Xuất khẩu xe máy Việt: Nói dễ khó làm

Mặc dù là cường quốc tiêu thụ, trung tâm sản xuất xe máy nhưng hiện thị trường Việt Nam đã bão hòa mà tỷ lệ xuất khẩu của xe máy Việt Nam đang rất nhỏ, chỉ vào khoảng vài % mỗi năm.

Với tổng sản lượng sản xuất mỗi năm đạt khoảng từ 4 - 5 triệu chiếc/năm, lượng tiêu thụ xe máy trong nước ngày càng giảm, các doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam cần “nghiêm túc” tìm hướng xuất khẩu nếu không sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại, song thực tế nói dễ nhưng lại khó làm!

Bão hòa và giảm tiêu thụ trong nước

Hiện theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng như số liệu thực tế, hầu hết các hãng xe máy có mặt Việt Nam đều coi nước ta trở thành thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do nhiều năm khai thác thị trường cũng như chính sách hạn chế xe máy nên lượng xe tiêu thụ thời gian gần đây đã bão hòa và số xe máy bán ra đã giảm so với trước.

Xu
Xuất khẩu xe máy vẫn khó khăn bởi sản phẩm xe máy của Việt Nam vẫn thiếu cạnh tranh về công nghệ, dòng sản phẩm chiến lược và lựa chọn thị trường phù hợp.

Theo Cục Đăng kiểm, năm 2014 cả nước tiêu thụ khoảng 3 triệu chiếc, năm 2013 là 3,2 triệu xe/ năm, năm 2012 là 3,3 triệu xe và năm 2011 là 3,6 triệu xe, mức tiêu thụ trung bình 3 triệu chiếc/năm. Dự kiến, năm 2015, cả nước tiêu thụ 2,7 - 2,8 triệu chiếc/năm, giảm trung bình 300.000 xe/năm so với năm trước.

Mặc dù tiêu thụ giảm nhưng tính riêng tiêu thụ xe máy trong năm 2014 của người dân Việt Nam đã bằng 18% tổng lượng tiêu thụ xe máy của toàn thế giới mỗi năm (ước tính khoảng 43 triệu chiếc). Việt Nam là 1 trong 5 cường quốc tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới chỉ sau các nước như Indonesia 5 triệu chiếc/năm, Ấn Độ 5 triệu chiếc/năm và Trung Quốc 10 triệu chiếc/năm.

Chính vì vậy, việc tăng lượng tiêu thụ xe máy trong nước thời gian tới chắc chắn sẽ không xảy ra. Bên cạnh đó, ở góc độ chính sách và quy hoạch, tính đến tháng 12/2014 cả nước có khoảng 43 triệu xe máy các loại, trung bình 2 người dân có 1 xe máy. Mức tiêu thụ xe máy tại Việt Nam đã vượt xa so với quy hoạch của Chính phủ 6 năm và hơn 7 triệu xe. Theo quy hoạch của Chính phủ phải đến năm 2020, số lượng xe máy sẽ chỉ đạt 36 triệu xe, nhưng đến năm 2014 số lượng xe máy theo thống kê đã đạt 43 triệu chiếc, vượt so với quy hoạch và dự báo.

Chính vì vậy, với tiêu thụ bình quân 3 triệu xe/năm, đến năm 2020 nước ta sẽ bổ sung thêm 18 triệu xe nâng tổng số xe máy đạt 61 triệu xe. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xe máy tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng cơ sở hạ tầng và đường giao thông khiến Việt Nam gặp nhiều vấn đề về phát triển đô thị và môi trường.

