Việt Nam cần xóa bỏ nhiều rào cản để logistics cho thương mại điện tử phát triển

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đang là thị trường tiềm năng cho cho lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc LEL Express xung quanh vấn đề này.
Việt Nam cần xóa bỏ nhiều rào cản để logistics cho thương mại điện tử phát triển
Ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc LEL Express

Ông đánh giá thế nào về sự tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam trong những năm tới và TMĐT sẽ có tác động thế nào đến lĩnh vực logistics?

Rất khó để đưa ra một con số dự báo chính xác về mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam nhưng có thể khẳng định rằng thị trường rất tiềm năng. Cụ thể, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận công nghệ mới cao, tỷ lệ tăng trưởng GDP cao và ổn định… sẽ là tiềm năng lớn cho thị trường TMĐT. Từ đó, có rất nhiều con số dự báo khác nhau về tăng trưởng TMĐT của Việt Nam được các chuyên gia đưa ra như: Tốc độ tăng trưởng bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam 35%/năm, các doanh nghiệp chuyển phát sẽ tăng trưởng 62-200% và dự kiến doanh thu của thị trường TMĐT sẽ tăng trưởng từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD trong 4 năm tới… Và thực tế đã cho thấy hàng loạt các tên tuổi lớn của quốc tế như Alibaba, JD.com hay Tencen đều đã đầu tư vào Việt Nam. Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước như FPT, Vingroup… cũng đầu tư mạnh mẽ cho một số trang TMĐT của mình.

Với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, logistics cho TMĐT cũng sẽ tăng trưởng hơn bởi khối lượng hàng hóa được vận chuyển sẽ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ngành này ở Việt Nam hiện còn rất non trẻ vì các doanh nghiệp đang hoạt động mới chỉ chuyển từ logistics truyền thống sang logistics TMĐT nên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Vậy thách thức đặt ra cho logistics trong TMĐT là gì, thưa ông?

Theo tôi, thách thức lớn nhất hiện nay chính là các quy định về giao thông thường xuyên thay đổi, thủ tục hành chính phức tạp, nhiều quy định cấm đã có từ lâu nhưng không thực sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường. Thứ hai, đối với phương tiện vận chuyển không đa dạng, thiếu, giá thành cao, chủ yếu là giao hàng bằng xe máy, hiệu quả thấp khiến cho chi phí đầu tư và vận hành cao. Vấn đề nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm hiện được đánh giá là một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp logistics đau đầu bởi các nhân lực chủ yếu vừa làm vừa học, thiếu kiến thức nền tảng về logistics. Mức độ cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty trong thị trường của công ty mới ngày càng cao.

Một thách thức lớn nữa phải kể tới là vấn đề thanh toán bằng tiền mặt. Việt Nam hiện sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, rủi ro khi nhân viên giao nhận phải mang theo một lượng tiền mặt rất lớn, thêm vào đó, tỉ lệ giao hàng không thành công khi khách hàng không chấp nhận gói hàng đã đưa đến hoặc hủy đơn hàng trước khi được giao. Cuối cùng là vấn đề công nghệ. Theo tôi nhận thấy, việc ứng dụng công nghệ trong e-Logistics còn thấp, phần nhiều mới chỉ là các hoạt động thủ công dẫn tới sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng tăng trưởng.

Tất cả những thách thức kể trên đã kéo theo chi phí cho logistics tại Việt Nam bị đội lên cao và chiếm khoảng 30% doanh thu của doanh nghiệp. Nếu chúng ta giảm được chi phí này thì không chỉ các doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng đều rất có lợi.

Theo ông, để logisitcs cho TMĐT phát triển thì doanh nghiệp và nhà nước cần làm gì?

Theo tôi, từ phía các doanh nghiệp e-logistics phải đầu tư vào công nghệ theo hướng tự động hóa, nâng cao năng lực vận hành. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng kinh nghiệm từ các nước có TMĐT và e-logistics phát triển. Một điểm rất quan trọng là đầu tư phát triển con người, các công ty sẽ phải phối hợp với các trường đại học đào tạo chuyên sâu vào e-logistics và chúng tôi sẽ làm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tự nghiên cứu phát triển và đa dạng hóa phương tiện vận chuyển theo hướng thân thiện môi trường.

Về phía vĩ mô, tôi cho rằng Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT và e-logistics như hóa đơn chứng từ hàng hóa đi đường, các quy định quản lý giao thông. Tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ tự động, phát triển các phương tiện “xanh” phù hợp với e-logistics. Đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ để thanh toán điện tử được triển khai rộng rãi, hạn chế giao dịch tiền mặt.

Việt Nam cần xóa bỏ nhiều rào cản để logistics cho thương mại điện tử phát triển
Xe điện được LEL Express đưa vào sử dụng để giao hàng

Về phía LEL Express sẽ giải quyết bài toán này như thế nào, thưa ông?

Dưới tốc độ phát triển của TMĐT hiện nay, thay vì tuyển một số lượng nhân viên giao hàng gấp đôi, chúng tôi tìm một phương tiện có thể xử lý lượng hàng hoá gấp đôi, gấp 3 lần. Theo đó, chúng tôi đã phát triển và thử nghiệm mô hình giao hàng bằng xe điện từ năm 2017 và đạt được những thành quả ấn tượng trong thời gian thử nghiệm. Cụ thể, thùng hàng lớn giúp chứa nhiều hàng hơn, đặc biệt là hàng cồng kềnh chiếm nhiều diện tích; tiết kiệm thời gian quay về kho soạn, lấy hàng; từ đó đẩy nhanh tiến độ giao hàng cho khách. Sau quá trình thử nghiệm, tổng thời gian tiết kiệm trung bình là 3 tiếng. Trên cơ sở thử nghiệm thành công, LEL Express chính thức đưa vào vận hành phương tiện xe đạp điện này, đồng thời tiếp tục nghiên cứu nâng cấp hệ thống sạc năng lượng mặt trời cho xe đạp điện và phát triển các phương tiện khác như xe đạp điện ba bánh, bốn bánh nhằm giúp nâng cao năng suất giao hàng nhưng không làm ảnh hưởng đến giao thông và môi trường.

Xin cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN
“Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới”
Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc về logistics
Logistics và thương mại điện tử: "Bắt tay" phát triển
Mai Ca (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động