Thủ tướng: Xây dựng Quảng Nam thành mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện

Sáng 28/9, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Nam tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ định hướng xây dựng tỉnh Quảng Nam thành một mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, cùng với Đà Nẵng, Quảng Ngãi thành trung tâm kinh tế của vùng Trung Trung Bộ.
Thủ tướng: Xây dựng Quảng Nam thành mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện
Thủ tướng biểu dương Quảng Nam từ một tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương đến 75% thì nay đã tự cân đối

Thủ tướng cho rằng thời gian qua, Quảng Nam có sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Nhiều lĩnh vực mũi nhọn được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tốt, đặc biệt là du lịch, cơ khí, phát triển hạ tầng. Đời sống nhân dân được nâng cao, nhất là đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Tỉnh chuẩn bị đủ các điều kiện để sắp ra mắt trung tâm dịch vụ hành chính công. Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được quan tâm phát triển. Dự kiến đến cuối năm nay, tỉnh có tổng số 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới.Công tác xúc tiến đầu tư có nhiều tiến bộ.

Cần "những quả đấm thép"

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương Quảng Nam từ một tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương đến 75% thì nay đã tự cân đối và từ năm 2017, bắt đầu điều tiết, đóng góp cho ngân sách Trung ương.

“Thay mặt Chính phủ, tôi biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu một số bất cập như tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Nam còn cao, số lượng doanh nghiệp hoạt động còn thấp, bình quân 280 người dân mới có 1 doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn.

Cho rằng dự án đầu tư lớn là "quả đấm thép" tạo đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng nêu rõ, số lượng dự án lớn của Quảng Nam còn ít và tỉnh cần có thêm “những quả đấm thép”.

Công tác xúc tiến, quảng bá còn nhiều vấn đề đặt ra mà kém nhất là xúc tiến quảng bá du lịch trong bối cảnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như có 2 di sản văn hóa thế giới, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh…

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ: Xây dựng tỉnh Quảng Nam thành một mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, cùng với Đà Nẵng, Quảng Ngãi trở thành trung tâm kinh tế của vùng Trung Trung Bộ.

Muốn như vậy, tỉnh phải có nhiều nguồn lực, phải xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đi trước đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tỉnh cần sáng tạo, chủ động trong phát triển.

Quảng Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế để lan tỏa sự phát triển toàn diện, tận dụng, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển kinh tế biển, nhất là đánh bắt xa bờ.

Thủ tướng: Xây dựng Quảng Nam thành mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Nam

Loại bỏ cán bộ làm việc cầm chừng, vô trách nhiệm

“Phát triển công nghiệp thì là công nghiệp gì? Công nghiệp mà ảnh hưởng đến môi trường thì chúng ta phải từ chối thôi, mà trước đây chúng ta đã từ chối một số dự án, rất đáng hoan nghênh. Nếu muốn phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề bảo vệ môi trường càng cần phải đặt ra”, Thủ tướng nói.

Nhất trí với nhận định du lịch là lĩnh vực mũi nhọn đối với sự phát triển của Quảng Nam, Thủ tướng nêu rõ “không thể để tình trạng du lịch là mũi nhọn mà chỉ đóng góp có 7-8% vào GDP mà phải đẩy lên hơn 10% GDP mới gọi là mũi nhọn”.

Gợi mở các giải pháp cụ thể cho Quảng Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, bộ máy lãnh đạo các cấp, nhất là cấp tỉnh, thành phố phải trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ dám làm và làm việc ngày đêm vì nhân dân, vì tỉnh nhà.

“Phải loại bỏ cán bộ làm việc cầm chừng, vô trách nhiệm”, Thủ tướng quán triệt tinh thần này đối với tỉnh Quảng Nam.

Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực. Định hướng quy hoạch, bảo vệ quy hoạch để không xung đột nhau, nhất là sản xuất công nghiệp và du lịch, bảo vệ môi trường. Phải có chương trình phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ, gấp 2 - 3 lần số doanh nghiệp hiện nay.

