70 năm chuyến đi lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì một nước Việt Nam thống nhất

Cách đây tròn 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một chuyến đi lịch sử sang Pháp - một quốc gia mà trước đây đã cai trị đất nước Việt Nam. Chuyến đi đó diễn ra trong một bối cảnh lịch sử phức tạp và đầy thách đố với nền độc lập của dân tộc Việt Nam vừa giành được chưa đầy một năm tuổi.
Vì một nước Việt Nam thống nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh (thứ 2 từ trái sang) tại sân bay Le Bourget (22/6/1946), chuẩn bị gặp gỡ bà con Việt kiều và các bạn bè Pháp tập trung chào mừng phái đoàn Việt Nam - Ảnh: T.L

I. Trở lại Đông Dương trong tư thế của một quốc gia trong Đồng minh, nhưng một bộ phận trong chính giới nước Pháp vẫn còn mơ tưởng đến một nước Pháp có những lãnh thổ ở ngoài châu Âu - nguồn lực giúp nước này hồi phục như sau Đại chiến thứ nhất. Vì thế, họ vẫn muốn tìm mọi cách để phủ nhận nền độc lập mà người Việt Nam đã tự mình giành lại được cũng trong tư thế của một “đồng minh” với lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít Nhật. Những thế lực nặng óc thực dân cực đoan này tìm mọi cách bóp chết nhà nước Việt Nam Độc lập mà Hồ Chí Minh đã thành lập chỉ với một luận điệu: Không thể chấp nhận một lãnh tụ cộng sản đứng đầu và tìm mọi cách để tách “thuộc địa” Nam kỳ ra khỏi phần còn lại của nước Việt Nam (Trung và Bắc kỳ) - vốn được thực dân coi là xứ “bảo hộ”.

II. Đặt lợi ích quốc gia và thành quả cuộc cách mạng của toàn dân lên trên hết, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (11/1945), Quốc hội sẵn sàng bổ sung 72 đại biểu thuộc các đảng phái “đối lập” không qua bầu cử, trong Chính phủ có thành phần của nhiều đảng phái tham gia… Và hơn thế, bằng một “Hiệp định sơ bộ” ký ngày 6/3/1946, Việt Nam chấp nhận là “một quốc gia tự do trong Khối Liên hiệp Pháp”, còn nền độc lập hoàn toàn sẽ được thực hiện theo một lộ trình do hai quốc gia thỏa thuận. Sau sự đổ vỡ của Hội nghị Đà Lạt bàn về tương lai quan hệ giữa 2 nước, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm với tư cách là khách của nhà nước, đồng thời với một đoàn đại biểu Việt Nam (do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn) để tiếp tục cuộc đàm phán ở Fontainebleau.

Ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam rời Hà Nội trên phi cơ của Pháp tới Paris. Vào thời điểm đó, nước Pháp đang khủng hoảng nội các nên mãi đến ngày 22/6/1946, đoàn Việt Nam mới tới Paris. Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón tiếp với những nghi thức trang trọng, nhưng cuộc đàm phán Việt - Pháp thì bế tắc, chủ yếu vẫn chỉ vì nước Pháp chưa muốn từ bỏ cái thuộc địa tưởng chừng đã phải là dĩ vãng, nhưng vẫn hiện diện.

III. Sau vài tuần làm thượng khách của Chính phủ Pháp, tiếp xúc với giới lãnh đạo quốc gia, thực hiện mọi nghi thức ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thực hiện một việc làm hy hữu trong lịch sử ngoại giao quốc tế là tiếp tục lưu lại ở nước Pháp như một chính khách để tiến hành “vận động hành lang” cho quan hệ 2 nước nói riêng và cho một triển vọng hòa bình, tránh một cuộc chiến tranh không cần thiết mà cốt lõi của nó là phải đập tan âm mưu của các phần tử “diều hâu” trong chính giới Pháp muốn tách Nam bộ ra khỏi “cơ thể” tổ quốc Việt Nam.

