Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang: "Cầu nối" tiêu thụ đặc sản địa phương

Là một địa phương miền núi, Hà Giang có rất nhiều đặc sản như mật ong, rượu ngô, chè… được nhiều người tiêu dùng địa phương và du khách ưa chuộng. Với mục tiêu giúp người tiêu dùng địa phương và du khách có một địa chỉ mua sắm hàng đặc sản tiện lợi, có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, Điểm bán hàng Việt Nam cố định đã được xây dựng tại TP. Hà Giang, chuyên kinh doanh các đặc sản Hà Giang và là điểm tập kết đặc sản của các địa phương lân cận đến với người tiêu dùng.

Ông Mai Văn Sướng – Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang cho biết, thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam„, Hà Giang được Bộ Công Thương hỗ trợ 80 triệu đồng để xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định. Với lợi thế có rất nhiều đặc sản địa phương được du khách ưa chuộng nên Hà Giang đã quyết định xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định với mục tiêu là điểm trung chuyển hàng hóa đặc sản địa phương.

Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang:
Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang:
Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Cửa hàng bán buôn bán lẻ Hồng Hải bày bán rất nhiều đặc sản Hà Giang

Đặt Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Cửa hàng bán buôn bán lẻ Hồng Hải – phường Trần Phú – TP Hà Giang, vốn là một điểm bán hàng nông sản địa phương như chè các loại của các huyện trên địa bàn, mật ong, miến dong, rượu, bánh kẹo tam giác mạch, các loại dược liệu... Với diện tích 65 m2, có vị trí thuận lợi (gần chợ Trung tâm) nên hoạt động kinh doanh diễn ra rất sôi động.

Bà Vũ Thị Tuyết Hồng - chủ cửa hàng cho biết, nhiều năm trước đây, cửa hàng đã chuyên kinh doanh các sản phẩm địa phương và được du khách ưa chuộng. Sau khi được chọn lựa xây dựng thành Điểm bán hàng Việt Nam, cửa hàng đã được chỉnh trang, lắp biển, sắp xếp lại, giúp hàng hóa nổi bật, hệ thống, người tiêu dùng dễ nhận biết hơn. Việc gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam cũng giúp người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của cửa hàng nhiều hơn.

Thực tế cho thấy, sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng đáng kể. Trước khi xây dựng mô hình Điểm bán hàng Việt, mỗi năm, cửa hàng tiêu thụ khoảng 12,8 tấn chè các loại (khoảng 35kg/ngày), gần 5,5 tấn dược liệu (trung bình 15kg/ngày), khoảng 3.650 lít rượu các loại (trung bình 10 lít/ngày) và khoảng 1.500 lít mật ong... Sau khi được hỗ trợ xây dựng mô hình Điểm bán hàng Việt, mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ khoảng 65 kg chè búp khô các loại; 20 kg dược liệu/ngày, cá biệt có ngày tiêu thụ gần 30 kg dược liệu; rượu 22lít/ngày, mật ong 12 lít/ngày... Ngoài ra, các mặt hàng khác sản lượng tiêu thụ cũng tăng đáng kể. Cùng với các đặc sản của Hà Giang, cửa hàng còn là điểm tiêu thụ các sản phẩm đặc sản địa phương của các tỉnh lân cận, đặc biệt là Cao Bằng.

Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang:
Các đặc sản như bánh tam giác mạch được nhiều du khách ưa chuộng

Ông Mai Văn Sướng khẳng định, không chỉ là điểm tiêu thụ hàng đặc sản địa phương, Điểm bán hàng Việt Nam còn tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động; thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển; Giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, có uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý, để từ đó hình thành thói quen sử dụng và ủng hộ hàng Việt Nam.

Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang:
Đoàn làm việc của Bộ Công Thương kiểm tra Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang

Đánh giá về hiệu quả của Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Hà Giang, ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, việc xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định thành một điểm kinh doanh đặc sản địa phương là hướng đi hợp lý với điều kiện thực tế của tỉnh, giúp đánh vào tâm lý người tiêu dùng, du khách để họ yên tâm, từ đó ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm sao đảm bảo hàng hóa được bày bán tại đây là hàng có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Đặc sản địa phương, sản xuất thủ công cũng phải có bao bì, nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, cần nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp để họ thấy rằng xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong kích cầu tiêu thụ, từ đó chủ động nhân rộng hơn các Điểm bán hàng Việt Nam chính hãng, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, bà con được sử dụng hàng hóa Việt chính hãng.

TIN LIÊN QUAN
Phát triển Điểm bán hàng Việt Nam cố định Nét mới của Tuyên Quang
Đẩy mạnh xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam cố định
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Ngày 17/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình Kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý năm 2024 với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4/2024.
Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Theo sau chiến dịch Chợ phiên OCOP, sáng kiến Tự hào hàng Việt tiếp tục nhân rộng quy mô, thương mại hóa các sản phẩm hàng nội địa trên nền tảng số.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Năm 2024, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp Công đoàn.
Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Tham gia trưng bày nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng tại Hội Báo toàn quốc 2024, Ninh Thuận mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương tới khách tham quan.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sức lan tỏa lớn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt.
Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Các sản phẩm nước tương của một doanh nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị đã ký kết chương trình hợp tác về phát triển điểm bán mới và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương vào hệ thống Saigon Co.op.
Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Đồng được đem vào lò nấu chảy, vớt bỏ tạp chất rồi rót vào khuôn được đúc sẵn, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, trống đồng với nhiều họa tiết tinh xảo ra đời
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi.
Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hàng Việt Nam đã được người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hàng ngày. Đây là kết quả từ những sáng tạo trong công tác xúc tiến thương mại.
“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

Việc các nhà phân phối như: Saigon Co.op, Satra, MM Mega Market… hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh sẽ giúp đầu ra sản phẩm ổn định.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023” tổ chức trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành 2023.
Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Đà Nẵng đi vào thực chất khi người tiêu dùng thành phố ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong đời sống.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong gần 15 năm triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN” chính là cội nguồn sức mạnh mang lại sức sống và hiệu quả.
Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối đã phối hợp sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam, giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động