Vĩnh Long cần gia nhập nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2018 với chủ đề “Chủ động hợp tác phát triển bền vững” diễn ra ngày 27/3.
Vĩnh Long cần gia nhập nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
UBND tỉnh Vĩnh Lomg trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án

Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến

Là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ 2 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa thích hợp cho không chỉ nuôi trồng thủy sản, trồng lúa mà cả nhiều loại trái cây ăn quả giá trị cao, Vĩnh Long có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Mỗi năm địa phương này sản xuất 1 triệu tấn lúa, nửa triệu tấn trái cây và 200 ngàn tấn thủy sản. Đây là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực chế biến nông sản.

Giới thiệu về tiềm năng của vùng đất này, ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết, sản xuất lúa ở Vĩnh Long hiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và chế biến. Vĩnh Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn thứ 2 ở khu vực ĐBSCL và các vùng chuyên canh trái cây đặc sản được canh tác theo quy trình an toàn, chất lượng nổi tiếng như: bưởi năm roi, cam sành. Bên cạnh đó, Vĩnh Long còn là địa phương có vùng nguyên liệu khoai lang lớn nhất cả nước với diện tích trồng hàng năm từ 10-12 ngàn ha.

Bên cạnh đó, Vĩnh Long đã hình thành một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như giày da, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, bia, thức ăn chăn nuôi… Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng quy mô trên 386 ha, trong đó 71% diện tích đã được các doanh nghiệp thuê để đầu tư.

Vĩnh Long cần gia nhập nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
Lễ Ký kết tiểu vùng duyên hải phía Đông gồm 4 tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh

“Tỉnh đang triển khai thủ tục, kêu gọi đầu tư 3 khu công nghiệp đã được Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch là: Khu công nghiệp Đông Bình với diện tích 350ha; Khu công nghiệp An Định với diện tích 200ha và Khu công nghiệp Bình Tân với diện tích 400ha” – ông Nguyễn Văn Quang chia sẻ.

Hiện Vĩnh Long tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ, du lịch; các dự án hạ tầng công nghiệp…

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và hợp tác đầu tư, trên tinh thần các bên cùng có lợi. Trong số những dự án đầu tư vào tỉnh, có nhiều dự án mang tính động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động.

Tại hội nghị này, UBND tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án vào tỉnh cùng tổng vốn đầu tư 23.903 tỷ đồng; trao Giấy Chứng nhận Đăng ký đầu tư cho 11 nhà đầu tư với tổng vốn trên 3.144 tỷ đồng; trao Biên bản ghi nhớ MOU với 13 nhà đầu tư cùng tổng vốn gần 17.719 tỷ đồng.

Lễ Ký kết tiểu vùng duyên hải phía Đông gồm 4 tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, nhằm liên kết hợp tác để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh cũng được diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các Bộ, ngành.

Tập trung xây dựng môi trường kinh doanh

Phát biểu tại hội nghị, TS.Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) – đánh giá, những năm qua, chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh của Vĩnh Long đã cải thiện, song chưa ổn định, các dự án đầu tư vào tỉnh có quy mô chưa lớn. Chính vì vậy, hội nghị được coi là bước ngoặt để địa phương vừa giới thiệu thu hút đầu tư, vừa lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

TS.Nguyễn Đình Cung nêu ý kiến, tỉnh cần thành lập ngay Trung tâm Xúc tiến, hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án đầu tư và phát triển doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; chọn một Phó chủ tịch có tư duy mới, năng động, sáng tạo và thân thiện với kinh doanh phụ trách, thậm chí trực tiếp kiêm giám đốc trung tâm. Quan trọng hơn, sau hội nghị, tỉnh phải triển khai thực hiện các kết quả theo phương châm bám sát các doanh nghiệp nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện các cam kết. Đối với các dự án đã ký giấy chứng nhận đầu tư thì cần triển khai ngay. “Quá trình này nếu để kéo dài từ 1-3 năm thì làm ngắn đi cơ hội của các nhà đầu tư”- TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế – xã hội mà tỉnh Vĩnh Long đã đạt được. Thủ tướng cho rằng, để phát huy thế mạnh, tỉnh cần tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, du lịch.

Khái quát về tiềm năng của Vĩnh Long qua các câu thơ: “Vĩnh Long cây trái xum xuê/Sông ngòi chằng chịt, bốn bề đồng xanh”, Thủ tướng cho rằng tỉnh còn có nhiều tuyến quốc lộ đi qua và giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thành tuyến cao tốc Sài Gòn-Trung Lương-Cần Thơ, nghiên cứu tuyến cao tốc Cần Thơ tới Cà Mau cũng như các loại hình giao thông khác. Vĩnh Long “địa lợi”, đất lành là như thế - Thủ tướng nói.

