Chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục dành nguồn lực cho vùng khó khăn

Hôm nay (18/11), trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ tư, đã có 47 đại biểu đặt câu hỏi với nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, điều hành kinh tế vĩ mô, giảm nghèo, phòng chống  tham nhũng, phòng chống thiên tai… đến công tác an ninh, quốc phòng, hội nhập kinh tế quốc tế… của đất nước. Trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lần lượt giải đáp từng vấn đề đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục dành nguồn lực cho vùng khó khăn
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn Thủ tướng Chính phủ

Các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế diễn biến tích cực

Trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo, giải trình về một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.

“Thay mặt Chính phủ, tôi trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận tâm huyết, trách nhiệm về các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018” – Thủ tướng mở đầu và cho biết, tại Kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã gửi 76 phiếu chất vấn đến các thành viên Chính phủ.

Qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, đa số các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với 13/13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, các chỉ số vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh và trong toàn xã hội; triển khai hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước được nâng lên.

Các đại biểu Quốc hội cũng lưu ý những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. Chính phủ lắng nghe, nghiêm túc tiếp thu và sẽ tập trung giải quyết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Giải trình về một số vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội các đại biểu Quốc hội và nhân dân, cử tri cả nước quan tâm, tiếp đó, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng báo cáo, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều chuyển biến tích cực hơn, tiếp tục khẳng định kết quả đạt được toàn diện như đã báo cáo Quốc hội.

Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành không chủ quan, theo dõi sát diễn biến tình hình, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, tận dụng cơ hội cuối năm để phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Nhờ đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, giá tiêu dùng tháng 10/2017 tăng 2,25% so với tháng 12/2016, bình quân 10 tháng năm nay tăng 3,71%; Các chính sách tài chính, tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế; vốn tín dụng tập trung cho lĩnh vực ưu tiên; thị trường chứng khoán vượt mốc 890 điểm, tiếp tục thoái vốn thành công tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 17%, 10 tháng tăng 8,7% (cùng kỳ tăng 7,3%). Tổng cầu phục hồi, thị trường phát triển tốt; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,7%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 9,4%. Thu hút khách quốc tế vượt 10 triệu lượt, tăng trên 28%.

“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, bảo đảm thu ngân sách nhà nước và thúc đẩy xuất khẩu, khai thác tốt các cơ hội mở rộng thị trường mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại” – Thủ tướng cho biết và đưa số liệu, tổng thu ngân sách lũy kế 10 tháng tăng gần 14% so với cùng kỳ. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tháng 10 đạt 20,29 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch 10 tháng đạt 174,5 tỷ USD, tăng 21,3%; xuất siêu 2,56 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tiếp tục khởi sắc; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,8%; có trên 105 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 43,8% về vốn đăng ký và gần 23 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Chú trọng thực hiện tốt các chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

“Nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện” – Thủ tướng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục dành nguồn lực cho vùng khó khăn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cả bộ máy phải đồng lòng vì nhân dân, để dân tin, không còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”

Chủ động thiết kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội đề nghị cho biết “Chính phủ kiến tạo” là tuyên ngôn về phương thức làm việc hay mô hình của Chính phủ mới? Nội dung cốt lõi của Chính phủ kiến tạo là gì? Chính phủ kiến tạo có những điểm mới nào so với mô hình quản lý truyền thống?, Thủ tướng cho biết, nội hàm của Chính phủ kiến tạo trước hết là chủ động thiết kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển. Theo đó, Nhà nước không làm thay thị trường và nhân dân, cái gì nhân dân làm tốt thì để nhân dân, xã hội làm. Chính phủ kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi. Môi trường kinh doanh của nước ta không chỉ dẫn đầu khu vực ASEAN, mà còn vươn lên nhóm các quốc gia phát triển. Chính phủ kiến tạo là Chính phủ phục vụ tốt nhất cho người dân, mà trước hết là phục vụ y tế và giáo dục.

“Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm cá nhân, thiết lập kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay theo thẩm quyền khi cán bộ không đáp ứng yêu cầu” – Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh và bổ sung thêm, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cũng nằm trong nội hàm “Chính phủ kiến tạo”.

