Xuất khẩu sang EU: Điều kiện để đồ gỗ Việt Nam hưởng ưu đãi

Quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do nói chung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU nói riêng (EVFTA) là điều kiện để sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu (XK) sang EU. Đây là thông lệ quốc tế, chắc hẳn EU là một trong những nhà khởi xướng, góp công hoàn thiện.
Xuất khẩu sang EU: Điều kiện để đồ gỗ Việt Nam hưởng ưu đãi
Nhiều cuộc hội thảo về xuất khẩu đồ gỗ đã được tổ chức tại Việt Nam

Áp dụng quy tắc xuất xứ cho ngành gỗ

Thực hiện nghiêm quy tắc xác định xuất xứ không chỉ giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi mà còn khẳng định tên tuổi, thương hiệu trong bối cảnh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lẩn tránh xuất xứ lan tràn. “Quy tắc xuất xứ” trong EVFTA - thoạt nghe có vẻ phức tạp - nhưng đây là nội dung của một hiệp định thương mại thế hệ mới. Việc đáp ứng quy tắc xuất xứ không dễ, song vượt qua cửa ải này, hàng Việt sẽ chững chạc trên thương trường.

Những năm qua, ngành gỗ Việt Nam phát triển toàn diện về quy mô - tốc độ - kỹ mỹ thuật - năng lực XK. Từ lúc nhọc nhằn “kéo cưa lừa xẻ”, nay nhiều công đoạn đã có điện - cơ thay sức người. Ban đầu đồ gỗ thường ở dạng mộc, nay có sản phẩm còn là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ nhìn qua ảnh, nghệ nhân đã có thể phục chế đồ gỗ thời cổ của châu Âu. Đồ gỗ thuần bằng gỗ đã đẹp, nay xen ghép kim loại màu, đá hoa, da, độ thẩm mỹ, sự sang trọng, giá trị được nhân lên, kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ với tài hoa, nối quá khứ với hiện tại.

Việt Nam là một trong 15 quốc gia XK đồ gỗ hàng đầu thế giới và luôn xuất siêu. XK đồ gỗ vào EU cũng vậy, bình quân giai đoạn 2000 – 2015 tăng 10,8%/ năm về kim ngạch và liên tục xuất siêu. Dù mới đáp ứng khoảng 3,6% nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của EU, song sức cạnh tranh đang dần cải thiện.

Tuy nhiên, 97% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu bán sang các thị trường láng giềng giá rẻ. Họ mua sản phẩm thô rồi trau chuốt tái xuất với giá ngất ngưởng.

Việc thiếu gỗ nguyên liệu còn đeo đẳng. Rừng tự nhiên đã đóng cửa. Gỗ rừng trồng khai thác ép thường từ 6-10 tuổi, thân nhỏ. Gỗ công nghiệp chưa đủ lấp chỗ trống. Gỗ từ các cây công nghiệp già cỗi có hạn. Lao đi tìm gỗ ngoại, mỗi năm phải nhập chừng 5 triệu m3. Việc nhập gỗ nguyên liệu khá bấp bênh vì các nước cũng bảo vệ rừng và hạn chế XK. Hiện Việt Nam cũng có quy định kiểm soát xuất xứ gỗ nhưng vì nhiều lý do việc chứng minh xuất xứ gỗ không hề dễ.

Thách thức từ hai phía

EU đứng hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến gỗ, khi EVFTA có hiệu lực, giảm thuế nhập khẩu với thiết bị sẽ tạo “cú hích” đối với sản xuất đồ gỗ. Bên cạnh đó, với các quy chế liên quan đến gỗ nguyên liệu, Việt Nam có thể nhập khẩu gỗ nguyên liệu hợp chuẩn theo EVFTA từ quốc gia thứ ba để tác thành đồ gỗ tại nội địa và vẫn được hưởng ưu đãi từ EVFTA khi XK sang EU, phần nào giúp giải “cơn khát” về nguyên liệu, yên tâm về xuất xứ.

Xuất khẩu sang EU: Điều kiện để đồ gỗ Việt Nam hưởng ưu đãi
Việt Nam là một trong 15 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới và luôn xuất siêu

Bên cạnh đó, tương tự với các ưu đãi dành cho mọi hàng hóa XK vào EU, đồ gỗ còn được hưởng chuỗi ưu đãi khác như: Thuận lợi hóa hải quan và thúc đẩy thương mại; giảm thuế; được quyền tham gia và tiếp cận bình đẳng trên thị trường; chính sách, thể chế được cải thiện; minh bạch hóa quy trình xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mai; cam kết sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý được tăng cường. Cuối cùng, các cam kết tạo thuận lợi dịch chuyển nhân lực sẽ tạo ra sự chọn lọc tự nhiên, bật ra “hạt nhân” kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, nhạy bén thương trường, tụ hội nơi “đất lành chim đậu”.

Để đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp cho sản phẩm XK sang EU phải giải trình được nguồn gốc gỗ với nhiều thủ tục, căn cứ pháp lý tầm châu lục, thực hiện nghiêm ngặt không chỉ với gỗ mà cả vật liệu đóng gói bằng gỗ, ván ép từ mùn cưa, mùn dừa. Hồ sơ phải lưu giữ ít nhất 5 năm, sẵn sàng xuất trình khi bị kiểm tra. Với thực trạng đa số doanh nghiệp của Việt Nam thì các yêu cầu đó là gánh nặng thực sự.

Hai mức thuế Việt Nam đang áp dụng với gỗ nhập khẩu được xóa bỏ ngay sau khi EVFTA có hiệu lực tạo ra hiệu ứng trái chiều. Với việc xóa thuế đối gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ EU mặc nhiên tạo thuận lợi. Các quy chế về việc Việt Nam có thể nhập khẩu gỗ nguyên liệu hợp chuẩn từ quốc gia thứ ba… như nêu trên, cũng mang lại cơ hội. Song, xóa thuế với đồ gỗ nhập khẩu từ EU lại phản hiệu ứng ngược lại. Tuy biên độ giảm thuế đối với đồ gỗ nhập khẩu từ EU không nhiều nhưng cũng đủ để hút sức mua vào đồ gỗ “mốt Tây”, gây khó cho đồ nội.

Nỗ lực hết mình

Quy tắc xuất xứ trong EVFTA được mô tả rất chi tiết. Các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nắm vững yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, chứng minh nguồn gốc xuất xứ; chủ động tìm nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp; tuân thủ các định chế thương mại, cẩn trọng ký kết, nghiêm túc thực hiện hợp đồng; hiểu rõ quy trình giải quyết tranh chấp, liên kết, phối hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả cộng đồng; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng; hướng tới nền sản xuất “xanh” bằng dây chuyền hiện đại, khép kín, sát sao kiểm tra; xây dựng thương hiệu; tăng sức cạnh tranh; lưu trữ chứng từ; liên doanh với doanh nghiệp FDI từ EU vào Việt Nam.

Trong suốt hành trình trên, các cấp quản lý hợp sức với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, đồng hành với doanh nghiệp một cách tận tình và đặc biệt là không châm chước, mới hy vọng cùng đạt được lợi ích căn bản, lâu dài.

Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Để đón bắt cơ hội, có thêm đơn hàng với các nhà mua hàng toàn cầu, doanh nghiệp phải không ngừng “nâng cấp” năng lực cung ứng, sản xuất theo xu hướng xanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động