Thị trường nước đóng chai: “Vàng thau lẫn lộn”

Từ tiệm tạp hóa, đại lý gas – gạo đến đại lý nước, đâu đâu người tiêu dùng cũng có thể mua một bình nước uống 21 lít với giá chỉ 10.000 – 15.000 đồng.

CôngThương - Chưa bao giờ thị trường nước đóng chai ở tỉnh Khánh Hòa lại bát nháo như hiện nay. Ngoài các thương hiệu quen thuộc, đảm bảo uy tín chất lượng như Vikoda, Sanna, Lavie, Aquafina, Vĩnh Hảo,… nhiều loại nước khác không rõ nguồn góc, xuất xứ, hoặc xuất xứ không đúng trên nhãn mác như Milowa, Biển Xanh, Đại Dương,v.v… đã, đang ngang nhiên hiện hữu trên thị trường.

“Loạn” nước uống đóng chai

Nếu như trước đây, người tiêu dùng trên địa bàn chỉ biết đến nước khoáng Vikoda (Công ty nước khoáng Khánh Hòa), Vĩnh Hảo, Phú Sen – Pita, Sanna (Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Sanna- Công ty Yến sào Khánh Hòa), nước tinh khiết Aquafina (Pepsi), Joy (Coca Cola)… thì hiện nay, cả tỉnh có trên 80 loại nước uống đóng chai. Bên cạnh những tên “ngoại” như Euro, Living, StarOne, Fresh, Asia, Festival… hàng trăm loại nước uống đóng chai cùng những tên “Việt”: Đại Dương, Thái Dương, Đại Nhân, Thiên Ân, Biển Xanh, T&T, Thịnh Vượng… xuất hiện và len lỏi đến tận các ngõ hẻm, thôn xóm vùng sâu, vùng xa.

Không chỉ có mặt ở các đại lý phân phối, nước đóng chai còn được bán khắp các cửa hàng, tiệm tạp hóa lớn nhỏ trong thành phố với cách phục vụ tận tình: giao nước tại nhà với giá bán chênh lệch rất ít so với giá gốc (thường là hơn 1.000đ-2.000đ/ bình 21 lít). Thế nhưng không phải người bán nào cũng biết nguồn gốc của loại nước mà họ bán. Tại một tiệm tạp hóa trên đường Vân Đồn- TP. Nha Trang, chủ quán cho biết chị bán 3 loại nước là Vikoda, Đại Dương và một loại nữa hiện đã hết hàng, nhưng chính chị cũng không biết loại nước đó tên gì, sản xuất ở đâu, chỉ biết hàng ngày có một thanh niên đến giao và thu vỏ bình…

Giá của nước uống đóng chai trên thị trường hiện nay chênh lệch khá nhiều. Các nhãn hiệu có uy tín, chất lượng như Vikoda, Sanna, Vĩnh Hảo,… thường có giá ổn định. Cùng loại 21 lít, trong khi Vikoda, nhãn hàng được phần lớn người tiêu dùng ở Khánh Hòa tin dùng, có giá khoảng 25.000đ/ bình thì Fresh được bán với giá 14.000đ/ bình, Milowa 12.000đ/ bình. Các loại nước khác cũng có giá từ 10.000đ-15.000đ/ bình khi giao tận nhà. Với mức giá chênh lệch lớn như trên, nhiều người tiêu dùng tiết kiệm đã chọn ngay sản phẩm rẻ tiền mà không cần đắn đo.

Chất lượng khó kiểm chứng

Khi tung ra thị trường, cơ sở nước uống đóng chai nào cũng quảng cáo rằng sản phẩm được sản xuất theo quy trình tiên tiến hay thiết bị hoàn toàn hiện đại khép kín, đại loại như hệ thống xử lý RO, thanh trùng bằng ozone, tiệt trùng bằng tia cực tím, quy trình thực hiện qua nhiều bộ phận lọc, trao đổi ion làm mềm nước,v.v… Tuy nhiên, trên thực tế, ngoại trừ các loại nước uống đã khẳng định thương hiệu trên toàn quốc như: Vĩnh Hảo, Vikoda, Sanna, Aquafina… được sản xuất và đóng chai trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2008, HACCP), phần lớn các loại nước khác đều được sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ và khó có thể kiểm chứng chất lượng.

Theo ông Lý Thiện Thanh- Trưởng phòng Marketing- Công ty CP nước khoáng Khánh Hòa (ra đời trên 20 năm) cho biết: “…cũng với hệ thống xử lý, thanh trùng nước bằng tia cực tím, nhưng nếu thiết bị không đảm bảo, chỉ có thể diệt được 30% vi khuẩn có trong nước giếng khoan hoặc nguồn nước thủy cục ở nhiều cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết hiện nay”.

