Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 10 tại Hà Nội. 
Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng
Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 22 (GMS-22) tại Hà Nội

Những năm qua, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đã đạt những bước tiến quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực, góp phần khơi dậy, thúc đẩy phát triển tiềm năng kinh tế các vùng trong khu vực.

Tăng cường hợp tác khu vực

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng. Với nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài trợ khác, Chương trình đã hỗ trợ các dự án ưu tiên của tiểu vùng trong những lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thương mại, đầu tư khu vực tư nhân và nông nghiệp, trong đó, lĩnh vực giao thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Năm 2009, dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai có chiều dài 264km do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ với kinh phí lên tới 1,2 tỷ USD đã được khởi công xây dựng. Đây được coi là con đường chiến lược, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa sáu nước tiểu vùng sông Mekong gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Con đường không chỉ đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh đi qua, mà còn có ý nghĩa với cả vùng Tây Bắc, cũng như thúc đẩy sự hợp tác phát triển các nước trong khu vực. Tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam, đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, được đưa vào hoạt động tháng 9/2014 và là một phần trong dự án hành lang kinh tế Bắc-Nam, cho thấy con đường có tác động lớn tới hiệu quả kinh tế của một quốc gia, rút ngắn thời gian đi lại từ 7 tiếng xuống còn chỉ 3 tiếng.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Thao cho biết số phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách tham gia lưu thông trên tuyến đường này tăng rất mạnh so với trước đây. Nhiều người từ Điện Biên, Lai Châu cũng lựa chọn đi qua Sa Pa để nhập vào cao tốc về Hà Nội.

Số liệu thống kê của Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) cho thấy năm 2015, tổng lưu lượng xe qua lại trên đường cao tốc đến tỉnh Lào Cai đạt hơn 2.258.000 lượt xe, trung bình 6.200 lượt xe/ngày đêm, số lượng này đã lên tới hơn 3.531.000 lượt xe, trung bình đạt 9.674 lượt xe/ngày đêm trong năm 2017.

Đại diện Bến xe trung tâm tỉnh Lào Cai cho hay trước đây giao thông đường bộ đi lại khó khăn và nguy hiểm, mỗi ngày chỉ có khoảng 50-70 chuyến xe nhưng đến nay, trung bình Bến xe khách Lào Cai tiếp nhận khoảng gần 200 lượt phương tiện/ngày, 20% trong số đó là khách quốc tế.

Không chỉ phát triển du lịch, việc rút ngắn thời gian lưu thông cũng khiến cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới trên địa bàn, thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa các đối tác, thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Hoạt động giao thương tại cửa khẩu Lào Cao diễn ra sôi động với lượng phương tiện của Việt Nam và Trung Quốc chở hàng hóa xuất nhập cảnh ngày một gia tăng.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan tỉnh Lào Cai, số phương tiện Việt Nam xuất cảnh trong năm 2017 là 72.107 lượt so 25.686 lượt vào năm 2015 cho thấy hiệu quả rõ rệt từ việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ. Lưu lượng hàng hóa chuyển bằng container ngày càng tăng từ khi tuyến cao tốc được đưa vào sử dụng trên tuyến cao tốc này với chi phí cho nhiên liệu được tiết kiệm đến 10% và thời gian vận chuyển cũng cắt giảm được khoảng 50%.

Có thể thấy, dự án cao tốc Hà Nội-Lào Cai quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả tiểu vùng, làm thay đổi bức tranh kinh tế của các địa phương miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc thông qua tăng cường giao thông, giao lưu thương mại, thúc đẩy đầu tư và du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh dọc tuyến cao tốc khai thác được lợi thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như tăng cường cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp địa phương khu vực Tây Bắc trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển châu Á đã hỗ trợ hai hành lang kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng khác giúp kết nối Việt Nam với các quốc gia láng giềng khu vực: Hành lang kinh tế phía Nam, kết nối các thành phố và thị xã lớn ở khu vực phía Nam của tiểu vùng; Hành lang kinh tế Đông-Tây, trải dài 1.320km từ Cảng Đà Nẵng ở bờ biển phía Đông của Việt Nam tới tận bờ Ấn Độ Dương của Myanmar. Các hành lang kinh tế đều có một loạt dự án bổ trợ, thường nằm dọc theo một tuyến đường trọng yếu.

