lan tới 68%. Ở Thái Lan thậm chí có nhà máy công suất đạt tới 40.000 tấn mía/ngày. Có lẽ không cần bình luận gì thêm.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của nhiều nhà máy đường trong việc đầu tư, nâng cấp công nghệ để nâng cao năng lực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi từ sản xuất đường thô sang đường trắng, từ đường trắng sang đường luyện tiêu chuẩn (RS) và đường luyện cao cấp (RE - tốt hơn, trắng hơn, hàm lượng tạp chất ít hơn) trong thời gian qua.

Nhóm phóng viên về Nhà máy đường Khánh Hòa, chứng kiến nhà máy đang vận hành công suất ép 10.000 tấn mía/ngày, quy trình sản xuất khá hiện đại từ khâu cân mía, kiểm định chất lượng mía… đến luyện đường. Sản phẩm của Nhà máy đường Khánh Hòa đưa ra thị trường hiện nay hầu hết là đường RS và RE.

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ III)
Nguyên liệu mía chờ vào nhà máy

Tuy nhiên, số nhà máy có trình độ sản xuất tương đương như Khánh Hòa còn chưa nhiều. Toàn ngành đường đến nay mới có 12/41 nhà máy sản xuất đường luyện RS và đường luyện RE từ mía và 1 nhà máy sản xuất đường RE từ đường thô. Tỷ lệ đường RE trong kế hoạch sản xuất niên vụ 2014- 2015 mới khoảng 750.000 tấn. Cần lưu ý, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, ngành đường sản xuất 1,5 triệu tấn đường RE, chỉ sản xuất khoảng 500.000 tấn đường RS.

Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP đường Quảng Ngãi- QNS) có công suất vận hành 12.000 tấn mía/ngày.

Đây là nhà máy có chiến lược đầu tư khá bài bản cho khâu chế biến cũng như vùng nguyên liệu. Tiếp xúc với phóng viên Báo Công Thương, ông Võ Thành Đàng- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc QNS- khiêm tốn thừa nhận: “Nếu nói hiện đại so với thế giới thì hơi quá vì nhà máy chủ yếu nâng cấp từ nền tảng công nghệ cũ (hầu hết các nhà máy đường đều nâng cấp, cải tạo từ công nghệ cũ). Song, sản phẩm của Nhà máy đường An Khê cũng mới là đường RS. Để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và sản xuất đường RE… thời gian tới, chúng tôi đang xúc tiến kế hoạch đầu tư 3.000 tỷ đồng nâng công suất nhà máy lên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2017 với các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại”.

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ III)
Dây chuyền ép mía tại Nhà máy đường An Khê (Gia Lai)

Giá thành đường cao

Trong cơ cấu giá thành sản xuất đường ở Việt Nam, chi phí mía nguyên liệu đầu vào chiếm tới 75- 80%. Với giá mía bình quân dao động từ 800.000- 1 triệu đồng/tấn, giá thành sản xuất đường hiện nay ước tính bình quân từ 11,2- 12 triệu đồng/tấn. Tuy không phải cao nhất thế giới, song theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá thành đường của Việt Nam còn cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Brazil, Ấn Độ… Chẳng hạn, giá thành đường tại Brazil tương đương khoảng 7,9- 10,3 triệu đồng/tấn. Đặc biệt, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư sang Lào còn tuyên bố, giá thành đường thô của họ chỉ 4- 5 triệu đồng/tấn nhờ sản xuất mía được ứng dụng cơ giới hóa cao. Thậm chí, giá đường thương mại thế giới (đường trắng) giao tháng 5/2015 trên sàn giao dịch Luân Đôn (Anh) quy đổi theo tỷ giá hiện hành cũng mới chỉ tương đương 7,8 triệu đồng tấn (365,6 USD/tấn).

Tỷ trọng nhà máy đường có công suất nhỏ dưới 4.000 tấn mía/ngày ở Việt Nam hiện chiếm tới 75%; của Philippines là 20%; đặc biệt ở Thái Lan chỉ có 4,25%. Trong khi đó, tỷ lệ nhà máy đường công suất trên 10.000 tấn mía/ngày ở Việt Nam chỉ có 2,5%; tại Philipines là 13,3%; còn ở Thái Lan tới 68%.

Do giá thành cao như vậy nên đường Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với đường thương mại thế giới, lép vế hoàn toàn trước đường nhập khẩu (không tính đường nhập lậu) có nguồn gốc từ ASEAN. Mấy vụ sản xuất gần đây, nguồn cung đường dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ, ngành đường luôn bị tồn kho lớn mà sản phẩm vẫn chỉ loay hoay ở thị trường nội địa, chưa vươn ra thị trường toàn cầu, dù chất lượng tương đương tiêu chuẩn thế giới, duy nhất chỉ xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc nhờ vận dụng chính sách thương mại biên giới.

Thực tế cho thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh việc phải nhanh chóng tìm cách giảm giá thành nguyên liệu mía đầu vào thì phần lớn các nhà máy đường ở Việt Nam hiện nay còn phải nỗ lực rất nhiều trong việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ để nâng cao năng lực chế biến, giảm chí phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Kỳ IV: Kênh phân phối - Những dấu hiệu bất thường

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ III)
Dây chuyền đóng bao tại Nhà máy đường Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN
Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ II)
Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ I)

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động