Trước đó, liên quan đến vấn đề này, trong phần giải trình trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng đã chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, bảo đảm tính thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ; xây dựng văn hóa công sở và ý thức chấp hành các quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; triệt để phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Rà soát, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ; kiên quyết sàng lọc, thay thế những người yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong từng cơ quan, đơn vị; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ và công tác cán bộ; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục dành nguồn lực cho vùng khó khăn
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ

Tiếp tục dành nguồn lực cho vùng khó khăn

Về vấn đề giảm chênh lệch giầu nghèo giữa các vùng miền, Thủ tướng nhấn mạnh đây là chủ trương của Đảng, trong những năm qua cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, và thực hiện chủ trương này là vấn đề cần làm vừa lâu dài, vừa cấp bách.

Trước hết để phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, cần tạo điều kiện để người dân vùng khó khăn tiếp cận tín dụng ưu đãi; đào tạo nghề nghiệp; nâng cao năng suất lao động; giải quyết việc làm; hỗ trợ người yếu thế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục; hỗ trợ người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống;... Đồng thời, có hình thức phân phối thu nhập hiệu quả qua thuế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế; ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng... tạo môi trường thuận lợi để người dân sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo...

Đi vào nội dung câu hỏi của đại biểu về nâng cao đời sống của người dân, giảm khoảng cách giàu nghèo, Thủ tướng nhấn mạnh, mục đích cuộc cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, nâng cao đời sống của người dân, giảm khoảng cách giàu nghèo. Trên tinh thần đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu này. Đến nay đời sống nhân dân tại nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã cải thiện đáng kể.

Tuy vậy, theo Thủ tướng, tỉ lệ người nghèo ở vùng sau, vùng xa, hải đảo vẫn còn thấp, đặc biệt ở vùng núi chỉ đạt 41% so với đồng bằng. Do đó, việc phân phối của cải hợp lý là chủ trương phải làm liên tục.

“Muốn giải quyết, phải tiến hành nhiều việc. Về mặt kinh tế, phải đẩy mạnh ổn định tái cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế tốt; đào tạo việc làm cho nông dân ở nông thôn, vùng núi; điều tiết thu nhập qua thuế tốt hơn; an sinh xã hội với nhiều trụ cột khác nhau; hỗ trợ tín dụng người nghèo mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, về chính trị, phải tiếp tục tạo điều kiện cho mọi người dân vươn lên làm chủ, để giảm chênh lệch. Có nhận thức tốt, kinh tế tốt mới giải quyết tốt chênh lệch. Trong vấn đề xã hội, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm phát triển dịch vụ giáo dục, y tế tốt để người dân tiếp cận, đặc biệt với người nghèo, người yếu thế tại các vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo.

“Đặc biệt ngoài ngân sách, cần thực hiện xã hội hoá hoạt động giảm nghèo, giúp đỡ người dân vùng thiên tai, nhân rộng mô hình thoát nghèo hiệu quả” – Theo Thủ tướng, với tinh thần giảm khoảng cách giàu nghèo, chúng ta phải chỉ đạo, quan tâm mạnh mẽ hơn, dành nguồn lực nhiều hơn cho việc này, nhất là các vùng khó khăn, nhất là vùng chưa có điện, trạm xá, hạ tầng.

Nhiều cán bộ “quan liêu, xa dân”

Trước câu hỏi Thủ tướng lo lắng gì điều nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, Đảng ta đã nhận định từ lâu các nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng, gần đây theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thẳng thắn chỉ rõ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tâm tư, ông lo lắng hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh”, một bộ phận cán bộ còn nhũng nhiễu, sách nhiễu, chưa sát dân, chưa gần dân, kịp thời giải quyết các nguyện vọng chính đáng của người dân.

“Xa dân, quan liêu là điểm phải lo lắng nếu có ở bộ máy của ta” - Thủ tướng nói và cho rằng, tuy không phải là tất cả, nhưng điều đó rất nguy hiểm. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ phải tiếp tục thực hiện kiến tạo, liêm chính, hành động vì nhân dân. Cả bộ máy phải đồng lòng vì nhân dân, để dân tin, không còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Khái quát hơn về kết quả điều hành chung của Chính phủ trong thời gian qua, Thủ tướng nói: "Tôi thấy chưa hài lòng!", đồng thời nêu rõ, như báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngay đầu nhiệm kỳ này, đó là dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của người dân, doanh nghiệp, đất nước đã vượt qua khó khăn, đạt được thành công bước đầu quan trọng, là năm đầu tiên có thể hoàn thành 13/13 chỉ tiêu do Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội giao cho Chính phủ.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024).
Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Trong bối cảnh thị trường vàng được bổ sung nguồn cung, giá vàng được dự báo sẽ giảm, các chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư nên thận trọng khi mua vàng đầu tư.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động