Cho rằng những thành tích vừa qua của Vĩnh Long là đáng khích lệ, Thủ tướng nhìn nhận, chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh đã theo sát chỉ đạo của Chính phủ, đó là quan tâm phát triển cả số lượng, chất lượng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khi nhiều hợp tác xã kiểu mới ra đời, phát triển tại Vĩnh Long.

Gợi mở tầm nhìn cho Vĩnh Long, Thủ tướng đề nghị tỉnh phấn đấu trong thập niên tới đưa Vĩnh Long trở thành một tỉnh phát triển năng động hàng đầu của cả nước, với quy mô nền kinh tế và thu nhập của người dân tăng gấp 4 lần; có mô hình phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên nền tảng nông nghiệp thông minh và du lịch sinh thái. Đây là những thế mạnh riêng có của Vĩnh Long, điều mà không phải tỉnh nào cũng có được.

Muốn hiện thực hóa tầm nhìn này, theo Thủ tướng, Vĩnh Long cần đặt mục tiêu gia nhập vào nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, hiện nay có Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Vĩnh Long cần gia nhập nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo

Theo Thủ tướng, muốn đón được nhiều nhà đầu tư lớn cần thực hiện những điều kiện gồm: Các cấp chính quyền cầu thị, lắng nghe, đổi mới và hành động để sẵn sàng tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp; chính quyền kỷ cương, kiến tạo, liêm chính, hành động, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, cần có cơ sở hạ tầng điện nước, giao thông hiện đại, phù hợp với quy hoạch phát triển.

Vĩnh Long cần nâng cấp chất lượng giáo dục, đưa lên tốp đầu cả nước trong thập niên tới, tạo cảm hứng và bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác. Phải tích hợp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Cần vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất nông nghiệp, giải quyết căn cơ vấn đề tiếp cận vốn của nông dân.

Nhấn mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng đưa ra khái niệm liên kết 6 nhà: Nhà nông-nhà nước-nhà đầu tư-nhà băng-nhà khoa học-nhà phân phối và nhấn mạnh “làm ra nhiều mà không có thị trường, không có nhà phân phối thì không thành công”.

Chứng kiến nhiều nhà đầu tư cam kết số vốn đầu tư lớn vào Vĩnh Long, Thủ tướng nêu rõ: Cam kết phải đi đôi với làm, không triển khai chậm trễ, không để tình trạng “ký kết thì rầm rộ, số lượng nhiều nhưng triển khai chẳng được bao nhiêu”. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm phải thu hồi các dự án không triển khai và xem xét những dự án triển khai kéo dài; bảo đảm tính bền vững trong đầu tư với 3 trụ cột hiệu quả kinh tế-môi trường bền vững-xã hội hài hòa, tiến bộ.

“Tôi tin tưởng chính quyền Vĩnh Long sẽ tiếp tục bám sát, theo đuổi tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư” - Thủ tướng kỳ vọng sau hội nghị này, Vĩnh Long sẽ là điểm lý tưởng để các nhà đầu tư đến làm ăn và các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được các cơ hội, cảm nhận được Vĩnh Long đang chuyển mình mạnh mẽ.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định, tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, giữ môi trường hòa bình để các nhà đầu tư yên tâm.

Nhân dịp lãnh đạo nhiều địa phương vùng ĐBSCL tham dự Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, ĐBSCL nói chung phải xác định triết lý phát triển dựa trên 3 trụ cột. Một là, giữ vững màu xanh và phát triển xanh, không giữ được môi trường thì ĐBSCL không còn là kho báu. Hai là, chú trọng hơn nữa nguồn vốn con người, đây cũng là động lực để vươn lên khi nguồn nhân lực hiện là điểm nghẽn trong phát triển vùng. Ba là, phát huy tính kết nối, liên kết vùng.

Vĩnh Long cần gia nhập nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
Thủ tướng thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm của Vĩnh Long

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Vĩnh Long phải khắc phục cho được các tồn tại, bất cập như có tiềm năng lớn nhưng phát triển dưới mức tiềm năng. Đặc biệt, doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, bình quân 405 người dân mới có 1 doanh nghiệp, gấp 2,7 lần so với bình quân cả nước. Điều này cho thấy môi trường cho phát triển doanh nghiệp tại chỗ còn nhiều khó khăn và cả nhà đầu tư chưa thấy hết tiềm năng, lợi thế nơi đây để đầu tư nhiều hơn. Mục tiêu chiến lược hàng đầu của Vĩnh Long là phải phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về vốn và công nghệ, có tầm nhìn thấu suốt các tiềm năng, điều kiện độc đáo của Vĩnh Long để cùng hợp tác phát triển.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khánh thành công trình nâng cấp Bệnh viên đa khoa tỉnh Vĩnh Long có tổng mức vốn đầu tư trên 968 tỷ đồng. Tại đây, Thủ tướng đồng ý dành khoản vay ODA giai đoạn 2 từ Chính phủ Áo để đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện. Buổi chiều, Thủ tướng tới dự lễ công bố và đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã Bình Minh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Dương - Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động