Trung Phi… một thoáng

Cuối tháng 8 vừa qua, chúng tôi có dịp được tham gia Đoàn tham quan, khảo sát thị trường tại hai nước miền Trung châu Phi là Cameroon, CH Trung Phi (RCA) do Vụ Tây Á, Nam Á và châu Phi( Bộ Công Thương) tổ chức.
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh tại Cameroon

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh tại Cameroon

CôngThương - Nói đến Cameroon nhiều người liên tưởng ngay đến “những con sư tử bất khuất”, những cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới như R.Millar trước đây và S.Eto’o hiện nay… Nước Cameroon có một nguồn gốc khá thú vị. Thế kỷ thứ XV (năm 1472) các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã đặt tên cho con sông lớn nhất và có rất nhiều tôm ở xứ này là “Dòng sông của những chú tôm” (Rio dos Cameroes) rồi sau đó, vào giữa thế kỷ XIX những Mục sư tin lành người Đức đã gọi chệch thành “KAMERUN” (từ năm 1884 thôn tính luôn, biến thành một xứ thuộc địa –“German Colony”). Cuối cùng những ông chủ thực dân Pháp (1919-1960) đổi thành CAMEROUN và thực dân Anh (1919-1961) cũng viết là CAMEROON…

Nước CH Cameroon chính thức ra đời năm 1984, sau những tên gọi khác nhau. Năm 1960: Liên bang Cameroon (1961), rồi Cộng hòa Cameroon Thống nhất (1972). So với Việt Nam, diện tích của Cameroon gần gấp 1,5 lần (hơn 475.000 km2), song dân số chỉ hơn 1/4 (gần 20 triệu người) với tổng thu nhập quốc dân chỉ hơn 1/5 (khoảng 22 tỷ USD/năm) và bình quân đầu người ở mức xấp xỉ 1.100 USD/người/năm. Năm 2010, kim ngach xuất khẩu của Cameroon đạt khoảng 4,4 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 4,9 tỷ USD…

Cameroonlà một trong sáu thành viên của khối Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (gọi tắt là CEMAC), năm thành viên khác là CH Trung Phi, Soudan, Chad, Công-gô và Công-gô Dân chủ), với đồng tiền chung là đồng Franc CFA (CFAF) có tỷ giá cố định với đồng Euros (1E = 655,95 Fr.CFAF)…

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, châu Phi không phải là địa danh quá xa lạ. Trước hết bởi sự cảm thông, gần gũi về lịch sử cùng bị thống trị bởi các thế lực thực dân cũ và mới; cùng cảnh ngộ khó khăn, nghèo đói đeo đẳng ngay từ sau khi giành lại độc lập và nhất là có cùng ước vọng, khát khao vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc mình trong trào lưu toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển…

Khác với Cameroon, CH Trung Phi còn khá lạ lẫm với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế khi nói tới hai từ Trung Phi nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa khu vực các nước ở miền trung châu Phi. Cũng như nước Lào láng giềng của Việt Nam, CH Trung Phi là nước hoàn toàn không có bờ biển, nước nằm lọt thỏm chính giữa châu Phi nghèo đói và là một trong số gần 50 nước “chậm phát triển nhất” (LDCs) của hành tinh.

Cho đến giữa thế kỷ XIX, đây vẫn là nơi chung sống của dân bản địa, như các tộc người Banda, Sara, Baya, Manjia, Mboum, Ngbadi hay Azande… Từ những năm 70 của thế kỷ XIX, bắt đầu thời kỳ “phát hiện” và xâm chiếm của các thế lực thực dân châu Âu, nhất là Pháp. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử giữa CH Trung Phi và Việt Nam là nếu như năm 1887, Pháp hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thì cùng thời gian này (năm 1889) Pháp đã chiếm được vùng Bangui (nay là Thủ đô của CH Trung Phi), rồi dần dần lấn chiếm cả xứ để lập nên cái gọi là “Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp” vào năm 1910…

Sau hơn 60 năm dưới ách thực dân Pháp, CH Trung Phi đã giành được độc lập vào năm 1960, với vị Tổng thống đầu tiên mang tên David Dacko… Tuy vậy, đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI, đất nước này vẫn còn trải qua nhiều cuộc đảo chính đẫm máu, nhiều cuộc chiến tranh sắc tộc và tranh giành quyền lực, dưới nhiều đời tổng thống khác nhau…

