Thủy điện EVN và sứ mệnh lịch sử

Với vai trò là một trong những trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được nhà nước giao đầu tư, quản lý, vận hành nhiều thủy điện lớn trên cả nước với mục tiêu tận dụng khai thác tiềm năng kinh tế - kỹ thuật các dòng sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủy điện EVN và sứ mệnh lịch sử
Hồ Thủy điện Sơn La làm tốt nhiều nhiệm vụ

Cung cấp nguồn điện năng lớn

EVN hiện đang đầu tư, quản lý, vận hành 37 thủy điện, chủ yếu là các thủy điện vừa (từ 160MW) và lớn (2.400MW) với tổng công suất nguồn chiếm trên 16.000MW, khoảng 38% của cả hệ thống điện.

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, các thủy điện của EVN đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Ở miền Bắc, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 108MW (trên sông Chảy, nhánh phải sông Lô) đã được xây dựng và hoàn thành năm 1972, nhưng do đế quốc Mỹ ném bom bắn phá nhiều lần bị hư hỏng nặng, những kỹ sư, công nhân ngành điện vừa chiến đấu vừa sửa chữa, phục hồi và sản xuất, bảo đảm cấp điện kịp thời cho hậu phương miền Bắc. Cùng với các nhà máy điện khác, Thủy điện Thác Bà đã chiếm 70% sản lượng điện của hệ thống điện miền Bắc, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây cũng là cái nôi đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân thủy điện của ngành điện cho đến tận ngày nay.

Sau khi thống nhất đất nước, ngành điện lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 1.920MW trên Sông Đà và Nhà máy Thủy điện Trị An 400MW trên sông Đồng Nai. Công trình Thủy điện Hòa Bình được coi là công trình thế kỷ xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô, đã cho thấy hiệu quả mọi mặt về trị thủy và kinh tế. Không chỉ giữ vai trò là nguồn điện chủ lực của quốc gia, thủy điện còn chống lũ và cung cấp nguồn nước tưới cho vùng trung du và Đồng bằng Bắc bộ, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, mỗi năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh địa phương Tây Bắc.

Ở phía Nam, Thủy điện Trị An khi hoàn thành cũng đã kịp thời giải quyết tình trạng thiếu điện triền miên ở vùng kinh tế năng động của cả nước với sản lượng hàng năm khoảng 2 tỷ kWh; đóng góp cho địa phương hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, hồ thủy điện đã điều tiết cấp nước, giữ mức nước chống ngập mặn ở hạ du sông Đồng Nai, trong đó có TP. Hồ Chí Minh.

Từ năm 1990 đến nay, nhất là sau Đại hội VI của Đảng, ngành điện đã vươn lên làm chủ toàn diện các dự án thủy điện, từ khâu nghiên cứu, khảo sát thăm dò, tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, giám sát thiết kế, giám sát thi công cho đến nghiệm thu, đưa công trình vào vận hành. Giai đoạn này, phải kể đến việc thi công xây dựng song song 3 công trình thủy điện lớn ở khu vực miền Trung Tây Nguyên là: Yaly (720MW) trên sông Sê San, Thủy điện Hàm Thuận (300MW) và Đa Mi (172MW) trên sông La Ngà. Tiếp đến là các công trình Thủy điện: Sông Tranh, A Vương, sông Bung. Từ năm 2000 đến nay, các công trình Thủy điện Sơn La, Lai Châu đã được thực hiện; đặc biệt là hai công trình lớn đều do người Việt Nam tự thiết kế, thi công và đã vượt tiến độ xây dựng từ 1 - 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Ban A Sơn La - cho biết: Nếu như phần lớn kỹ thuật, thi công Thủy điện Hòa Bình phụ thuộc vào sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài thì đến công trình Thủy điện Sơn La - Lai Châu, số lượng chuyên gia chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Nhờ sự phát triển của các công trình thủy điện, sản lượng điện từ thủy điện chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng cơ cấu nguồn điện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nhiều năm qua. Năm 2014, sản lượng thủy điện đạt trên 62,5 tỷ kWh, chiếm 44,4%. Trong tổng sản lượng thủy điện, sản lượng điện của hệ thống sông Đà chiếm 27,8%, sông Đồng Nai chiếm 15,9%, sông Sê San chiếm 14,1%. Năm 2016, sản lượng điện sản xuất từ thủy điện của EVN chiếm khoảng trên 30% của toàn hệ thống.

Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố có thủy điện đều đánh giá rất cao những đóng góp mà các công trình thủy điện của EVN mang lại. Ở các tỉnh thuộc Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, sản xuất điện từ thủy điện (phần lớn của EVN) đã đóng góp trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đơn cử như Thủy điện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 - 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình. Thủy điện Sơn La, Huội Quảng đóng góp cho ngân sách địa phương trên 1.000 tỷ đồng, chiếm 1/3 ngân sách của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2016, Thủy điện Lai Châu đã đóng góp 474,352 tỷ đồng, nộp quỹ dịch vụ môi trường rừng 184,75 tỷ đồng. Tương tự, các thủy điện của EVN ở khu vực miền Trung cũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng đến gần 1.000 tỷ cho ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, thủy điện đã làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa, góp phần cắt, giảm lũ cho vùng hạ du mùa mưa bão; cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho người dân vùng hạ lưu. Chỉ riêng 3 hồ Thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã cấp hàng tỷ m3 nước phục vụ tưới cho hơn 600.000ha đất nông nghiệp của đồng bằng Bắc bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Các hồ thủy điện của EVN khu vực miền Trung - Tây Nguyên như: Đa Nhim, Ialy, sông Tranh, sông Bung, Đồng Nai... cũng điều tiết hàng tỷ m3 nước cho sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp cà phê, cacao..., gần đây là chống hạn, đẩy mặn cho khu vực hạ lưu.