Ông Lê Đình Đờn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết: “tình trạng vi phạm quy định về ATVSTP của các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh khá phức tạp. Tuy nhiên, Chi cục ATVSTP chỉ có thể kiểm soát những cơ sở đã đăng ký kinh doanh. Qua cuộc thanh kiểm tra gần đây nhất của Chi cục tại 55 cơ sở nước uống đóng chai, 3/55 cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Nhà nước, 7/55 cơ sở có nguồn nước chưa được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược RO (mặc dù nhãn sản phẩm nào cũng đề cập đến tiêu chuẩn này), đại đa số các doanh nghiệp chưa chứng minh được giấy công bố chất lượng bao bì và chưa xét nghiệp sản phẩm định kỳ 3 tháng theo quy định…”

Theo địa chỉ của một hãng nước uống đóng chai, chúng tôi tìm đến số nhà X trên đường Trần Bình Trọng- TP. Nha Trang. Không gian rộng chừng 15m2 của phòng khách ngổn ngang vỏ bình nước được thu gom từ khắp nơi về. Trong góc phòng là một bình chứa dung tích 1000 lít. Hai nhân viên giao nước tất tả vác những bình nước vừa mới “ra lò” từ căn phòng phía sau đi giao cho các đại lý. Theo lời một nhân viên của công ty, đây chính là cơ sở sản xuất của hãng và anh ta từ chối tiếp khách với lý do: sếp đi vắng. Đáng nói hơn, trên bảng hiệu của công ty, đây lại là địa điểm chuyên mua bán nhà đất, cầm đồ chứ không phải là sản xuất nước uống đóng chai như thông tin trên vỏ bình nước.

Tại một cơ sở sản xuất nước khác trên đường Lê Chân- TP. Nha Trang, cở sở vật chất tuy khá hơn, hàng chục bình nước được sắp xếp ngăn nắp trên kệ. Tuy nhiên, khó có thể nói được chất lượng sản phẩm khi mà vỏ của một số bình nước quá cũ và bị béo mó, nhãn sản phẩm chỉ dán hờ lên vỏ bình. Rất nhiều loại nước khác tuy nhãn mác ghi rõ địa chỉ sản xuất, nhưng khi chúng tôi đến thực tế và theo người dân địa phương, tại địa chỉ đó từ trước đến giờ không có một cơ sở sản xuất nước uống nào, hoặc không có công ty nào có tên ghi trên nhãn mác.

Trong khi thị trường nước uống đóng chai còn “vàng thau lẫn lộn”, người bán lẫn người mua đều lập lờ về sản phẩm mà họ tiêu thụ và người tiêu dùng sẽ là nạn nhân gánh chịu mọi hậu quả làm ăn tắc trách đó. Vấn đề đặt ra, liệu các cơ quan chức năng sẽ phản ứng ra sao trước mối đe dọa của nước uống không đảm bảo chất lượng với sức khỏe con người ?! Nhà nước cần có chính sách quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của các loại nước uống đóng chai, xử phạt thích đáng những tổ chức, cá nhân vi phạm, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng, một cảnh báo sức khỏe đang đặt ra. Khi mua nước uống đóng chai, chúng ta chỉ nên chọn sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, nước phải trong suốt không màu, không rêu cặn, vỏ chai còn mới, không bị trầy xước, được đóng chai, in và dán nhãn mác cẩn thận.

Huyền Trâm

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt các cơ sở như: Dr.Allen, Triệu Nha, Nanozelle, Thẩm mỹ H.A, TA, FA+, Saigon Shine, Valis Luxury 69, Mega Gangnam.
Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ các sở, ngành tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì và Công an thành phố làm rõ thông tin hai nhà báo bị hành hung khi đang tác nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở massage gắn biển phòng khám, chữa cả bệnh tĩnh mạch

TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở massage gắn biển phòng khám, chữa cả bệnh tĩnh mạch

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt cơ sở massage Cheongdam-Dong (quận 7) nhưng lại gắn biển hiệu tiếng Hàn Quốc, ngang nhiên quảng cáo điều trị bệnh.
Hà Nội: Huyện thúc xã xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc

Hà Nội: Huyện thúc xã xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc

UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có văn bản thúc UBND xã Phùng Xá và các cơ quan chức năng xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị bắt?

Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị bắt?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ Hậu "pháo".
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh và

Quyết định tạm hoãn xuất cảnh và ''bức màn'' bí ẩn tại My Way Hạ Long

Ông Phạm Văn Cung, người vừa giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật Công ty Đầu tư và Khách sạn My Way Hạ Long chưa nổi 1 tháng, đã bị tạm hoãn xuất cảnh.
Tây Ninh: Công khai danh sách 8 đơn vị nợ hơn 24 tỷ đồng tiền thuế

Tây Ninh: Công khai danh sách 8 đơn vị nợ hơn 24 tỷ đồng tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh vừa có thông báo công khai danh sách 8 người nộp thuế nợ tiền thuế đến thời điểm 31/3/2024, với số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc 50 tỷ đồng

Công an thành phố Đà Nẵng vừa triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao với số tiền lên đến 50 tỷ đồng.
Long An: Cận cảnh Khu sinh thái Không Thời Gian xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Long An: Cận cảnh Khu sinh thái Không Thời Gian xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Theo UBND TP. Tân An, tỉnh Long An, Khu sinh thái Không Thời Gian xây dựng trái phép, chưa được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thương mại dịch vụ.
Lexus Thăng Long chậm di dời tòa nhà 6 tầng và nói mình là

Lexus Thăng Long chậm di dời tòa nhà 6 tầng và nói mình là ''bị hại''

Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đề nghị Lexus Thăng Long di dời tòa nhà 6 tầng từ năm 2021, song tới nay công ty vẫn chưa thực hiện và nói công ty là “bị hại".
Hà Giang: Công ty TNHH Ngọc Quế Lâm bị cưỡng chế thuế, phong tỏa 4 tài khoản ngân hàng

Hà Giang: Công ty TNHH Ngọc Quế Lâm bị cưỡng chế thuế, phong tỏa 4 tài khoản ngân hàng

Nợ thuế quá hạn hơn 3,4 tỷ đồng, Công ty TNHH Ngọc Quế Lâm bị Chi cục Thuế huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cưỡng chế thuế, phong tỏa 4 tài khoản ngân hàng.
‘‘Nghìn lẻ’’ những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến: Ứng phó thế nào khi điện thoại dính mã độc?

‘‘Nghìn lẻ’’ những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến: Ứng phó thế nào khi điện thoại dính mã độc?

Khi nghi ngờ điện thoại dính mã độc, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo cần ngắt ngay kết nối internet và tắt nguồn điện thoại để tránh bị lừa đảo.
Bắc Giang: Huyện Lục Nam thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đúng quy định

Bắc Giang: Huyện Lục Nam thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đúng quy định

Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thực hiện cưỡng chế thu hồi đất tại dự án khu phía Bắc - khu dân cư số 1 xã Chu Điện đối với 4 hộ gia đình đúng theo quy định.
‘‘Nghìn lẻ’’ những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến: Nhận diện hình thức mới Accessibility

‘‘Nghìn lẻ’’ những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến: Nhận diện hình thức mới Accessibility

Những thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đã được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, song nhiều người vẫn bị lừa.
Lào Cai: Cưỡng chế thuế Công ty XNK nông sản Hà Khẩu và Công ty xây dựng Cương Lĩnh

Lào Cai: Cưỡng chế thuế Công ty XNK nông sản Hà Khẩu và Công ty xây dựng Cương Lĩnh

Ngày 19/4, Cục Thuế tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 2 công ty XNK nông sản Hà Khẩu và xây dựng Cương Lĩnh do nợ thuế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ Sở Y tế liên quan đấu thầu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ Sở Y tế liên quan đấu thầu

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Mạnh Hải, cán bộ Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hà Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Hà Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Ngày 19/4, Cục Thuế tỉnh Hà Giang thông tin, Chi cục Thuế khu vực Quản Bạ - Yên Minh vừa ra quyết định cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản doanh nghiệp nợ thuế.
Hưng Yên: Xử phạt 2 doanh nghiệp xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường tại KCN dệt may Phố Nối

Hưng Yên: Xử phạt 2 doanh nghiệp xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường tại KCN dệt may Phố Nối

UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp do đã có hành vi xả thải trái phép ra môi trường.
Phạt tiền chủ khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm, Hoa Sen mất 461 tỷ vốn hóa

Phạt tiền chủ khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm, Hoa Sen mất 461 tỷ vốn hóa

Đầu tư Hoa Sen - chủ dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm của ông Lê Phước Vũ bị phạt tiền vì vi phạm lĩnh vực khoáng sản. Cùng lúc, HSG mất 461 tỷ vốn hóa.
Vụ Tiktok

Vụ Tiktok ''Vua quạt'': Tạm giữ một người chống đối, niêm phong nhiều sản phẩm

Liên quan tới vụ Tiktoker ''Vua quạt'', cơ quan công an đã tạm giữ một người chống đối, đồng thời niêm phong, tạm giữ nhiều sản phẩm.
Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả

Công an TP. Thanh Hoá vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Ngày 17/4, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang vừa công bố quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế.
Quảng Ninh: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Ninh: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ngày 17/4, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với loạt giám đốc các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Long An: Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân bị cưỡng chế thuế hơn 9,4 tỷ đồng

Long An: Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân bị cưỡng chế thuế hơn 9,4 tỷ đồng

Nợ thuế quá hạn hơn 9,4 tỷ đồng, Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân vừa bị Cục Thuế tỉnh Long An ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động