Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 2: Nhìn thẳng vào sự thật

Không thể phủ nhận những lợi ích của thủy điện như cung cấp nguồn năng lượng sạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng nước đa mục tiêu, giảm phát thải... Tuy nhiên, nhiều bất cập còn tồn tại cũng khiến cộng đồng xã hội chưa hiểu đúng về những hoạt động trong quá trình đầu tư, xây dựng, vận hành thủy điện, nhất là các thủy điện nhỏ.
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 2: Nhìn thẳng vào sự thật
Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 gây thiệt hại không nhỏ

Những tồn tại

Theo TS. Phạm Thị Thu Hà - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - việc phát triển thủy điện không hợp lý cũng gây những tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Dải đất miền Trung vốn nhỏ hẹp, địa hình hiểm trở, đất đai canh tác ít và hầu như năm nào cũng gánh chịu thiên tai như bão lũ, nắng hạn. Người dân vùng hạ lưu vốn đã nghèo lại thêm nỗi lo từ khi có các thủy điện. Vì sao?

Kể từ cuối năm 2009 đến nay, nhiều thủy điện ở khu vực miền Trung đã xảy ra sự cố. Điển hình như cuối tháng 9/2009, quy trình vận hành hồ thủy điện A Vương không hợp lý dẫn đến việc xả lũ ồ ạt gây nên trận lũ lớn tại Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hay công trình thủy điện Sông Tranh 2 do yếu tố động đất liên tục khu vực lòng hồ đã gây rò rỉ nứt trên thân đập, dù đã được xử lý nhưng người dân chưa thể an tâm. Dư luận cũng không quên 3 sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Krông 3 (Quảng Trị), Đăk Mêk 3 (Kon Tum) và Ia Krel 2 (Gia Lai) trong vòng chưa đầy 9 tháng (từ tháng 10/2012 - 6/2013)… Đến cuối năm 2016, mưa lớn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã gây ngập lụt trên diện rộng. Dù đã có chuẩn bị từ trước như hạ bớt nước hồ qua tràn, tăng cường phát điện nhưng do lượng nước thượng nguồn về các hồ thủy điện quá lớn, để bảo đảm an toàn cho hồ đập và công trình, hơn hàng chục nhà máy thủy điện, hồ thủy lợi đồng loạt xin xả lũ từ vài trăm m3/s đến trên 4.000 m3/s, thậm chí có hồ xả tới trên 7.000 m3/s.

Trước khi xả lũ, các thủy điện đều thực hiện theo đúng quy trình vận hành liên hồ/đơn hồ, đặc biệt đã thông báo bằng nhiều hình thức cho chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và nhân dân địa phương hạ lưu chủ động tăng cường các biện pháp phòng tránh, giảm bớt thiệt hại về tài sản và tính mạng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, lượng nước xả đồng loạt từ các hồ thủy điện cũng góp phần tăng thêm lượng nước ở hạ du khiến nhiều xã bị cô lập, giao thông chia cắt.

Cũng trong năm 2015-2016, do ảnh hưởng của Elnino và biến đổi khí hậu, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Nam Trung bộ bị hạn hán nặng. Hồ thủy điện thiếu nước, các dòng sông cạn kiệt khiến nhiều cánh đồng bị bỏ hoang, gia súc chết dần, người dân nhiều nơi phải chật vật mua từng can nước để duy trì cuộc sống.

Đâu là nguyên nhân?

Việc đầu tư xây dựng các thủy điện đều có tính hai mặt, chúng ta cũng cần phản ánh đúng, khách quan, trung thực nhưng thận trọng trên những lợi ích chung của đất nước và cộng đồng xã hội; thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại để có biện pháp xử lý, khắc phục nhằm quản lý thủy điện tốt hơn, phát huy những thế mạnh và hạn chế thấp nhất các thiệt hại trong tương lai.

Nguyên nhân dẫn đến các sự cố từ thủy điện, không thể không nói đến công tác quản lý nhà nước từ quá trình quy hoạch, cấp phép, kiểm tra, giám sát các nhà máy thủy điện, nhất là các thủy điện nhỏ.

Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) ghi rõ, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến... vì vậy cần phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu phụ tải cao, trong đó có thủy điện, thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo...

Từ năm 2006 trở về trước, Chính phủ phê duyệt hệ thống bậc thang trên các sông, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch dự án riêng lẻ, nhưng từ năm 2006 trở lại đây theo phân cấp, tất cả các quy hoạch thủy điện nhỏ giao địa phương phê duyệt. Sự phân cấp này được khẳng định lại tại Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 27/12/2012.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương khuyến khích phát triển nguồn điện; sự phân cấp trong quy hoạch cấp phép cùng mong muốn của địa phương là tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp, nguồn thu ngân sách... đặc biệt là có cả những toan tính lợi ích từ doanh nghiệp dẫn đến tình trạng “nhà nhà làm thủy điện”, công tác phê duyệt, quản lý chất lượng, quy trình vận hành... có phần lơ là, buông lỏng, mặc dù các quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện đã khá chi tiết từ trách nhiệm, các yêu cầu về điều tra khảo sát, đánh giá đầy đủ từ điều kiện tự nhiên - môi trường, dân sinh đến hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Qua kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng cho thấy, năng lực quản lý chuyên môn của các địa phương còn hạn chế, thiếu trách nhiệm; nhiều chủ đầu tư dự án thủy điện không đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm hoặc không chấp hành các quy định của pháp luật từ khảo sát thiết kế, thi công đến quản lý vận hành...

Kỳ III: Tương lai nào cho thủy điện?

TIN LIÊN QUAN
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Một doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng nhà máy điện rác xử lý 500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng tại tỉnh Trà Vinh.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Đồng Nai và các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tháng 4/2024.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng.

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng.

PC Sơn La diễn tập sự cố, đảm bảo cung ứng điện, ứng phó với những bất lợi và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.
Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ngành phải triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa đã họp tìm giải pháp gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống.
2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

Mặc dù đã có nhiều lần làm việc trực tiếp nhưng đến nay, 2 dự án truyền tải điện tại Long An vẫn chưa được UBND tỉnh này phê duyệt chủ trương đầu tư.
EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vừa có thông báo mời thu xếp vốn Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối theo hình thức cạnh tranh.
EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đầu tiên là bắt đầu bằng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải thực hiện 54,950 tỷ kWh, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2023.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động