Thiết lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam-Myanmar trong giai đoạn mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 24-26/8/2017. 
Thiết lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam-Myanmar trong giai đoạn mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng ta tới Myanmar sau 20 năm kể từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào năm 1997, diễn ra vào thời điểm Myanmar bước sang giai đoạn phát triển mới với một nền dân chủ mới, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước có sự phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.

Quan hệ truyền thống tốt đẹp

Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, gắn bó, giúp đỡ nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, đóng góp cho sự phát triển không ngừng của Cộng đồng ASEAN. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Myanmar đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Aung San gây dựng nền tảng, các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như ngày nay.

Việt Nam và Myanmar có quan hệ từ rất sớm (năm 1947) và ngay sau ngày Việt Nam giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên thành quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (28/5/1975).

Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn ở cấp cao và các cấp; thiết lập các cơ chế hợp tác song phương như: Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam-Myanmar; Tiểu ban hỗn hợp về Thương mại… Cơ chế đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Myanmar được ký và đang triển khai hiệu quả luân phiên thường niên. Hai bên trao đổi thông tin và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định phòng chống tội phạm năm 2014, triển khai hiệu quả cơ chế trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng 2 năm /lần… Hai bên đã ký Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương năm 2011, đạt một số kết quả trong lĩnh vực trao đổi đoàn và đào tạo...

Hai bên hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, có quan hệ hợp tác thường xuyên và chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Myanmar ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016; Hội đồng Kinh tế- Xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016-2018. Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc, CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông Ayayewady-Chao Phvaya-Mekong (ACMECS), Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC)…

Trong những năm qua, hai bên tiếp tục duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên gồm: Nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, tài chính-ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai thác khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất và lắp ráp ô tô, xây dựng, đầu tư-thương mại.

Tạo bước đột phá trong quan hệ hợp tác hai nước

Tính đến tháng 2/2017, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 và là đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar. Quan hệ thương mại duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao, năm 2016 đạt 548,3 triệu USD, hoàn thành mục tiêu kim ngạch 500 triệu USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đặt ra. Nhiều thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt tại Myanmar, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng cũng như giá thành cạnh tranh. Tính đến hết tháng 2/2017, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trên 2 tỷ USD vào các dự án tại Myanmar.

Hai bên đang duy trì cơ chế họp thường niên Tiểu ban hỗn hợp về thương mạị. Tại Kỳ họp lần thứ 9 được tổ chức ngày 28/2/2017 tại Việt Nam, hai bên đã đưa ra phương hướng tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước như: Tiếp tục thu hẹp danh mục các mặt hàng nhập khẩu vào Myanmar cần xin giấy phép nhập khẩu; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại hai nước; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Myanmar, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, năng lượng, dịch vụ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, trong đó có việc tạo thuận lợi hơn nữa cho xuất khẩu nông sản sang thị trường của nhau; hợp tác trong lĩnh vực giao thông, kết nối đường bộ, đường thủy, đường hàng không phục vụ vận chuyển hàng hóa và người giữa hai nước.

Về đầu tư, hiện Việt Nam có 59 dự án đầu tư sang Myanmar được cấp phép. Một số dự án tiêu biểu như: Trung tâm phức hợp Hoàng Anh Gia Lai; dự án thăm dò khai thác dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Công ty EDEN GROUP của Myanmar; dự án khai thác đá granit của Công ty cổ phần Sông Đà; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vừa được Chính phủ Myanmar cấp phép cho liên doanh với một đối tác của Myanmar.

Về du lịch, tháng 5/1994, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác du lịch, Kế hoạch hợp tác Du lịch 2016-2018 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar. Năm 2010, cùng với việc mở đường bay thẳng, số lượng khách đi lại giữa hai nước tăng đáng kể, tuy nhiên lượng khách du lịch Myanmar đến Việt Nam còn hạn chế.

Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Myanmar, sử dụng 2/3 lực lượng lao động chính của đất nước. Myanmar là quốc gia có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp chính vì vậy phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những ưu tiên lớn của Chính phủ Myamar.

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên tiếp tục xúc tiến chương trình hợp tác nông nghiệp và trồng lúa giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar. Qua 5 năm triển khai và thử nghiệm, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Trang đã chọn được những giống lúa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Myanmar và đang áp dụng khoa học kỹ thuật mới cho năng suất cao...

Bên cạnh đó, hai nước còn có nhiều dự án đã và đang được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, năng lượng dầu khí, tài chính, ngân hàng…

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Myanmar đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác cụ thể hơn giữa hai nước; xác định phương hướng chỉ đạo, tạo đột phá cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng.

Theo Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng: “Mục đích chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thiết lập khuôn khổ quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam​-Myanmar” nhằm tạo dấu mốc mới, tầm cao mới, động lực mới đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực”.

Theo Báo Vietnamplus
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động