Xuất khẩu nông sản có thể tăng rất cao trong năm nay

Dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, những yếu tố thị trường bất lợi như tăng giá xăng dầu, điện và nhiều nguyên liệu đầu vào, nhưng dự báo sản lượng và kim ngạch nhiều mặt hàng nông sản sẽ tăng rất cao trong năm nay.

CôngThương -  Bản tin phân tích và dự báo thị trường nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đặt kỳ vọng vào xuất khẩu các mặt hàng lúa gạo, thủy sản, cà phê và cao su.

Xuất khẩu gạo dự kiến đạt 7,4 triệu tấn

Sau con số gần 6,9 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2010, những dự báo mới nhất của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp đặt kỳ vọng cao hơn cho xuất khẩu lúa gạo trong năm nay, ở mức từ 7,1-7,4 triệu tấn, tăng lên so với mức dự báo cuối năm 2010 (dự kiến 5,5-6,1 triệu tấn).

Bản tin dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2010/2011 ở mức 451,5 triệu tấn, trong khi tiêu thụ lúa gạo toàn cầu đạt khoảng 447 triệu tấn. Dự trữ cuối kỳ toàn cầu sẽ đạt khoảng 98,8 triệu tấn, tăng 5% so với niên vụ 2009/2010 do thương mại toàn cầu năm 2011 giảm gần 1 triệu tấn so với năm 2010, ước đạt khoảng 30,2 triệu tấn.

Thay đổi trong thương mại lúa gạo toàn cầu dấn đến giá gạo đang có xu thế giảm. Đối với các loại gạo chất lượng cao và trung bình của Thái Lan đã bắt đầu giảm 4-5% từ tuần thứ hai của tháng 2 và vẫn tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 3 do áp lực nguồn cung dồi dào.

Trong khi đó, sản xuất lúa gạo trong nước đang tương đối thuận lợi tại phía Nam. Tính đến ngày 15/3, các địa phương ở miền Nam đã thu hoạch trên 1 triệu ha lúa đông xuân, chiếm 63% tổng diện tích lúa đông xuân xuống giống trong vùng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa hè thu.

Dù thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại, tính đến ngày 15/3, các địa phương miền Bắc vẫn gieo cấy đạt 1,095 triệu ha lúa, xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo của quý 1/2011 đạt 1,850 triệu tấn, tăng khoảng 400 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trị giá 774 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu có giảm khá mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2010, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm của thị trường Philippines.

Giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm từ trung tuần tháng 2 và giảm thấp nhất đạt 480 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 460 USD/tấn đối với gạo 25% tấm vào ngày 17/3. Giá lúa gạo trên thị trường nội địa đã giảm nhẹ vào đầu tháng 3 kể từ khi đồng bằng sông Cửu Long bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân.

Thủy sản có thể thu về 5,8 tỷ USD

“Nhu cầu thủy sản của thế giới đang trên đà phục hồi cùng sự tăng giá của các mặt hàng lương thực thực phẩm sẽ là động lực cho xuất khẩu thủy sản nước ta trong những tháng còn lại của năm 2011”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.

Cơ quan này dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2011 sẽ đạt mức 5,7-5,8 tỷ USD, cao hơn mức dự báo hồi cuối năm ngoái khoảng 200 triệu USD và tăng 0,7-0,8 tỷ USD so với năm 2010. Với mặt hàng cá tra, dự báo giá trị xuất khẩu có thể đạt tới 2 tỷ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với con số dự báo cuối năm ngoái.

Dẫn dự báo của Viện nghiên cứu lương thực quốc tế (IFPRI), bản tin cho biết sản xuất thủy sản thế giới vẫn giữ được mức tăng trưởng 1,5%/năm, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản có mức tăng 2,8%, sản lượng đánh bắt chỉ ở mức 0,7%.

Ở trong nước, nuôi trồng thủy sản trong quý 1/2011 chịu tác động của thời tiết khô hạn, mực nước tại các khu vực nuôi trồng bắt đầu giảm và dịch bệnh, sự tăng giá thức ăn... Ước tính sản lượng nuôi trồng quý 1/2011 đạt 497 ngàn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2010. Con số này giảm mạnh trong tháng 2 nhưng đang có xu thế phục hồi trong tháng 3. Tổng sản lượng khai thác của quý 1/2011 tăng xấp xỉ 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức hơn 600 ngàn tấn.

Yếu tố nguồn cung nguyên liệu hạn chế trong những tháng đầu năm 2011 đã đẩy giá các mặt hàng thủy sản tăng nhanh. Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đã tăng từ mức dưới 23.000 đồng/kg vào đầu tuần tháng 1 lên gần 26.000 đồng/kg vào tuần cuối của tháng 3. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau biến động không lớn, tôm to (cỡ 20 con/kg) dao động ở mức 220-240 nghìn đồng/kg, trong khi cỡ 30 con/kg có giá 180-185 nghìn đồng/kg, tôm cỡ nhỏ chỉ ở mức 150-155 nghìn đồng/kg.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2011 tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010. Một số thị trường có mức tăng mạnh như Mỹ tăng gần 40%, Đức 32,5% và Canada tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010…

Cao su có khả năng cán đích 3 tỷ USD

Nếu điều kiện thị trường thế giới thuận lợi tại các nước có nhu cầu lớn về cao su như Trung Quốc, Malaysia thì lượng cao su xuất khẩu năm nay có thể đạt con số 830 ngàn tấn với trị giá 3 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo.