Trở thành tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập, hài hòa

Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác tiểu vùng Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại-đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập và hài hòa, các nhà lãnh đạo của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đã thông qua Khuôn khổ chiến lược 10 năm tại Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ tư vào năm 2011, làm cơ sở định hướng cho hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 2012 đến năm 2022. Khuôn khổ chiến lược này dựa trên cam kết và các kế hoạch phát triển quốc gia của các thành viên nhằm đẩy mạnh hội nhập, hợp tác khu vực trong và ngoài tiểu vùng Mekong mở rộng.

Các quốc gia thành viên tiểu vùng Mekong mở rộng tái khẳng định tầm nhìn và các mục tiêu chỉ đạo chương trình hiện nay là hướng tới một tiểu vùng sông Mekong thịnh vượng, hội nhập và hài hòa. Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong sẽ góp phần hiện thực hóa tiềm năng của tiểu vùng qua môi trường chính sách thuận lợi và hạ tầng kết nối hiệu quả nhằm hỗ trợ thương mại, đầu tư, du lịch và các hình thức hợp tác kinh tế xuyên biên giới khác; phát triển nguồn nhân lực và năng lực kỹ năng. Việc hình thành và triển khai Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, đảm bảo quá trình phát triển công bằng và bền vững, những lợi ích về môi trường, xã hội sẽ được tôn trọng đầy đủ.

Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng tập trung vào các lĩnh vực giao thông nhằm xây dựng các hành lang giao thông ưu tiên kết nối tiểu vùng và kết nối giao thông đến các trung tâm dân cư, các điểm đến du lịch, thị trường, các trung tâm hoạt động kinh tế khác, góp phần đẩy mạnh thương mại, du lịch, đầu tư, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ khác.

Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tại tiểu vùng nhằm thiết lập một thị trường điện năng khu vực, cạnh tranh và hội nhập, qua đó phát triển bền vững các nguồn lực năng lượng phong phú, cải thiện an ninh năng lượng, cơ hội tiếp cận các nguồn năng lượng hiện đại và trong khả năng chi trả của người dân.

Lĩnh vực nông nghiệp đặt mục tiêu về một tiểu vùng sẽ được công nhận trên toàn cầu là nơi sản xuất thực phẩm an toàn hàng đầu bằng các biện pháp nông nghiệp thân thiện với khí hậu và hội nhập với các thị trường toàn cầu qua các hành lang kinh tế khu vực.

Đồng thời, Chương trình còn hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm hình thành nên một khu vực, trong đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Các đề án hợp tác phát triển nguồn nhân lực tập trung vào đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động và di cư, phát triển xã hội, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, phòng chống HIV/AIDS, di cư an toàn, đào tạo kỹ thuật và nghề, giáo dục bậc cao và nghiên cứu.

Lĩnh vực phát triển đô thị tại tiểu vùng tập trung đầu tư cho các dịch vụ và hạ tầng đô thị ưu tiên tại các thành phố nhỏ, dọc các hàng lang giao thông tiểu vùng Mekong mở rộng. Bên cạnh đó, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng du lịch, kết hợp với nâng cao năng lực, đào tạo và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển bền vững.

Các nỗ lực về công nghệ thông tin và truyền thông tại tiểu vùng nhằm cải thiện kết nối viễn thông, cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hỗ trợ đẩy mạnh cơ hội tiếp cận thông tin truyền thông, giảm chi phí giao dịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực...

Theo Thông tấn xã VN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động