Xuất khẩu da giày Bao giờ thoát “bóng” FDI?

Chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI đang làm mưa làm gió trong ngành da giày Việt. Liệu rằng doanh nghiệp nội có cạnh tranh và tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại trong xuất khẩu hay không khi chênh lệch nội - ngoại quá lớn.
Xuất khẩu da giày Bao giờ  thoát “bóng” FDI?
77% giá trị xuất khẩu của ngành da giày thuộc khối doanh nghiệp FDI Ảnh: Quang Hưng

Chiếm 77% tỷ trọng

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm 2015, da giày là một trong những ngành chiếm ngôi đầu về tốc độc tăng trưởng xuất khẩu với 30,4% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 1,87 tỷ USD giá trị. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng trưởng mạnh chủ yếu do sự đóng góp của khối doanh nghiệp FDI.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) - cho biết: 77% giá trị xuất khẩu của ngành da giày hiện nay thuộc về khối doanh nghiệp FDI. Do chi phí nhân công rất cạnh tranh so với các quốc gia sản xuất giày, dép khác nên dòng đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam rất nhanh đã thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.

Xuất khẩu phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI là hiện trạng tồn tại đã nhiều năm của ngành da giày Việt Nam. Hiện doanh nghiệp trong nước sản xuất và thu phí gia công là chủ yếu. Tình trạng trên được xác định do xuất phát điểm của ngành là gia công xuất khẩu.

Công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nội lép vế trong tỷ trọng xuất khẩu. Hiện, ngành mới chủ động được 30% da thuộc và mỗi năm phải nhập khẩu từ 1,1 - 1,5 tỷ USD nguyên liệu này cho sản xuất.

Chuyển hướng sản xuất

Thực tế, sản xuất gia công không hẳn là không tốt. Ở những thời điểm doanh nghiệp trong ngành chưa làm chủ được công nghệ, nhân lực chưa đáp ứng thì sản xuất gia công giúp giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài; doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận công nghệ sản xuất và được tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa doanh nghiệp nội cứ dừng mãi ở sản xuất gia công. Bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích: Lao động giá cạnh tranh là lực hút đầu tư FDI lớn nhất của da giày Việt Nam. Vì vậy, khi chất lượng lao động trong nước tăng, giá nhân công tăng, dòng doanh nghiệp này sẽ chuyển hướng ra khỏi Việt Nam, ngành da giày về cơ bản sẽ bị “hẫng”. Tuy nhiên, đó là nguy cơ lâu dài.

Thời gian tới, ngành da giày Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, bởi hầu hết thị trường xuất khẩu lớn của ngành đều tham gia vào các hiệp định thương mại. Năm 2015, ngành có khả năng đạt 60% tỷ lệ nội địa hóa, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD.

Trước mắt, sự áp đảo của các doanh nghiệp FDI trong tỷ trọng xuất khẩu phản ánh rõ khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp trong nước là thấp. Tới đây (ngày 24/3/2015), vòng đàm phán thứ 12 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU diễn ra. Đây có thể là vòng đàm phán cuối cùng, đi đến ký kết hiệp định thương mại này. Cũng có nghĩa cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu khổng lồ cho da giày Việt Nam đã gần kề. Nếu doanh nghiệp trong nước không chủ động làm chủ công nghệ, phương thức quản lý và tiếp tục làm gia công thì cơ hội này bị doanh nghiệp FDI tận dụng là không tránh khỏi và doanh nghiệp nội rất khó “lật ngược thế cờ”.

Bà Phan Thị Thanh Xuân khuyến cáo, doanh nghiệp FDI là những tập đoàn lớn có lợi thế về vốn, kinh nghiệm, công nghệ. Quan trọng hơn, họ có thị trường đầu ra quy mô toàn thế giới. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp trong nước chưa đủ lực, khó có thể cạnh tranh mà chỉ có thể cùng nhau phát triển. Các doanh nghiệp trong nước cũng không thể đi tắt mà cần có chiến lược lâu dài, có thể bắt đầu từ sản xuất gia công, từng bước chuyển sang những hình thức sản xuất cao hơn.

Bộ Công Thương yêu cầu, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại; đồng thời, cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng nhằm cung cấp các sản phẩm thị trường cần, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động