Giá cao su thiên nhiên đã tăng liên tục từ tháng 8/2010 đến cuối tháng 2/2011 do nhu cầu sản xuất lốp xe tăng mạnh sau khi nền kinh tế thế giới từng bước phục hồi. Trong khi đó, nguồn cung tăng chậm vì thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến sản lượng cây cao su của nhiều nước.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2011 sẽ tăng 8% lên mức 10,06 triệu tấn so với mức 9,32 triệu tấn năm ngoái nhờ thời tiết tốt.

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) thì cho rằng, nhu cầu cao su (cả thiên nhiên lẫn tổng hợp) toàn cầu sẽ đạt 26,1 triệu tấn trong năm nay, tăng 1,7 triệu tấn so với năm ngoái. Tiêu thụ cao su năm 2011 dự kiến đạt 25,5 triệu tấn và sẽ tăng lên mức 27,5 triệu tấn trong năm 2012.

Tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc có thể tăng 9% lên mức 3,6 triệu tấn trong năm nay, trong khi đó nhu cầu cao su của Ấn Độ cũng tăng 5,2% lên mức 991.000 tấn. Nhu cầu toàn cầu về hàng hoá này trong năm 2011 ước đạt khoảng 11 triệu tấn.

Nhưng đến cuối tháng 2, đầu tháng 3, với việc Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát và hạn chế các doanh nghiệp nhập khẩu cao su theo đường tiểu ngạch đã làm giá cao su thiên nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng lan rộng từ trận động đất xảy ra tại Nhật Bản cũng có tác động tới yếu tố tâm lý trên thị trường cao su bởi các nhà chế tạo ô tô Nhật Bản đã phải tạm dừng sản xuất.

Tuy nhiên, theo nhận định của ANRPC, nếu như sự hồi phục sản xuất của các nhà máy tại Nhật Bản có thể sớm trở lại và nhờ có sự hậu thuẫn từ thị trường dầu mỏ, đặc biệt là nguồn cung sẽ rất hạn hẹp trong khoảng từ tháng 2 đến hết tháng 5 tới đây sẽ đẩy cao su tăng giá trở lại.

Giá cao su thế giới và Việt Nam sụt giảm mạnh từ đầu tháng 3 cho đến nay, nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm này sẽ không kéo dài lâu do cây cao su chuẩn bị vào mùa thay lá nên nguồn cung sẽ khan hiếm, chỉ bằng một nửa so với bình thường. Dự kiến giá cao su sẽ tăng trở lại trong quý 2/2011, tuy nhiên mức tăng sẽ không thể đạt tới đỉnh điểm vào ngày 18/2/2011.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng cao su cả nước năm 2010 đạt 740.000 ha, tăng hơn 9% so với năm 2009, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 438.888 ha. Phân tích của hãng Reuters về ngành hàng cao su Việt Nam năm 2011 dự báo, sản lượng cao su sẽ đạt khoảng 780.000-790.000 tấn, tăng 4% so với năm 2010 do diện tích được mở rộng thêm khoảng 40.000 ha.

Giá cà phê đạt kỷ lục từ năm 1977

Giá cà phê thế giới trong tháng 2 tiếp tục lập kỷ lục theo xu thế tăng của tháng 1, chỉ số giá tổng hợp ICO tăng từ 197,35 US cents/lb trong tháng 1 lên 216,03 US cents/lb trong tháng 2, tương đương mức tăng 9,5%. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 6 năm 1977. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tổng hợp của ICO trong tháng 2 đã tăng 75,1%.

Nguyên nhân có phần do sự hạn chế về nguồn cung cà phê Arabica trên thị trường quốc tế. Theo Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 ước đạt 133,7 triệu bao, tăng 8,6% so với niên vụ trước, nhưng dự trữ cà phê toàn cầu niên vụ này giảm mạnh do những hạn chế về nguồn cung trong khi xuất khẩu tăng mạnh.

Khối lượng dự trữ cà phê đầu niên vụ 2010/2011 ước chỉ đạt 13 triệu bao, giảm 33% so với niên vụ trước. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu ước đạt 132,5 triệu bao, tăng nhẹ 1% so với năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu bình quân từ năm 2000 đến nay ước đạt 2,3%/năm.

Ở trong nước, theo dự báo của ICO, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2010/2011 sẽ đạt khoảng 18,4 triệu bao, tăng nhẹ 1,3% so với niên vụ trước. Nhu cầu tiêu thụ về mặt hàng cà phê trong nước đạt gần 1,58 triệu bao trong năm 2010, tăng 375 ngàn bao so với mức tiêu thụ của năm 2009.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm 2011 đạt 289,6 ngàn tấn với trị giá 585,9 triệu USD, tăng lần lượt 33% về lượng và 90% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Giá xuất khẩu tăng mạnh cũng tác động đến thị trường trong nước theo xu hướng đi lên, cụ thể đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua.

Ngày 26/3, giá cà phê tại Đắc Lắc đạt mức 47.600 đồng/kg, tăng 27,3 % so với mức giá hồi đầu năm nay. Giá cà phê robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, FOB-HCM đạt 2.340 USD/tấn vào ngày 26/3, tăng 21% so với mức giá xuất khẩu hồi đầu năm nay.

Dẫn lời ông Đoàn Triệu Nhạn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, bản tin cho biết, giá cà phê đang đi theo chu kỳ 5 năm lên, 5 năm xuống. Hiện nay, cà phê đang ở trong chu kỳ giá lên. Đến khi các nhà rang xay đã mua được đủ lượng hàng dự trữ thì giá cà phê khi đó sẽ chững lại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2011 ước đạt hơn 1,2 triệu tấn với trị giá hơn 2,6 tỷ USD, tăng tới 40,5% so với năm 2010. Con số này cũng đã được điều chỉnh cao hơn so với mức dự kiến 2 triệu USD tại dự báo đưa ra vào cuối năm ngoái.

TBKTVN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động