Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Cao Bằng

Ngày 23/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cao Bằng.

Làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn thách thức và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và củng cố, phát triển quan hệ giao lưu, hợp tác với các địa phương giáp biên của Trung Quốc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện 6 chương trình trọng tâm về: Phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp, kinh tế cửa khẩu, hạ tầng giao thông, phát triển du lịch, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và Chương trình xây dựng, phát triển thị xã Cao Bằng giai đoạn 2011-2015. Sau 5 năm thực hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 9,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 878 USD. Tổng sản lượng lương thực đạt bình quân 250.000 tấn/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35 triệu đồng/ha, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội đề ra.

Tổng Bí thư chia sẻ: Cao Bằng là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, với hơn 90% diện tích tự nhiên là đất lâm nghiệp, núi đá, sông suối, khoảng 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, có 6 huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Tuy nhiên, Cao Bằng cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế cần khai thác, phát huy, chứ không chỉ thấy toàn khó khăn. Tổng Bí thư đề nghị, nhân dịp Đại hội Đảng bộ sắp tới, Cao Bằng cần xác định rõ hướng đi cho nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Với hơn 330 km đường biên giới tiếp giáp với thị trường Trung Quốc rộng lớn, đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Cao Bằng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biên mậu, kinh tế cửa khẩu. Là quê hương cách mạng, Cao Bằng có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc... thuận lợi cho phát triển du lịch về nguồn, du lịch tâm linh. Năm 2014, doanh thu du lịch của tỉnh tăng hơn 230% so với năm 2010. Bên cạnh đó, bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước cách mạng chính là nguồn lực to lớn mà Cao Bằng cần khơi dậy, phát huy để tiếp tục phát triển vươn lên.

Trên cơ sở nhận rõ tiềm năng, lợi thế, Cao Bằng cần rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, chương trình cụ thể, cần chọn khâu đột phá để phát triển, đó là kinh tế cửa khẩu, du lịch về nguồn... Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ, nhưng cần tìm ra một số việc tập trung làm cho bằng được, đó là hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và quan trọng là cần có phải có đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần có người lo, người làm, đề ra và tổ chức thực hiện tốt công việc".

Tổng Bí thư chỉ rõ: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quốc phòng an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Cao Bằng cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng một cách bài bản, nghiêm túc, không chỉ trong nhiệm kỳ này mà nhiều nhiệm kỳ tiếp theo, phải thường xuyên kiểm điểm tự phê bình và phê bình, khắc phục, sửa chữa cho được những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm. Quan trọng là cán bộ, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, liêm khiết, có năng lực, phải quy tụ, đoàn kết được cán bộ, đảng viên.

Tổng Bí thư lưu ý Cao Bằng cần đẩy mạnh liên kết vùng, tăng cường phối hợp với các địa phương lân cận, tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Để tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, cùng với công tác văn kiện, Cao Bằng cần chuẩn bị thật tốt công tác nhân sự.

Tổng Bí thư tin tưởng, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước cách mạng, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục bứt phá vươn lên, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

* Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương, dâng hoa và trồng cây lưu niệm tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Khu di tích lịch sử Pác Bó ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động ghi vào sổ lưu niệm: Tưởng nhớ Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, quyết tâm phấn đấu thực hiện con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động