Trung Quốc sẽ chuyển sang chính sách hai con?

Chính sách một con không còn hợp lý đối với Trung Quốc bởi gây ra tình trạng thiếu hụt lao động và gánh nặng xã hội quá lớn.

CôngThương - Trung Quốc liệu đã có đủ người? Câu hỏi này có vẻ như không hợp lý. Trung Quốc bao lâu nay vốn nổi tiếng về việc có dân số lớn nhất thế giới và đã đưa ra biện pháp khắc nghiệt để hạn chế tăng trưởng dân số.

Dù đã đông dân số, kể cả Trung Quốc và người ngoài đều kinh ngạc với hậu quả tồi tệ của chính sách một con, thế nhưng cũng nhiều khi người ta thừa nhận rằng Trung Quốc cần làm gì đó để kiểm soát tốt dân số của mình.

Con số thống kê mới công bố cho thấy Trung Quốc đương đầu với vấn đề lớn về nhân khẩu học: tỷ lệ sinh quá thấp. Con số công bố ngày 28/04/2011 dựa trên cuộc tổng điều tra tại Trung Quốc năm 2010 cho thấy tổng dân số Trung Quốc đại lục ở mức khoảng 1,34 tỷ người.

Trong giai đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng dân số khoảng 0,57%, tương đương khoảng một nửa tốc độ 1,07% trong thập kỷ trước. Số liệu cho thấy rằng tỷ lệ sinh, số lượng trẻ con mà người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có, tính trung bình trong cuộc đời của cô ta, hiện nay chỉ khoảng 1,4, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thay thế 2,1 – tỷ lệ cần thiết để dẫn đến bình ổn dân số.

Quá trình tăng trưởng chậm của kinh tế Trung Quốc nổi bật với việc dân số Trung Quốc ngày một già hóa. Hiện nay, 13,3% người Trung Quốc trên 60 tuổi, cao hơn so với con số 10,3% của năm 2000. Trong cùng thời gian trên, số trẻ dưới 14 tuổi giảm từ 23% xuống 17%.

Nếu xu thế này tiếp tục, nhóm người trẻ sẽ phải chịu gánh nặng nuôi dưỡng lớn hơn, hệ thống phúc lợi xã hội, lương hưu cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thời kỳ số lượng người trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc tăng cao nay đã qua.

Không chỉ bóp méo phân phối tuổi tác của người Trung Quốc, chính sách một con còn khiến bất bình đẳng giới trở nên lớn hơn. Số lượng các bé trai được sinh ra nhiều hơn số lượng bé gái tại Trung Quốc. Trên phương diện này, Trung Quốc không phải ngoại lệ.

Ấn Độ cũng phải giải quyết vấn đề tương tự khi không áp dụng biện pháp kiểm soát dân số chặt chẽ. Văn hóa nối dõi tông đường Trung Quốc đã khiến nhiều gia đình làm bất kỳ biện pháp nào có thể để đảm bảo sinh được đứa con trai. Trong những ngày đầu khi chính sách này được áp dụng, số lượng trẻ con bị bỏ đi sau khi sinh khá lớn. Khi công cụ siêu âm phát triển, việc phá thai theo giới tính trở nên phổ biến.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy cho đến nay chưa có biện pháp nào đủ mạnh để ngăn được xu thế tồi tệ này. Trong số trẻ em mới được sinh ra, trong năm 2010, 118 bé trai mới có 100 bé gái, cao hơn chút so với mức của năm 2000. Như vậy trong từ 20 đến 25 năm nữa, khoảng 20% nam thanh niên Trung Quốc sẽ không thể lấy được vợ và hậu quả bất ổn sẽ còn lớn hơn nữa.

Kết quả thống kê nhiều khả năng sẽ khiến căng thẳng giữa nhóm ủng hộ biện pháp kiểm soát dân số và nhóm ủng hộ nới lỏng chính sách này tại Trung Quốc tăng cao. Sự bất đồng của họ không chỉ về tương lai của chính sách mà còn về những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Ông Wang Feng, một học giả nổi tiếng tại Brookings-Tsinghua Centre for Public Policy, nhận xét mô hình nhân khẩu tại Trung Quốc đã thay đổi mạnh từ khi chính sách một con được áp dụng vào năm 1980. Tỷ lệ sinh vào năm 1950 ở mức 5,8 và đến năm 1980 còn 2,3; chỉ trên mức thay thế một chút.

Trong cùng thời kỳ trên, tỷ lệ sinh tại một số nước khác cũng giảm. Ông Wang chỉ ra khi hệ thống y tế tốt hơn và tỷ lệ trẻ bị chết khi còn nhỏ giảm đi khiến động lực muốn có nhiều con để đảm bảo ít nhất một đứa sống sót không lớn như trước.

Chính phủ Trung Quốc bác bỏ quan điểm cho rằng chính sách một con không hợp lý. Họ khăng khăng rằng nhờ chính sách này, đã hạn chế dân số tăng thêm 400 triệu và chính phủ không thể đủ tiền chi trả cho số dân trên. Ông Ma Jiantang, trưởng cơ quan thống kê Trung Quốc, cho rằng động lực tăng trưởng dân số nhanh của Trung Quốc đã được kiểm soát hiệu quả nhờ chính sách kế hoạch hóa gia đình.

Có nhiều lý giải cho việc tại sao chính phủ Trung Quốc cương quyết bảo vệ quan điểm về chính sách một con. Thứ nhất, Trung Quốc có đặc điểm riêng về dân số, không giống với bất kỳ nước nào.

Thứ hai, dù chính sách có thể chưa phát huy nhiều hiệu quả để giảm tỷ lệ sinh ngay từ ban đầu, tỷ lệ sinh hiện nay cần giữ ở mức thấp. Thứ ba, nếu biện pháp kiểm soát dân số bị bỏ đi, tăng trưởng dân số sẽ lên cao hơn.

Trên thực tế, phạm vi và mức độ áp dụng của chính sách một con khác nhau tại từng vùng ở Trung Quốc, ở khu vực miền núi, chính sách chẳng được thực hiện nhiều và dân số khu vực này không tăng vọt.

Chuyên gia Wang và các đồng nghiệp của ông tin rằng đã đến lúc cần chấm dứt chính sách một con. Mục tiêu giảm tỷ lệ sinh đã đạt được cách đây khá lâu.

Tỷ lệ sinh hiện nay, theo ông, ở dưới mức thay thế và không thể duy trì được. Đã đến lúc Trung Quốc chuyển hướng sang chính sách mới: chính sách 2 con. Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu này cho thấy rất ít hộ gia đình tại Trung Quốc muốn có nhiều hơn 2 con.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy giới học giả đang thành công trong việc khiến vấn đề trong các cuộc tranh luận của họ bớt mang tính chính trị hóa và trở nên có căn cứ hơn.

Chuyên gia Ma của Cơ quan thống kê Trung Quốc không chỉ nói đến việc kế hoạch hóa gia đình mà còn đến chính sách cải thiện tăng trưởng dân số cân bằng hơn tại Trung Quốc. Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mới đây đã nói đến sự thay đổi.

Trung Quốc sẽ vẫn duy trì tỷ lệ sinh thấp thế nhưng sẽ vẫn tiếp tục cải thiện chính sách kế hoạch hóa gia đình hiện nay. Chắc chắn chính sách khó có thể đi theo hướng người dân tự quyết định tất cả nhưng khả năng về chính sách hai con có thể xảy ra.

Theo DDDN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động