Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức

Trên cơ sở đạt được từ kết quả phòng chống tác hại thuốc lá, từ đầu năm đến nay nhiều bộ ngành, địa phương cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nội dung hiệu quả tránh hình thức, phong trào.
Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức
Những hội thi về tác hại thuốc lá có tác động rất tích cực

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ PCTHTL cho biết, trong những năm qua đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi các quy định của nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công nhân viên cũng như các đối tượng khác trong xã hội về tác hại thuốc lá; hướng tới mục tiêu giảm nhu cầu, giảm số lượng người hút thuốc lá; bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Đơn cử như năm năm 2015, tại các tỉnh/thành phố đã có hơn 1.000 buổi truyền thông trực tiếp cho 22.673 người; hơn 400 trường trung học phổ thông, 457 trường trung học cơ sở thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên tại các tỉnh, thành phố được đẩy mạnh. Trong 3 năm qua, hơn 15.000 cán bộ chủ chốt tham gia hoạt động PCTH thuốc lá được tập huấn về thực hiện môi trường không khói thuốc.

Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được bước đầu triển khai, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện và tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về tư vấn cai nghiện thuốc lá. Tính riêng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015 tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá đã tiếp nhận hơn 10.000 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá, đồng thời tổ chức đào tạo cho hơn 800 cán bộ y tế tại 63 tỉnh, thành phố về về tác hại của thuốc lá và phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá.

Năm 2015, 2016 cũng là năm có nhiều sự kiện văn hoá, thể thao lớn tại cộng đồng đã gắn chặt với việc tuyên truyền tác hại thuốc lá như sự kiện Festival Nha Trang – thành phố biển không khói thuốc lá; Đại hội Thể thao bãi biển châu Á không khói thuốc tại Đà Nẵng; Lễ phát động các Chiến dịch xây dựng Ngôi nhà không khói thuốc; Phụ nữ xây dựng tổ ấm không khói thuốc lá do Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đại diện các Bộ, ngành, đông đảo thanh niên, sinh viên là những sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân trong cộng đồng trong thời gian qua.

Tuyên truyền tác hại thuốc lá: Cần tránh hình thức
Biểu diễn văn nghệ tại một Hội thi tuyên truyền về thuốc lá năm 2017

Theo Gs. Lương Ngọc Khuê, từ những nỗ lực tuyên truyền thường xuyên, rộng khắp đã giúp nhận thức của cộng đồng về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động tăng cao. Đơn cử như năm 2015, hơn 90% người trưởng thành tin rằng hút thuốc gây các bệnh nguy hiểm; Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm 13,3%, hút thuốc thụ động tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, tại nhà hàng giảm 4,2%, trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15%, hút thuốc thụ động tại cơ sở chăm sóc y tế giảm 5,2%.

Có thể nói, đây là kết quả rất đáng mừng vì khi có thêm hiểu biết, kiến thức sẽ giúp người hút thuốc chuyển từ ý thức sang hành động và cộng đồng cũng lên tiếng mạnh mẽ về quyền được sống trong môi trường sạch, không khói thuốc, qua đó kéo giảm tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam.

Qua theo dõi, các hình thức tuyên truyền về tác hại thuốc lá thời gian qua cũng khá đa dạng và phong phú như nói chuyện trực tiếp, tổ chức hội thi, văn nghệ, diễu hành đạp xe, phát tờ rơi, tài liệu, treo băng rôn, gắn biển báo; đăng tin bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng... tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào và hình thức. Nghĩa là làm theo nhiệm vụ chứ không xuất phát từ trách nhiệm và lợi ích chung. Việc tuyên truyền còn thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa có những hành động cụ thể với mục tiêu, thời hạn rõ ràng đối với từng ngành/nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, cách tuyên truyền chưa được linh hoạt, sáng tạo nên hiệu quả chưa cao. Ví dụ một buổi tập huấn vẫn ngồi theo kiểu lớp họp, người giảng cứ giảng còn người nghe làm việc của mình (thụ động) mà không có sự giao tiếp nào. Hay như cách tuyên truyền bằng hội thi, cuộc thi, kết hợp biểu diễn văn nghệ rất sáng tạo, sâu sắc, dễ đi vào lòng người thì chưa được nhân rộng và làm thường xuyên.

Để tuyên truyền có hiệu quả, thiết nghĩ mỗi Ban chỉ đạo PCTHTL ở cấp trung ương đến địa phương cần dựa trên những số liệu của từng nhóm đối tượng để xây dựng chương trình, nội dung, hình thức phù hợp và có mục tiêu cụ thể cho mỗi đợt tuyên truyền. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ý thức trách nhiệm vì lợi ích chung của cộng đồng.

Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động