Phiên họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV:

Ưu tiên nhưng phải đảm bảo công bằng!

Hôm nay (21/2), cho ý kiến về việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành song lưu ý, cần làm rõ các tiêu chí ưu tiên.
Ưu tiên nhưng phải đảm bảo công bằng!

Suất đầu tư đối với các xã vùng ĐBSCL cao hơn trung bình cả nước

Tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị bổ sung đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng trình bày cho biết, tổng số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực này là 1.280 xã.

Hết tháng 1/2017, cả vùng có 305 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó 261 xã (20,39%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (thấp hơn bình quân chung của cả nước 26,45%); 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 644 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 194 xã đạt từ 5-9 tiêu chí;...

Báo cáo cũng cho biết, mặc dù đến nay chưa có kết quả chính thức đánh giá chi tiết về suất vốn đầu tư bình quân của từng vùng, miền trên cả nước, tuy nhiên, qua lấy ý kiến của một số Bộ và qua kết quả thẩm định và đánh giá kết quả đầu tư các công trình hạ tầng của các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình công cộng bình quân của mỗi công trình tại khu vực này cao hơn nhiều so với suất vốn đầu tư bình quân của cả nước do Bộ Xây dựng công bố.

Từ những số liệu và đánh giá trên, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 1.244 xã (trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn) thuộc 12 tỉnh vùng ĐBSCL (không bao gồm 36 xã của TP. Cần Thơ do địa phương này tự cân đối được ngân sách) vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương theo nguyên tắc phân bổ quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015.

Thẩm tra Tờ trình này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu quan điểm, việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực ĐBSCL là cần thiết, góp phần khắc phục khó khăn về đặc thù địa lý, khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ rõ, trong tổng số 1.280 xã thuộc khu vực ĐBSCL thì có tới 544 xã (chiếm 42,5%) có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn; 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 44 xã đạt 19 tiêu chí nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết 100/2015/QH13, các xã này đã là nhóm xã được ưu tiên trong phân bổ vốn ngân sách Trung ương. Nhưng nếu bổ sung tất cả các xã này vào đối tượng đặc thù thì sẽ dẫn đến tình trạng trùng lắp trong áp dụng chính sách. Do đó, Chính phủ cần rà soát, phân loại và chỉ đề xuất bổ sung đối tượng đặc thù đối với các xã ngoài nhóm xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Phải đảm bảo tính thuyết phục, công bằng

Trong phần thảo luận, dù số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Trung ương như Tờ trình của Chính phủ, song vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí ưu tiên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu, cần làm rõ những xã nào, vùng nào cần hỗ trợ và hỗ trợ bao nhiêu. Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại và tiếp tục xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu vấn đề, trong khi Chính phủ đề nghị bổ sung 1.244 xã nhưng Báo cáo thẩm tra lại đề nghị chỉ xem xét 961 xã vào nhóm ưu tiên. Như vậy, “Giữa Chính phủ và các cơ quan Trung ương đã thống nhất chưa? Sau khi ban hành rồi, có đề nghị bổ sung tiếp hay không?” - Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nêu câu hỏi.

Đồng quan điểm, Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Túy cho rằng, để bảo đảm tính công bằng và có cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Chính phủ cần có đánh giá tổng thể về các chi phí xây dựng nông thôn mới giữa các vùng trước khi đưa ra đề xuất tổng thể chung đối với các địa phương có khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động