Từ khách sạn Royal Monceau sang trọng mà nước chủ nhà bố trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh dọn về nhà của một người bạn, vốn là một chiến sĩ kháng chiến chống phát xít nổi tiếng của nước Pháp ở vùng ngoại vi. Tại đây, người đứng đầu nhà nước Việt Nam tiến hành các cuộc tiếp xúc rộng rãi với mọi tầng lớp xã hội của nước Pháp, với đông đảo bà con Việt kiều và nhiều đại biểu đến từ các xứ thuộc địa của Pháp và nhiều nước thực dân khác. Đọc lại những tập nhật ký của những người đi theo, có thể thấy dày đặc một chương trình tiếp khách của vị Chủ tịch nước Việt Nam, từ các quan chức cao cấp và chính khách đương nhiệm của nước Pháp đến các cựu Thủ tướng, Đô đốc, các cựu Toàn quyền Đông Dương (A.Sarraut, A.Varenne…) cho đến các nghệ sĩ lớn, trong đó có Pablo Piacasso và Ilya Erenbourg, các đại diện tổ chức phong trào dân tộc châu Phi, các chính đảng, các tổ chức chính trị xã hội của nước Pháp trong đó có Đảng Cộng sản…

Tất cả chỉ nhằm tạo lập mối quan hệ tích cực với nước Pháp và tránh một cuộc xung đột không đáng có. Quan điểm ấy là nhất quán và thể hiện trong tất cả những phát biểu chính thức trước các quan khách nhà nước Pháp, trong các cuộc tọa đàm với chính giới Pháp, trong các bài trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế và ngay cả trong những trao đổi cá nhân với những người dân Pháp. Trên đường về nước trên tàu Dumont dUrville, trả lời bức thư của một bà mẹ Pháp có con đi lính đang có mặt trên chiến trường Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ: “Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cùng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Chúng ta có cùng một mục đích giống nhau là dân chủ. Chúng ta cậy nhờ lẫn nhau, người Việt Nam chúng tôi cũng yêu mến nước Pháp và những người Pháp bạn hữu, chúng tôi bảo đảm quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam. Nhưng chính vì để thực hiện sự hợp tác bình đẳng và hữu nghị ấy, chúng tôi quyết dùng tất cả sức mình để giành được nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi… Theo tinh thần bốn bể là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như thanh niên Việt Nam. Đối với tôi sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau” (1).

IV. Ngày 18/9/1946, Hồ Chí Minh rời nước Pháp xuống tàu ở bến cảng Toulon sau khi đã ký một tạm ước với Bộ trưởng M.Moutet vào rạng sáng ngày 14/9/1946, nhằm kéo dài thương lượng và ngăn cản chiến tranh bùng nổ sau khi cuộc đàm phán ở Fontainebleau tan vỡ. Mãi đến ngày 21/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đặt chân lên bến cảng Hải Phòng sau gần 5 tháng xa tổ quốc, kết thúc chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của nguyên thủ nước Việt Nam độc lập - chuyến đi lịch sử cách nay đúng 70 năm.

V. Sau này, Jean Sainteny - viên chức đại diện Chính phủ Pháp tháp tùng chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong phần kết của chương sách viết về chuyến thăm này, trong cuốn sách Histoire dune paix manquée (Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ) đã thừa nhận rằng, khi chia tay với những “công binh” người Việt (lính thợ ở Thế chiến II) đang có mặt ở thành phố Marseille, trong khi các nghị sĩ cộng sản hô hào chống đối chính phủ Pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mềm mỏng bày tỏ sự mong muốn giữ được mối quan hệ hữu hảo với nước Pháp để tránh đổ máu. Ký ức của một công binh khi đó - người sau này nổi tiếng là danh họa Lê Bá Đảng - cho biết, Hồ Chủ tịch không khuyến khích những công binh này về nước “đánh giặc” mà khuyên họ ở lại học nghề phục vụ cho nước Pháp và khi cần sẽ trở về xây dựng tổ quốc với hy vọng rằng quan hệ Việt - Pháp không thể là chiến tranh.

Nhưng cuối cùng thì chiến tranh vẫn nổ ra… Để rồi gần một nửa thế kỷ sau khi cuộc chiến ấy khởi động, gần bốn thập kỷ sau khi cuộc chiến ấy kết thúc, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đến thăm Việt Nam (1993) đã nhắc lại chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1946 với lời đánh giá đầy tiếc nuối rằng, vào thời điểm đó, nước Pháp đã không có người đối thoại với những thiện chí của Hồ Chí Minh. Nhà nước Việt Nam độc lập ngay từ đầu đã xác lập chính sách đối ngoại của mình là “Mong muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây sự với ai cả”.

VI.70 năm trước là vậy, giờ đây và mãi mãi vẫn là vậy!

(1) Thư gửi bà Chossis trong Hội Liên hiệp phụ nữ Pháp, 22/9/1946

Nhà sử học - Dương Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động