Với TPP, trái cây Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính

Rau quả được coi mà một trong những mặt hàng Việt Nam có lợi thế lớn nhất khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Với TPP, trái cây Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Năm qua, cũng đánh dấu những bước đi vượt bậc của trái cây Việt Nam khi đã mở cửa được nhiều thị trường khó tính, đặc biệt là các nền kinh tế lớn tham gia TPP như Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Với TPP cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do được thực thi, trái cây Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội "vàng" ra sao, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh vấn đề này.

- Để xuất khẩu được rau quả, một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Xin ông cho biết, công tác này đang được ngành triển khai như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Hồng: Những thị trường chiến lược nhất của rau quả Việt Nam là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Chẳng hạn, Việt Nam và Trung Quốc vẫn có sự giao lưu bình thường, tuy nhiên vẫn còn những sản phẩm Việt Nam chưa xuất khẩu được sang thị trường này và vẫn có những vấn đề cần đàm phán như kiểm dịch thực vật.

Bên cạnh đó, Cục phải hướng dẫn doanh nghiệp biết được những thị trường đó yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm như thế nào. Bởi nếu doanh nghiệp không biết, sẽ bị các nước trả hàng về.

Chính bởi vậy, ngành sẽ tổ chức tuyên truyền, đối thoại với doanh nghiệp, phối hợp tốt với các tham tán thương mại ở các nước để tháo gỡ khó khăn. Nếu các nước nhập khẩu sử dụng hàng rào kỹ thuật như kiểm dịch không phù hợp với thông lệ quốc tế thì cần phải có ý kiến để bảo vệ doanh nghiệp.

Đồng thời, áp dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước như hàng rào an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, không để các đối tượng dịch hại ở Việt Nam không có nhưng bị xâm nhập vào. Đó là trách nhiệm của ngành bảo vệ thực vật.

Năm nay, trách nhiệm của ngành là siết chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Vậy ngành đã có kế hoạch cụ thể như thế nào trong việc siết chặt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Ông Nguyễn Xuân Hồng:
Giảm được thuốc bảo vệ thực vật không chỉ giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh khi giảm được nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Do đó, thực hiện đề án phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là rất quan trọng. Tức là dùng biện pháp sinh học để không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc là dùng thuốc ở mức độ rất ít. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cắt giảm được 50% chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Rau quả Việt Nam xuất khẩu sang các nước còn 2 hàng rào kỹ thuật: một là an toàn thực phẩm, hai là kiểm dịch thực vật. Nếu vượt qua được hai hàng rào này thì có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.

Mỗi nước đều có một danh mục về đối tượng kiểm dịch thực vật. Do đó, các nước đều kiểm dịch thực vật rất chặt. Đối với an toàn thực phẩm còn có mức tồn dư cho phép nhưng kiểm dịch thực vật thì dù chỉ có một con thuộc đối tượng kiểm dịch cũng không được.

- Rau quả được coi là là mặt hàng có lợi thế trong TPP. Với các nước trong TPP, ông đánh giá thế nào về mức độ khó trong kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm?

Ông Nguyễn Xuân Hồng: Trong các thị trường chính, chiến lược của mặt hàng rau quả Việt Nam đều có Mỹ, Nhật Bản, Australia… Trái cây của Việt Nam đã được xuất khẩu sang đó rất nhiều như: thanh long, xoài, vải, nhãn.

Thị trường đã mở, vấn đề là làm sao Việt Nam phát triển sản xuất tốt, tổ chức sản xuất là rất quan trọng. Đồng thời làm thế nào để sản xuất được nhiều để gia tăng xuất khẩu nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Năm nay, các thị trường xuất khẩu về trái cây vẫn rất rộng mở đối với Việt Nam. Trên thế giới, trái cây Việt Nam có chất lượng rất tốt và độc đáo, có nhiều sản phẩm dường như chỉ ở Việt Nam mới có và ngon như: nhãn, xoài, thanh long… Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất để đáp ứng được cả số lượng và an toàn thực phẩm.

- Với sự kiểm tra khắt khe của các thị trường như vậy, ông có khuyến cáo gì đối với doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu mặt hàng này?

Ông Nguyễn Xuân Hồng: Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu thí điểm rất thành công nhiều mặt hàng và đặc biệt là sang các thị trường khó tính. Doanh nghiệp cứ theo nếp đó mà làm nhưng phải có sự giám sát rất chặt chẽ.

Riêng về kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ được các đơn vị trong việc chiếu xạ, xử lý hơi nước nóng… và cơ bản là yên tâm. Quan trọng nhất cần lưu ý là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đã có những mô hình làm tốt, nay chúng ta chỉ nhân rộng và tổ chức sản xuất. Những mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân tiếp tục phải được nhân rộng.

Doanh nghiệp không chỉ cần hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân mà các doanh nghiệp cũng phải hợp tác với nhau. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng cách cố gắng hạ giá, bán các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu sẽ làm mất uy tín của sản phẩm nước ta.

Nếu mang đối tượng kiểm dịch sang các nước, không được kiểm tra chặt chẽ thì khi các nước ngừng nhập khẩu sẽ ngừng cả nước chứ không chỉ ngừng một doanh nghiệp. Chỉ cần một doanh nghiệp làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn thể doanh nghiệp làm tốt.

Bởi vậy, Cục sẽ kiểm tra, kiểm soát chặt việc này. Việc kiểm tra chặt trong xuất khẩu không phải là gây khó khăn cho doanh nghiệp, mà đó chính là tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính phát triển./.

TIN LIÊN QUAN
Công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và bản dịch tiếng Việt
Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng tâm thế hội nhập với TPP
Hiệp định lịch sử TPP đã được ký kết
Theo TTXVN/Vietnam+
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động