Những công trình thủy điện của EVN đã làm tốt sứ mệnh: Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; chống lũ, chống hạn mặn và tưới tiêu nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, đóng góp nguồn ngân sách lớn cho nhà nước; giúp thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp quyết liệt đảm bảo cung ứng điện cả năm, nhất là mùa khô năm 2024
Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga gần đây đã tăng cường nhập khẩu xăng từ Belarus trong tháng 3 để giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa.
Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị và hiệp định thương mại thay đổi, các chuyên gia nhận xét thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khó biến động trong năm nay.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Nam Định đề xuất chuyển đổi dự án nhiệt điện 2,2 tỷ USD từ điện than sang điện khí LNG

Nam Định đề xuất chuyển đổi dự án nhiệt điện 2,2 tỷ USD từ điện than sang điện khí LNG

UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất chuyển đổi dự án nhiệt điện 2,2 tỷ USD từ điện than sang điện khí LNG.
Đề xuất nhiên liệu chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam

Đề xuất nhiên liệu chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam

Ngày 28/3 tại Hà Nôi, UNDP đã tổ chức cuộc họp trao đổi kỹ thuật đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than ở Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Đồng Nai: Hơn 35.200 khách hàng ký cam kết tiết kiệm điện

Đồng Nai: Hơn 35.200 khách hàng ký cam kết tiết kiệm điện

Tại Đồng Nai, hơn 35.200 khách ký cam kết tiết kiệm điện; 965 khách có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên ký cam kết tham gia điều chỉnh phụ tải điện.
Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của Liên minh châu Âu (EU) đạt bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng ít carbon vào năm 2023.
Đắk Nông: Quyết liệt thực hiện giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Đắk Nông: Quyết liệt thực hiện giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn Đắk Nông hanh khô và nắng nóng kéo dài. Do đó, nhiều giải pháp trong công tác tiết kiệm điện được PC Đắk Nông triển khai.
Đốc thúc tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối

Đốc thúc tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối

Lãnh đạo Tập đoàn Tâp đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã kiểm tra dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Thanh Hoá đến Phố Nối.
Dự án đường dây 500kV mạch 3: Các nhà thầu thi công đồng hành cùng chủ đầu tư

Dự án đường dây 500kV mạch 3: Các nhà thầu thi công đồng hành cùng chủ đầu tư

Các nhà thầu thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 bày tỏ sự cam kết, quyết tâm đồng hành cùng chủ đầu tư đưa dự án về đích.
Thừa Thiên Huế: Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô

Thừa Thiên Huế: Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô

Ngành điện Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các phương án, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống nhằm đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm 2024.
Sớm đề xuất cụ thể cơ chế huy động nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo

Sớm đề xuất cụ thể cơ chế huy động nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0.
Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Sở Công Thương Gia Lai cho biết, sản lượng điện tiết kiệm trên toàn tỉnh trong quý 1/2024 ước đạt hơn 12,6 triệu kWh so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Cục Điều tiết Điện lực làm việc với EVNNPC về cung cấp điện năm 2024

Cục Điều tiết Điện lực làm việc với EVNNPC về cung cấp điện năm 2024

Cục Điều tiết Điện lực yêu cầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc đẩy mạnh các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện năm 2024, nhất là trong mùa nắng nóng sắp tới.
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phố Cao và đấu nối

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phố Cao và đấu nối

Trạm biến áp 220kV Phố Cao và đấu nối đi vào vận hành sẽ tăng cường điện cho tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và khu vực phụ cận
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 26/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Tỉnh Bắc Giang hiện có 267 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt tỷ lệ 91,1%.
Tuyên Quang: Quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong mùa nắng nóng 2024

Tuyên Quang: Quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong mùa nắng nóng 2024

Điện lực Tuyên Quang chủ động triển khai các phương án ứng phó quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong những đợt cao điểm nắng nóng 2024 .
Cục Điều tiết Điện lực làm việc với EVNHANOI về cung cấp điện năm 2024

Cục Điều tiết Điện lực làm việc với EVNHANOI về cung cấp điện năm 2024

Nhằm chuẩn bị tốt công tác cấp điện mùa nắng nóng 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã có buổi làm việc với ngành điện Thủ đô.
Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Công ty Điện lực Hà Giang cho biết, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 từ 20h30 - 21h30 ngày 23/3, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 8.666 kWh.
Nga chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc; Anh đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân

Nga chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc; Anh đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân

Tập đoàn dầu khí Gazprom bắt đầu xây dựng đường ống khí đốt trị giá hàng tỷ USD mở rộng nguồn cung cấp khí đốt để đáp ứng các cam kết xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động