Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế

ĐT

ĐT

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế
Ảnh minh họa

Việt Nam đang tích cực triển khai các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh cũng thực hiện nhiều thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài ra, các hợp đồng, thỏa thuận quốc tế cũng được các doanh nghiệp tiến hành ký kết nhân dịp các đoàn cấp cao.

Trong giai đoạn hiện nay, việc ký kết, thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giúp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích quốc gia, tổ chức, công dân của Việt Nam, đóng góp tích cực cho hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như được nêu tại các Nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại như: chưa thực hiện đầy đủ các quy định liên quan của pháp luật trong việc ký kết điều ước quốc tế; có trường hợp chậm triển khai điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo về công tác thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; chưa nghiêm túc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các cam kết, thỏa thuận quốc tế đến các đối tượng có liên quan.

Chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối

Nhằm tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế vì mục tiêu đẩy mạnh chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và bảo đảm an ninh – quốc phòng để phát triển đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tuân thủ quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007; Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của các doanh nghiệp được ký kết nhân dịp các Đoàn của Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thăm nước ngoài và của nước ngoài, tổ chức quốc tế thăm Việt Nam).

Trong đó, chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối, phân công cán bộ đầu mối, cán bộ chuyên trách, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương có liên quan; tăng cường thông tin, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước liên quan được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được kiện toàn theo Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài, để kịp thời thúc đẩy thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế, tháo gỡ vướng mắc phát sinh.

Bộ chủ trì Phân ban Việt Nam có trách nhiệm thông báo kịp thời đầu mối, địa chỉ liên lạc của Bộ phận giúp việc Phân ban Việt Nam cho Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh để phối hợp.

Tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tăng cường tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết; kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Trong đó, cần thường xuyên rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh của mình; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao các thông tin về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thông tin liên quan, để cập nhật cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế đặt tại Bộ Ngoại giao.

Kịp thời tham vấn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đối với việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan tới an ninh - quốc phòng, chủ quyền, lãnh thổ; các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, hợp tác pháp luật, truyền thông, báo chí, truyền phát tín hiệu, nghiên cứu lịch sử, địa lý, khảo cổ và hợp tác giáo dục theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng; lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ.

Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế do Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh chủ trì thực hiện; kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế theo quy định; thông báo, hướng dẫn các cơ quan địa phương liên quan triển khai thực hiện bảo đảm đúng lộ trình cam kết. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế phải đề ra lộ trình, biện pháp, phân công cụ thể; bảo đảm phù hợp với cam kết tại điều ước quốc tế đó và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật của Việt Nam, chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phê chuẩn, hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế.

Tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức có liên quan các cam kết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các cam kết về bảo hộ đầu tư, về hội nhập kinh tế quốc tế đến các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Thông tin cung cấp cần cụ thể, chi tiết, bảo đảm cho địa phương, doanh nghiệp có thể hiểu đúng, vận dụng hiệu quả các cam kết, nhằm giúp cho địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng tận dụng đầy đủ các ưu đãi mà các điều ước quốc tế đó mang lại cũng như hạn chế khó khăn phát sinh.

Đôn đốc triển khai kịp thời và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn và xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết.

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả, vướng mắc trong triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; tiến hành hoặc phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tiến hành, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ vướng mắc.

Xác định những trường hợp triển khai cam kết, thỏa thuận quốc tế chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu hợp tác, để chủ động tiến hành hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp thích hợp, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan, Phân ban Việt Nam để thúc đẩy bên nước ngoài tại các diễn đàn song phương như kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hoặc tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương có liên quan.

Kiểm tra, phát hiện sai phạm, xử lý khiếu nại của cơ quan, tổ chức, công dân của Việt Nam hoặc của bên nước ngoài liên quan đến việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế để kịp thời tiến hành biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, Chính phủ, cơ quan, tổ chức công dân Việt Nam, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp để phối hợp.

Thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận quốc tế của doanh nghiệp được ký

Chỉ thị nêu rõ, các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh đôn đốc doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của doanh nghiệp được ký nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; kịp thời phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Phân ban Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, uy tín và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kịp thời kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam, điều ước quốc tế mới ký chưa có hiệu lực và dự định ký kết trong tương lai gần thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình; bảo đảm tính tương thích của đề nghị xây dựng và nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, hoặc đàm phán, ký mới điều ước quốc tế, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình; trình Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ động quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, phù hợp với phạm vi chức năng, thẩm quyền.

Thực hiện trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc ký kết và thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh, trong đó chú trọng đánh giá kết quả, tồn tại trong việc ký kết, thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế đang có hiệu lực.

ĐT
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1728/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và việc tiêm vaccine.
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trước ngày 31/3/2022.
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong khối EU có mức tăng trưởng “phi mã” ở mức 3 – 4 con số so với cùng kỳ.
Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Tại văn bản 1560/VPCP-KGVX ngày 12/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới.
Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 06/2022/ TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022.
Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 quy định hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 25/2/2022 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Ngày 3/3/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầu xin ý kiến đối với hồ sơ dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng giảm tối thiểu 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động-tiền lương cũng như điều kiện mới về kinh doanh bất động sản, lệ phí trước bạ sẽ chính thức có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 201/CĐ-TTg ngày 26/2/2022 về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine.
Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về những chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không sẽ giúp huy động 479.606 tỷ đồng trong 10 năm để đầu tư vào các sân bay lớn.
Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 60/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, ngành Công Thương sẽ tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 sẽ tổ chức tham vấn, đối thoại về khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động