Vì sao hàng giả, hàng nhái vẫn “sống khỏe”?

Thủ đoạn làm giả tinh vi, chính sách còn nhiều kẽ hở, lực lượng chức năng chưa tìm được “tiếng nói chung”, doanh nghiệp chỉ lo sản xuất, tiêu thụ nhưng không “mặn mà” với việc bảo vệ quyền lợi của mình…là những cơ sở để hàng giả, hàng nhái vẫn “sống khỏe”.

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của tội phạm hàng giả, hàng nhái”!

Đó là dẫn chứng từ một số ý kiến mà ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trình bày tại Hội thảo hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng vừa diễn ra tại TP.HCM. Nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng hàng giả, hàng nhái vẫn “sống khỏe” được “mổ xẻ”, đồng thời các biện pháp khắc phục hạn chế cũng được một số ban ngành đưa ra. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu các giải pháp ấy có mang lại hiệu quả?

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Trước vấn đề này ông Lê Thế Bảo nhìn nhận, có thể nói hàng giả, hàng nhái là vấn nạn của tất cả mọi quốc gia trên thế giới và ngày một gia tăng. Qua đó cho thấy nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng nghiêm trọng mà như một số ý kiến đánh giá rằng “thế kỷ 21 là thế kỷ của tội phạm hàng giả, hàng nhái”.

“Ở Việt Nam, nạn hàng giả, hàng nhái cũng rất phổ biến, cả ở thành thị và nông thôn. Mặt hàng làm giả, làm nhái cũng hầu như phủ khắp tất cả các loại sản phẩm từ bình dân đến cao cấp; từ những mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, hàng điện tử, nội thất… đến những mặt hàng ăn uống, chăm sóc sức khỏe như thuốc, bánh kẹo, rượu bia…; thậm chí giống cây trồng, phân bón, hộ chiếu, con dấu… cũng bị làm giả. Hiện nay tốc độ làm giả rất nhanh, trước đây, một sản phẩm bị làm giả thường phải mất 6-7 tháng, thì hiện nay thời gian làm giả chỉ mất khoảng 1 tháng, kỹ thuật, thủ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi; làm giả không chỉ ở trong nước mà còn đặt hàng ở nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam tiêu thụ” – Ông Bảo đánh giá.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đánh giá, hàng giả, hàng nhái là vấn đề nan giải của toàn xã hội, nó ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, là kẻ thù của doanh nghiệp. Đáng báo động là việc người tiêu dùng bị lừa, thậm chí nhiều trường hợp còn “tiền mất tật mạng”, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Ông Minh cho biết thêm, hiện nay thực trạng xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp xảy ra với mọi loại hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là hàng hóa đã qua đăng ký, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Không chỉ bán hàng giả, những kẻ lừa đảo còn lấy đích danh Công ty, địa chỉ, điện thoại chăm sóc khách hàng, làm giả con dấu và thực hiện hàng loạt chương trình khuyến mãi “ảo” để dụ dỗ người dân vào tròng.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Quả lý thị trường (QLTT) TP.HCM, trong tháng 4/2015 đơn vị này đã phát hiện 41 vụ vi phạm, thu giữ gần 30.000 sản phẩm đối với mặt hàng mỹ phẩm có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật, Pháp. Những sản phẩm này không có hóa đơn chứng từ, bày bán tại các cửa hàng trên phố và sạp mỹ phẩm ở các trung tâm thương mại. Đồng thời, lực lượng QLTT đã xử phạt vi phạm hành chính 480 vụ, thu nộp ngân sách trên 5,1 tỉ đồng (gồm tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu), tăng hơn 136% so với tháng trước.

Giải pháp nào đẩy lùi được nạn hàng giả, hàng nhái?

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Lực lượng QLTT kiểm tra một công ty sản xuất giả, nhái các loại khăn giấy ướt, mỹ phẩm tại quận Bình Tân.

Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận, ngoài nguyên nhân chính khiến hàng giả, hàng nhái lộng hành là do những người làm ăn bất chính, hám lợi thì còn do chính các DN, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.

Cụ thể, các DN có sản phẩm bị làm giả, làm nhái đã không công bố do sợ ảnh thưởng đến uy tín sản phẩm, sợ người tiêu dùng hoang mang, sợ các đối tượng làm giả sau khi biết được sẽ làm giả, nhái tinh vi hơn. Người tiêu dùng vẫn còn mang tâm lý ham của rẻ hoặc tin vào những lời quảng cáo “có cánh”, không tìm hiểu xuất xứ sản phẩm..

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, tuy đã có luật sở hữu trí tuệ nhưng việc hướng dẫn, thi hành còn quá chậm, thiếu đồng bộ, chậm đi vào đời sống. Việc xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe, trong khi lợi nhuận thu thu được từ việc làm hàng giả hàng nhái rất lớn nhưng số tiền phạt thì quá nhỏ.

Từ những hạn chế trên, nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, Chủ tịch Hội DN TP.HCM kiến nghị, cần có biện pháp chế tài thật nặng với đối tượng vi phạm, quy định kiểm soát các thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thông phải được siết chặt…

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Chế tài xử lý các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái còn quá nhẹ, trong khi lợi nhuận thu được từ việc làm phi pháp này cực "khủng".

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho rằng: “DN phải đóng vai trò là lực đẩy, chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hàng giả, hàng nhái của chính các DN trên thị trường, cũng như hỗ trợ thông tin nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng, các lực lượng thực thi, để công cuộc chống hàng giả, hàng nhái không chỉ của riêng các cơ quan chức năng mà là sự chung sức của DN và người tiêu dùng...”

“Để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trước hết cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng hàng giả, hàng nhái. Khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến việc tìm đến những đại lý phân phối chính thức hay tìm hiểu kỹ về sản phẩm khi mua sắm sẽ góp phần thu hẹp “đất sống” của những cá nhân, tổ chức sản xuất hàng giả, hàng nhái. Hiện nay, chúng ta có 35 Nghị định liên quan đến hàng giả, hàng nhái và chất lượng sản phẩm; 7 cơ quan thực thi về chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ,… Bởi vậy, các cơ quan thực thi cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp chống lại nạn hàng giả, hàng nhái” – Ông Bảo chia sẻ.

Theo Dân trí
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Hai nước Việt Nam - Lào vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác, tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) vừa bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa thu giữ 300 sản phẩm là quần áo vi phạm tại hộ kinh doanh Khánh Ly Boutique (xã An Phước, huyện Tân Hồng).
Thanh Hóa: Tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Thanh Hóa: Tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh vừa tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Cartier, Hermes, Chanel, Bvlgari, Louis vuitton.
Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024

Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động