Có một câu chuyện khá thú vị và liên quan đến Việt Nam về đời Tổng thống Jean Badel Bocassa (1966-1979). Ông nguyên là sĩ quan cấp cao thuộc đội quân lê dương của Pháp trong chiến tranh ở Việt Nam (1946-1954) và đã có con với một người vợ Việt Nam. Lên làm Tổng thống được 10 năm sau cuộc đảo chính, năm 1976 ông quyết định xóa bỏ nền Cộng hòa và tự xưng là Hoàng đế, đổi tên nước là “Vương quốc Trung Phi”… Ông đã ra lệnh cho các thuộc hạ sang Việt Nam tìm lại tung tích của vợ, con và đã đón nhận một thiếu nữ từ Việt Nam sang, cho nhập quốc tịch, phong làm “công chúa” rồi cho ăn học tử tế ở Paris - Pháp.

Có một điều trớ trêu là, sau đó Tổng thống J.B. Bocassa phát hiện ra là đã bị… “bé cái nhầm” nên lại một lần nữa phái người sang Việt Nam tìm bằng được cô con gái thực sự. Đến nay cả hai “công chúa” nhà Bocassa đều vẫn đang sống “khỏe” tại Pháp. Có người bạn Trung Phi biết chuyện này nói đùa rằng, có một vị Tổng thống nước bạn là “con rể Việt Nam” và hai nước là “thông gia” với nhau. Một mối quan hệ hết sức đặc biệt và hiếm có trong thế giới ngày nay…(?!). Hiện nay, Tổng thống -“Hoàng đế” J. B. Bocassa vẫn là một trong sáu vị cố Tổng thống của CH Trung Phi được dựng tượng bán thân và suy tôn tại “Công viên các Tổng thống” trên đại lộ Độc lập, trục đường chính từ Trung tâm thành phố ra sân bay quốc tế của thủ đô Bangui…

Còn một chuyện nhỏ nhưng không kém phần thú vị là chúng tôi đã được gặp người Việt Nam duy nhất tại Bangui và có lẽ là cả CH Trung Phi, cụ bà Nouanga, nay đã ngoài 80 tuổi. Qua lời kể của cụ bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt đã bị quên mất nhiều vì năm tháng xa cách thì quê quán của cụ chính là ở làng Trung Tự, giờ đã thành một phường của Hà Nội. Trong chiến tranh, cụ đã phải lấy ông “tây” Trung Phi có tên là Nouanga, một sĩ quan lê dương và năm 1954 đã theo ông về nước. Có với nhau mấy mặt con, ông ra đi trước, để lại bà với đàn con và các cháu nội, ngoại khá đông. Trong số đó, người con trai cả, ông Paul Nouanga nay là Nghị sỹ Quốc hội, cô con gái tiếp theo đang là chuyên viên của Bộ Môi trường và các cháu ngoại đang tiếp tục quản lý nhà hàng chuyên các món châu Á duy nhất ở ngoại ô Bangui. Nay thì có thêm sự cạnh tranh của một nhà hàng Trung Quốc mới mở ở ngay trung tâm thành phố từ năm 2009, khi có nhiều công nhân xây dựng Trung Quốc sang thi công khách sạn 5 sao tại trung tâm Thủ đô. Cụ bà Nouanga và các con cháu đều rất vui mừng khi được gặp những người Việt sang và hy vọng quan hệ giữa hai bên sẽ ngày càng phát triển, để rồi “đại gia đình” của bà sẽ có dịp được về thăm quê cha, đất tổ bên ngoại…

So với Việt Nam, CH Trung Phi có diện tích gần gấp 2 lần (623.000 km2), song dân số chưa bằng 1/20 (hơn 4,3 triệu người), tổng thu nhập quốc dân chỉ bằng 1/50 (khoảng 2,2 tỷ USD) và bình quân đầu người chỉ bằng hơn 1/3 (khoảng 400 USD/người/năm). Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của CH Trung Phi chỉ khoảng 200 triệu USD và nhập khẩu khoảng 300 triệu USD… Thực sự chỉ từ tháng 3/2003, với việc lên nắm quyền của Tổng thống- Đại tướng Francois Bozize, người chiến thắng trong cả hai cuộc bầu cử tự do, phổ thông đầu phiếu tháng 3/2005 và tháng 2/2011 vừa qua thì CH Trung Phi mới dần lấy được hình ảnh của một đất nước yên hàn và đang đi theo con đường dân chủ…

