Tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước

Sau 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN đã được nâng lên, góp phần quan trọng xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội dài hạn của đất nước.

CôngThương -  Đó là nhận định tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2001-2010, diễn ra ngày 8/12/2011 tại Hà Nội.

Giảm thua lỗ, bảo toàn vốn Nhà nước

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp để tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong thời gian tới, nhất là đóng góp vào đề án tái cấu trúc doanh nghiệp sắp được phê duyệt, nhằm đảm bảo cho DNNN thực hiện hiệu quả vai trò chủ đạo trong thúc đẩy triển kinh tế- xã hội, đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô, các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, an ninh chính trị; an ninh năng lượng, lương thực… của đất nước.

Là công tác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong những năm qua, sau 10 năm, cả nước sắp xếp được trên 4.750 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa gần 3.390 doanh nghiệp. Đến tháng 10/2011, cả nước còn 1.309 DNNN, trong đó có 452 doanh nghiệp an ninh, quốc phòng tham gia hoạt động công ích, 857 doanh nghiệp kinh doanh; tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ít hoặc chưa tham gia. Tổng vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 của các DNNN là trên 700 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng các tập đoàn, tổng công ty là 653 nghìn tỷ đồng. Hiện cả nước có 101 tập đoàn, tổng công ty và 2 ngân hàng thương mại do Nhà nước giữ 100% vốn. Đánh giá 10 năm tiến hành sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng được hệ thống thể chế khá đồng bộ, trong đó có thể chế quản lý nhà nước đối với DNNN; thể chế quản lý của chủ sở hữu; thể chế đảm bảo cho DNNN quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động hạng Ba  cho đại diện Bộ Công Thương, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Bên cạnh đó, chúng ta đã giảm mạnh được số DNNN nhỏ, những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, từ đó các doanh nghiệp này có điều kiện tập trung vào những ngành nghề chính, những ngành nghề cần nắm giữ, cần can thiệp, hạn chế đầu tư dàn trải. Qua sắp xếp, quy mô của doanh nghiệp ngày lớn lên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng tăng lên; thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện…

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn, sau một thời gian tiến hành đổi mới, sắp xếp lại, phần lớn DNNN hoạt động có lãi, số DN thua lỗ đã giảm nhiều. Năm 2001, số DN thua lỗ và hòa vốn chiếm khoảng 60% tổng số DN, nhưng đến 2010 chỉ còn khoảng 20%. Một số tập đoàn, tổng công ty có số lỗ lớn chủ yếu là do cơ chế giá và do làm chính sách. Ông Muôn đánh giá: "Về cơ bản, vốn nhà nước đầu tư được bảo toàn và phát triển. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của đa số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong giới hạn cho phép”.

Vẫn còn doanh nghiệp sai phạm

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho rằng, còn nhiều hạn chế trong quá trình đổi mới sắp xếp DNNN. Đơn cử như vẫn còn một số tập đoàn, tổng công ty đã thành lập các công ty con, đầu tư ngoài ngành thiếu kiểm soát làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn mức quy định. Còn nhiều doanh nghiệp thua lỗ, sự lãng phí, thất thoát nguồn lực còn lớn, nhất là trong khai thác, xuất khẩu tài nguyên, xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị...; Công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro và thực hành tiết kiệm còn lỏng lẻo gây lãng phí, thất thoát.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại như thể chế quản lý vẫn chưa đồng bộ, còn vướng mắc, còn chưa phù hợp; hoạt động cổ phần hóa còn chậm; nhiều DNNN chưa làm tốt vai trò và nhiệm vụ được giao, hiệu quả kinh doanh thấp; một số doanh nghiệp để thua lỗ kéo dài; một số doanh nghiệp để xảy ra tiêu cực, sai phạm, làm ảnh hưởng tới uy tín chung của DNNN…

Vì thế, việc tái cơ cấu để doanh nghiệp làm tốt hơn vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu để DNNN hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn với nguồn lực được giao. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong thời gian tới, mục tiêu kiên định là tiếp tục đổi mới, sắp xếp, hay nói cách khác là tái cơ cấu để DNNN hoạt động hiệu quả cao hơn so với nguồn lực được giao; làm tốt vai trò, chức năng được Đảng và Nhà nước giao cho DNNN, trong đó có vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Tập trung tái cơ cấu DNNN theo lĩnh vực trọng điểm

Đến hết tháng 11/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 49 phương án sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2015. Trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế chung, thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện tái cơ cấu DNNN với mục tiêu các DNNN phải có quy mô lớn, sức cạnh tranh và sẽ tập trung vào những ngành then chốt.

Theo đó, 7 phương hướng tái cơ cấu đã được xác định cụ thể, đó là việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý lương, thưởng để tạo quyền chủ động và góp phần thu hút lao động chất lượng cao. Tùy điều kiện để cổ phần hóa đồng thời với tổ chức hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Trong đó tập trung các lĩnh vực viễn thông, xây dựng, thương mại, giao thông...

Ông Muôn cho biết thêm, sẽ thực hiện giải thể, phá sản 13 DN; 31 DN sẽ được tái cơ cấu bằng phương án thị trường như mua bán, chuyển nhượng, tái cơ cấu nợ hoặc bán cho người lao động. Sẽ thực hiện thoái vốn ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa cũng như hạn chế việc Nhà nước nắm giữ cổ phần không chi phối. Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện để từ 2015- 2020 sẽ cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty. Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối trên 65% hoặc 75% vốn tại 11 đơn vị như EVN, Tập đoàn Dầu khí, Than khoáng sản, Bưu chính viễn thông, Vinashin, Vinalines... Sau 2015 cả nước còn 692 DN 100% vốn nhà nước, được tổ chức thành 44 tập đoàn, tổng công ty với 150 công ty con 100% vốn. Đặc biệt, thời gian tới, sẽ làm rõ việc phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu với DNNN giữa Chính phủ, Thủ tướng và Hội đồng thành viên, giám đốc DNNN. Chú trọng làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đặc biệt là cá nhân người đứng đầu để có biện pháp xử lý sai phạm.

Để thực hiện các định hướng tái cơ cấu DNNN, các giải pháp chính được Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước đưa ra là trong quý 1/2012 các bộ, ngành phải xây dựng phương án tái cơ cấu DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh để trình Chính phủ phê duyệt. Cơ quan này cũng cho rằng, cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối ở những tập đoàn, kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp quy mô lớn trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đầu tư. Nghiêm túc thực hiện cơ chế thị trường và quy định của Nhà nước trong cổ phần hóa DNNN, không để xảy ra tiêu cực và thất thoát tài sản hay ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Đẩy mạnh việc niêm yết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hóa trên thị trường trong và ngoài nước.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: Tính đến tháng 6/2010 Bộ Công Thương đã chỉ đạo chuyển đổi 83 doanh nghiệp thành công ty TNHH 1 thành viên. Trong số này hiện nay phần lớn các đơn vị đã tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại. Bộ Công Thương cũng đã giải thể 4 tổng công ty, sắp xếp 1 tổng công ty, sáp nhập 1 tổng công ty và phá sản 1 đơn vị; cổ phần hóa 6 tổng công ty 90,91 và 275 doanh nghiệp.
Hiện tại, Bộ Công Thương quản lý trực tiếp 18 DN 100% vốn nhà nước, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 13 doanh nghiệp cổ phần. Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại giai đoạn 2011- 2015. Trong đó, đặc biệt là việc cơ cấu lại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Với những kết quả trong việc thực hiện đổi mới, sắp xếp lại DNNN, nhân dịp này, Bộ Công Thương đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Thùy Linh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động