Tỉnh phải lấp đầy các khu kinh tế, cụm, khu công nghiệp. Yêu cầu tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng quan trọng như cảng, sân bay, tuyến đường bộ, Thủ tướng giao Quảng Nam phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và một số bộ, ngành liên quan tổ chức hội nghị chuyên đề để bàn về hệ thống hạ tầng này, coi đây là một nút thắt đối với sự phát triển của Quảng Nam.

“Các đồng chí phải thấy rằng đóng góp cho ngân sách Trung ương là niềm tự hào đối với Quảng Nam. Tôi từng nói với nhiều tỉnh rằng không thể để ngân sách Trung ương trợ cấp mãi được. Cả nước chỉ có 13 tỉnh, thành phố đóng góp cho ngân sách Trung ương thì làm sao ngân sách chịu nổi”, Thủ tướng bày tỏ và mong muốn các tỉnh, trong đó có Quảng Nam phải nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực này.

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh phải tính toán, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa để phục vụ chống hạn, nhiễm mặn, lũ lụt một cách chặt chẽ hơn; tiếp tục quan tâm chăm lo công tác an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng.

Về một số kiến nghị cụ thể của tỉnh, Thủ tướng nhất trí về chủ trương, giao các bộ, ngành chức năng xem xét, giải quyết.

Thủ tướng: Xây dựng Quảng Nam thành mô hình phát triển nhanh, bền vững, toàn diện
Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Nam

Năm 2017, Quảng Nam có thể đóng góp cho ngân sách Trung ương

Theo báo cáo do ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trình bày, 9 tháng qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 12%. Thu ngân sách đạt 100% kế hoạch, với gần 12.460 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ và đã đạt 90% dự toán.

Hoạt động du lịch tăng khá, tổng lượt khách tham quan và lưu trú đạt 3,4 triệu lượt, tăng gần 17% so với cùng kỳ.

Theo ông Đinh Văn Thu, trong thời kỳ ổn định ngân sách năm 2011 - 2016, Quảng Nam là địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương, riêng năm 2016 được nhận trợ cấp 2.230 tỷ đồng. Năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới 2017 - 2020, theo số kiểm tra của Bộ Tài chính và thu - chi ngân sách thì Quảng Nam sẽ vào nhóm các tỉnh có thể điều tiết, đóng góp cho ngân sách Trung ương.

Quảng Nam có nguồn thu từ Nhà máy ô tô Chu Lai - Trường Hải, chiếm trên 60% thu nội địa. Năm 2017, xu hướng số lượng xe tiêu thụ tăng lên nhưng chủ yếu là nhập khẩu, trong khi địa bàn Quảng Nam rộng và phân tán (toàn tỉnh có 9 huyện miền núi, 6 huyện đang hưởng chính sách 30a, 30b), cơ sở hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội còn yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng rất nhiều, do đó nhu cầu về nguồn lực đầu tư và chi trả các lĩnh vực trên rất lớn nên tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành cân đối ngân sách không chỉ năm 2017 mà cả những năm tiếp theo.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, do hậu quả của biến đổi khí hậu, khu vực bờ biển Cửa Đại (thành phố Hội An) đã bị sạt lở nghiêm trọng, biển xâm thực sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và thiệt hại đến du lịch.

Sông Cổ Cò hiện đang bị bồi lấp, làm giảm khả năng thoát lũ, gây ra các biến động thủy động lực cực đoan, ảnh hưởng đến cả vùng đông TP Hội An, đặt các công trình di sản văn hóa đối diện nguy cơ xuống cấp, sập đổ khi có lũ quét, ngập lụt kéo dài.

Tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ trong việc nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò, bảo vệ đô thị cổ Hội An, chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, kè chống sạt lở, nạo vét thoát lũ thích ứng biến đổi khí hậu hệ thống sông Bàn Thạch, sông Tam Kỳ, kè chống sạt lở bờ tây sông Vu Gia…

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động