Kỳ sau: Vài nét về kinh tế, thương mại song phương

Bùi Anh Tâm

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty Cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ.
Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 đang được gấp rút hoàn thành trước khi diễn ra lễ khai mạc sự kiện vào ngày 28/4 sắp tới.
Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt và Đà Nẵng là hai trong số những điểm du lịch trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Nhân lực du lịch Việt Nam hiện đang vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp, sức cạnh tranh yếu.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Ngày 27/4, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 và Khánh thành quảng trường biển với tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Sáng 16/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Việt Nam đã từng bước triển khai du lịch xanh, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống của con người.
Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM Hà Nội 2024) đang diễn ra sôi động, thu hút nhiều người dân thủ đô đến tham quan và "săn" tour giảm giá.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thúc đẩy liên kết, xúc tiến điểm đến, xây dựng, định vị thị trường, sản phẩm du lịch và dịch vụ mới.
Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng trọng điểm du lịch của cả nước với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và mang tính đặc thù, độc đáo.
Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 18 (ITE HCMC 2024) sẽ diễn ra từ ngày 5-7/9 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch

Nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 là thời điểm lý tưởng cho ngành du lịch phát triển, đặc biệt nếu đề xuất kỳ nghỉ này kéo dài 5 ngày sẽ là cơ hội thuận lợi để thu hút khách.
Ninh Thuận kỳ vọng hút khách từ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam

Ninh Thuận kỳ vọng hút khách từ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam

Các doanh nghiệp du lịch Ninh Thuận tiếp cận, giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch đến với du khách tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024.
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Sáng nay (ngày 11/4) chính thức khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2024), sự kiện quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Website quảng bá du lịch Việt Nam xếp vào top đầu trong khu vực

Website quảng bá du lịch Việt Nam xếp vào top đầu trong khu vực

Website quảng bá du lịch Việt Nam (vietnam.travel) đang được xếp vào tốp đầu trong khu vực, vượt qua website du lịch của Thái Lan.
Du lịch Vĩnh Long phát huy lợi thế liên kết vùng

Du lịch Vĩnh Long phát huy lợi thế liên kết vùng

Nhiều điểm đến văn hóa, du lịch đã thành công trong thu hút khách du lịch giúp tổng lượng khách đến Vĩnh Long đạt 426.557 lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng “Bền vững - Chất lượng cao - Độc đáo”.
Traveloka hợp tác Hồng Kông (Trung Quốc) để phát triển du lịch ở Đông Nam Á

Traveloka hợp tác Hồng Kông (Trung Quốc) để phát triển du lịch ở Đông Nam Á

Traveloka - nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á hợp tác với Tổng cục Du lịch Hồng Kông (Trung Quốc) để nâng cao trải nghiệm du lịch tại khu vực này.
Đề xuất lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày: Doanh nghiệp du lịch phấn khởi được “tiếp sức”

Đề xuất lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày: Doanh nghiệp du lịch phấn khởi được “tiếp sức”

Doanh nghiệp ngành du lịch đang phấn khởi và chờ đề xuất kỳ nghỉ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày được thông qua nhằm kích cầu, phục hồi du lịch trong nước.
Ẩm thực là “sứ giả” đặc biệt giữ chân du khách lâu hơn

Ẩm thực là “sứ giả” đặc biệt giữ chân du khách lâu hơn

Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong việc góp phần quảng bá hình ảnh du lịch và níu chân du khách bởi mang tới nét đặc trưng của vùng miền.
TP. Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ xanh vào phát triển du lịch

TP. Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ xanh vào phát triển du lịch

Phát huy chủ đề "Xanh trên mỗi hành trình", TP. Hồ Chí Minh khuyến khích hệ sinh thái du lịch ứng dụng giải pháp xanh, ứng dụng công nghệ để du khách tiếp cận.
Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất 2024

Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất 2024

Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) đang kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng Du lịch tốt nhất 2024 tới các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Trải nghiệm “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Trải nghiệm “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Người dân Thủ đô và du khách đã được tham quan và trải nghiệm một Sa Pa thu nhỏ giữa lòng Hà Nội trong “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động