Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ I)

P.V

P.V

Để góp phần trả lời cho câu hỏi: “Vì sao ngành mía đường Việt Nam yếu kém so với khu vực và thế giới?”, tháng 4/2015, nhóm phóng viên kinh tế của Báo Công Thương đã đi thực tế một số nhà máy đường và vùng nguyên liệu mía ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, thực hiện những bài viết, trong đó nêu những ý kiến của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp xung quanh vấn đề mía đường Việt Nam.

Kỳ I: “Di chứng” từ chương trình 1 triệu tấn đường

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ I)
Nhiều nhà máy đường công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp

Trong quá trình phát triển các dự án nhà máy đường theo Chương trình 1 triệu tấn đường (giai đoạn 1995- 2000), các địa phương thiếu quy hoạch dài hạn ngay từ ban đầu nên đã để lại những “di chứng” khó “chữa trị”.

Chủ trương đúng

Trồng mía và nghề làm mật mía thủ công ở Việt Nam đã có từ lâu. Nhưng ngành công nghiệp mía đường chỉ thực sự phát triển từ những năm đầu thập kỷ 1990. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 9 nhà máy sản xuất đường từ mía, tổng công suất thiết kế khoảng 9.100 tấn mía/ngày và 2 nhà máy tinh luyện đường công suất nhỏ 120- 200 tấn/ngày. Tổng sản lượng đường các nhà máy trên cả nước sản xuất thời điểm này khoảng 500.000 tấn/năm. Đây là con số chỉ mới “quá bán” so với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa. Trong hơn nửa đầu thập kỷ 1990, mỗi năm nền kinh tế nước ta vẫn phải tiêu tốn nhiều triệu USD nhập khẩu 300.000- 500.000 tấn đường để bù đắp thiếu hụt.

Nhận thức được tiềm năng, lợi thế cây mía có thể mang lại, Đảng và Nhà nước đã cho “nâng cấp” ngành công nghiệp mía đường. Chủ trương phát triển ngành mía đường là đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô các nhà máy đường hiện có, xây dựng thêm một số nhà máy có quy mô vừa, nhỏ và nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quy mô các vùng nguyên liệu, phấn đấu đến năm 2000, sản lượng đường đạt khoảng 1 triệu tấn.

Ngành mía đường giai đoạn này được xác định hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, mà là một ngành kinh tế- xã hội quan trọng. Từ chủ trương đó, Chương trình 1 triệu tấn đường (giai đoạn 1995- 2000) đã được triển khai và hoàn thành mục tiêu vào năm 2000, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, thay thế đường nhập khẩu, đặc biệt đã tạo ra hàng triệu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển “nóng vội”

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành mục tiêu 1 triệu tấn đường, từ năm 2001- 2003, ngành mía đường rơi vào khủng hoảng, hầu hết các nhà máy đường làm ăn thua lỗ, nông dân nhiều nơi bỏ trồng mía. Báo cáo của các cơ quan quản lý cho thấy, trong giai đoạn 2001- 2003, các nhà máy đường trên cả nước đã lỗ khoảng 2.700 tỷ đồng. Trừ một số nhà máy có điều kiện gần vùng nguyên liệu có thể duy trì hoạt động, không ít nhà máy do công nghệ lạc hậu hoặc ở quá xa vùng nguyên liệu, đã không thể phát huy hiệu quả. Nguyên nhân khách quan do giá đường sụt giảm.

GS. TS Võ Tòng Xuân:

Chương trình 1 triệu tấn đường đã đạt được mục tiêu về số lượng, nhưng giá thành sản xuất mía quá cao, tới 50- 55 USD/tấn, trong khi của Brazil chỉ 13- 16 USD/tấn, Australia 18- 29 USD/tấn, Thái Lan 30 USD/tấn…, không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân là do thiếu nghiên cứu khoa học, người nông dân canh tác mía theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm.

Nhưng dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu chiến lược, đó là do phát triển có phần “nóng vội”. Do được hậu thuẫn về chủ trương, chính sách, gần 30 tỉnh, thành phố đã “tranh thủ” xin phép và cho ra đời hàng loạt nhà máy đường. Chỉ trong vòng 5 năm (1995- 2000), số lượng nhà máy đường trên cả nước đã tăng từ 9 lên 44 nhà máy. Đáng lưu ý, khi thực hiện các dự án nhà máy đường, các địa phương chưa nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn và quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho nhà máy, cũng như lựa chọn công nghệ phù hợp (chủ yếu trang bị dây chuyền thiết bị của Trung Quốc, công suất nhỏ 1 ngàn tấn mía/ngày)…, nên ngành mía đường đã phát triển thiếu bền vững ngay từ giai đoạn đầu.

Để cứu ngành mía đường khỏi nguy cơ phá sản, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 28/2004/QĐ-TTg tái cơ cấu sản xuất và thực hiện cổ phần hóa, từ đó ngành mía đường mới hồi phục. Đến nay, mía đường vẫn khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, không chỉ sản xuất đủ sản phẩm đường đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn xuất khẩu.

Tuy nhiên, trước làn sóng hội nhập quốc tế cạnh tranh mang tính sống còn, ngành mía đường Việt Nam “đuối sức”. Sản xuất mía lạc hậu khiến giá thành mía cũng như giá thành sản xuất đường khá cao; năng lực chế biến và công nghệ của nhiều nhà máy còn hạn chế; hệ thống phân phối đường yếu kém và thiếu minh bạch… đang đe dọa sự đổ vỡ đối với một số nhà máy đường yếu kém. Những bất cập này sẽ được đề cập cụ thể trong các bài viết sau.

Kỳ II: Nguyên liệu mía - Nhiều bất cập

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động