Xuất khẩu xe máy Việt, nói dễ khó làm

Theo dự tính, năm 2015 tiêu thụ xe máy cả nước sẽ giảm chỉ đạt 2,7 - 2,8 triệu chiếc. Như vậy, so với tổng sản lượng sản xuất 4 triệu chiếc/năm, năm 2015 toàn ngành có thể tồn kho 1,2 triệu xe/năm. Chính vì vậy, xuất khẩu đang được hy vong sẽ là phương án “thoát lũ” của các doanh nghiệp xe máy Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu trong thời gian qua chỉ chiếm lượng rất nhỏ.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam mới chỉ giai đoạn đầu của xuất khẩu với số lượng hạn chế hoặc mới đang trong dự tính. Honda Việt Nam trong năm 2014 mới chỉ xuất khẩu 40.000 xe máy, dự định năm 2015 của công ty này sẽ xuất khẩu khoảng 100.000 xe (khoảng 5%) sản lượng sản xuất tại Việt Nam (2 triệu xe/năm). Yamaha và Piaggio cũng chỉ xuất khẩu số lượng hạn chế và cho biết năm 2015 họ mới tính đến việc xuất khẩu số lượng lớn ở một số dòng xe máy sang các thị trường Đông Nam Á, Châu Á và Châu Âu...

Để xuất khẩu được, ngoài bài toán cạnh tranh với các đối thủ ở các thị trường, đi vào sản phẩm chiến lược phù hợp thì lựa chọn công nghệ và chế tạo tiên tiến được xem là điểm mấu chốt để thành công. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) mới đây, các DN xe máy Việt Nam mới chỉ tập trung xuất sang các nước Đông Nam Á, Châu Á, còn thị trường Châu Âu có tiêu chuẩn công nghệ ngặt nghèo nên ít loại xe đáp ứng được; thị trường Châu Phi tuy rất tiềm năng nhưng chứa đựng rủi ro thanh toán, chi phí cao và có sự cạnh tranh quyết liệt của xe máy Trung Quốc.

Đại diện của Tổ chức hợp tác thương mại Nhật Bản (JICA) cũng vừa đưa ra kiến nghi tăng ưu đãi cho ngành công nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam bởi hầu hết các doanh nghiệp đã có tỷ nội địa đến 90%/sản phẩm và Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để trở thành cứ điểm xuất khẩu xe máy thế giới. JICA cho biết, thay vì ưu đãi chính sách, cơ chế đặc biệt cho công nghiệp ô tô, hãy tập trung các chính sách để ngành công nghiệp xe máy đi xa hơn và vững mạnh hơn. Nếu chính sách hạn chế xe máy được thực hiện, xuất khẩu khó khăn, sẽ có hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các DN xe máy gặp khó khăn thậm chí phá sản và ngành công nghiệp xe máy có thể sẽ chết dần, chết mòn.

Theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp xe máy Việt Nam rất cần hỗ trợ đất đai, thuế đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các trung tâm nghiên cứu sản phẩm (R&D). Trên thực tế, hiện hầu hết các sản phẩm xe máy tại Việt Nam đều là sản phẩm nghiên cứu chế tạo từ tập đoàn mẹ tại Nhật Bản, Ý, Thái Lan… Các trung tâm nghiên cứu đòi hỏi vốn lớn, khoa học công nghệ đắt tiền, chi phí phát sinh, trong khi các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam là công ty con của các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài nên để đầu tư họ cần tính toán chi phí - lợi ích.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ý nghi ngờ, bởi xe máy là ngành sản xuất đặc thù theo tập đoàn mẹ - con, mô hình hoạt động là: “nơi đâu có thị trường, nơi đó có sản xuất” nên việc biến Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu chế tạo sản phẩm sẽ tác động đến chiến lược toàn cầu của sản phẩm từng tập đoàn. Chính vì thế cần sự hợp tác chân thành từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu Nhà nước có hỗ trợ và xây dựng các trung tâm R&D nhưng DN vẫn sử dụng các sản phẩm thiết kế của công ty mẹ thì vai trò chính sách này không còn tác dụng.

Theo Dân Trí
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Xuất khẩu cá tra đến hầu hết các thị trường trong khối EU sụt giảm từ 2-100%. Doanh nghiệp cần tập trung các tiêu chuẩn xanh để thâm nhập sâu vào thị trường này
Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

73 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương đã ghi những dấu ấn đậm nét về khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 6/5-12/5

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tự tin bứt phá.
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi tiêu dùng tại nhiều thị trường có tín hiệu tốt lên.
Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Sự đa dạng về hương vị đã tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho bánh kẹo Việt, đem tới cơ hội xuất khẩu rộng mở cho sản phẩm này.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.
Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu biến động. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9
Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê Arabica.
Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi là lực kéo quan trọng giúp kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu hàng hóa từ nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh.
Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp.
Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.
Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động