Trao quyền quản lý vốn nhà nước cho địa phương

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho TP. Hồ Chí Minh sử dụng 67.000 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như cho phép Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc UBND TP. 

Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thành phố mà còn thể hiện sự tin tưởng, “trao quyền” thực sự, hiện thực hoá “cơ chế tài chính đặc thù” nhằm giúp TP. Hồ Chí Minh tạo nguồn lực, phát triển kinh tế.

Trao quyền quản lý vốn nhà nước cho địa phương
Trao quyền quản lý vốn nhà nước giúp TP. Hồ Chí Minh tạo nguồn lực, phát triển kinh tế

Lối thoát "khát vốn" đầu tư hạ tầng

Với thực trạng hạ tầng đô thị như hiện nay, TP. Hồ Chí Minh cần nguồn vốn khổng lồ để đầu tư đồng bộ theo nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, nếu TP huy động vốn sẽ đụng trần nợ công. Cụ thể, TP không được huy động quá 70% so với tổng ngân sách được giữ lại (năm 2017, TP được giữ lại 67.000 tỷ đồng), tức đã huy động không quá 42.000 tỷ đồng. Cho dù TP. Hồ Chí Minh huy động đụng trần thì đây vẫn là con số nhỏ bé so với nhu cầu.

Tuy nhiên, Nghị định 48 (2017) mở ra một “lối thoát”, cho phép doanh nghiệp thuộc thành phố tự vay, tự trả. Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của thành phố trong bối cảnh nguồn ngân sách khó khăn, các nguồn vốn ODA bị hạn chế, quỹ đất công còn hạn hữu và mức huy động của chính quyền cũng bị khống chế. Doanh nghiệp muốn vay được nhiều thì vốn đối ứng, vốn chủ phải nhiều... Trước thực tế này, thành phố cho phép quỹ đầu tư phát triển có thêm chức năng đại diện vốn chủ sở hữu của Nhà nước theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Khi doanh nghiệp có vốn đối ứng nhiều thì trần huy động tăng lên gấp 6 lần so với vốn chủ sở hữu. Đây là lối thoát duy nhất cho ngân sách TP trong thời gian tới.

Mô hình cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh là HFIC đã được thành phố thí điểm từ năm 2010 và được đánh giá rất tốt. UBND thành phố cũng đã có báo cáo Thủ tướng mô hình này với đánh giá rằng HFIC đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị khi bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động.

Theo HFIC, tiêu chí về các dự án được dùng nguồn tiền 67.000 tỷ đồng trên đã được xác định rất rõ. Đó là những dự án đặc thù lớn, các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh mà vượt tầm ngân sách của TPHCM đầu tư.

Trao quyền quản lý vốn ở địa phương

Nói về những cơ hội cụ thể mở ra cho TP. Hồ Chí Minh, ĐBQH Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc HFIC cho biết, ngân sách của Trung ương có giới hạn, lại phải phân bổ cho nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng vấn đề cử tri cả nước và giới tài chính mong muốn là nguồn vốn thu được từ việc cổ phần hóa không nên hòa vào nguồn ngân sách rồi “pha loãng” cho việc chi thường xuyên hay một số khoản chi khác mà nên được tập trung cho đầu tư phát triển để phục vụ dân sinh, phát triển hạ tầng đô thị.

Cụ thể hơn, tổng vốn sổ sách của các DNNN của TP. Hồ Chí Minh (gồm 54 công ty THHH MTV) khoảng 46.000 tỷ đồng, so với 1,3 triệu tỷ đồng vốn của các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ, ngành Trung ương thì chỉ chiếm khoảng 3,5%. Dù là con số nhỏ so với vốn của Trung ương nhưng nó là cánh tay nối dài của ngân sách TP. Hồ Chí Minh, là dư địa hiếm hoi của thành phố sẽ được chi vào mục đích phục vụ dân sinh. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thương về hàng không, cảng biển… nên khi được đầu tư đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật sẽ còn phục vụ cho các địa phương khác và cả nước.

Có thể nói, cùng với định hướng hình thành cơ quan chuyên trách (CQCT) quản lý vốn tại các DNNN trực thuộc trung ương, việc phân cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh quản lý các DNNN trực thuộc là phù hợp và cần thiết. Điều này vừa đảm bảo năng lực tương thích với quy mô, vừa đa dạng mô hình để học tập kinh nghiệm, đồng thời phát huy mô hình thực tiễn đã triển khai có hiệu quả là quỹ đầu tư phát triển địa phương với mục tiêu làm đòn bẩy kinh tế thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

HFIC là cơ quan quản lý vốn ở địa phương mà cụ thể là TP. Hồ Chí Minh cũng nhằm hướng tới việc dễ dàng áp dụng ở mức tối đa các nguyên tắc quản trị công ty theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đây cũng là điều kiện để thực thi các quyền của chủ sở hữu DN theo nguyên tắc thị trường và gắn với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả kinh tế. CQCT như HFIC có nhiều thế mạnh như được giao nhiệm vụ rõ ràng, có trách nhiệm xây dựng quy trình minh bạch đề cử lãnh đạo DN và chính sách đãi ngộ có tính cạnh tranh để thu hút các chuyên gia trình độ cao; thiết lập chính sách công bố thông tin hợp lý, minh bạch dựa trên hệ thống báo cáo đầy đủ; giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN.

Việc Thủ tướng đồng ý cho phép HFIC thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh không chỉ được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố... mà còn cho thấy không nên dồn hết vốn nhà nước vào một cơ quan mà nên tính đến chuyện nâng cấp những mô hình đã thành công ở địa phương.

Việc trao quyền thật sự cho TP. Hồ Chí Minh nói chung và HFIC nói riêng thể hiện niềm tin tưởng của Chính phủ. Người dân kỳ vọng việc TP. Hồ Chí Minh sau khi được phép sử dụng, quản lý nguồn lực, sẽ sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước cho mục đích phục vụ dân sinh, góp phần nâng cánh cho sự phát triển kinh tế của thành phố lớn nhất cả nước.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng ngày 23/6, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm đề xuất mong muốn Thủ tướng phê duyệt Đề án sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã được Thủ tướng đồng ý. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh đã cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác từ năm 2017 trở đi vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 67.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư công quan trọng, cấp bách. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị cho phép Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố (HFIC) chính thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại toàn bộ các doanh nghiệp thuộc UBND thành phố.

Thanh Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

Theo ADB, lãi suất trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024.
Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam bày tỏ lo lắng, việc Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ khiến họ mất ưu đãi thuế.
Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế bứt phá.
Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

BIDV triển khai gói vay vốn nhà ở với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường chỉ từ 5%/năm, thời gian vay tới 30 năm, hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn.
Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Gaw Capital Partners, công ty có vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản lớn tại Hồng Kông (Trung Quốc), đang muốn đầu tư vào lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Với việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và không ngừng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng Tuyên Quang đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản vốn mong manh của Trung Quốc bước vào năm 2024 với đà giảm giá chậm lại đối với đầu tư và doanh số bán nhà.
Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Vào ngày 19/3, Bitcoin trượt giá tới 5,7% và đang trên đà giảm lớn nhất trong hai tuần, do làn sóng bán ra tấn công tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác.
Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Xu hướng tiêu thụ vàng, từ hạt đậu vàng đến trang sức vàng, đang lan rộng khắp Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi từ Gen Z.
Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động