Tác động của “cuộc chiến thương mại” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với ASEAN

Các chuyên gia kinh tế của ASEAN cho rằng trong bối cảnh hiện nay, với những thành tựu và tiến triển ASEAN đạt được khá tốt thì vẫn tồn tại nguy cơ đe dọa rất lớn từ bên ngoài, đó là sự căng thẳng gia tăng trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Kể từ đầu năm 2018, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế suất 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu, thuế suất 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhằm kiềm chế thâm hụt thương mại 275 tỷ USD của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Sau các biện pháp đó, Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố một báo cáo xác định rằng, các hành vi, chính sách và thực tiễn của chính phủ Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng tạo trong cuộc điều tra về phân biệt đối xử và gây tổn hại cho thương mại của Hoa Kỳ. Theo báo cáo này, Hoa Kỳ có kế hoạch áp dụng thuế suất đối với 50 tỷ USD giá trị hàng hóa để trừng phạt Trung Quốc vì hành động của mình bằng cách áp đặt thêm 25% thuế đối với 1300 loại hàng hóa. Trong khi danh mục hàng hóa không bao gồm nhiều sản phẩm tiêu dùng do Trung Quốc sản xuất như quần áo, giày dép, đồ chơi kể cả các sản phẩm công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn, thiết bị y tế, linh kiện máy bay, pin và các thành phần công nghệ cao khác của các ngành có giá trị gia tăng cao. Nói cách khác, hàng động của Hoa Kỳ hướng tới các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sản phẩm thâm dụng công nghệ của Trung Quốc và ngay sau kế hoạch “made in China 2025” của Trung Quốc.

Tác động của “cuộc chiến thương mại” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với ASEAN

Để ứng phó với hành động của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang hướng mục tiêu tới 106 loại hàng hóa của Hoa Kỳ có giá trị 50 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 38% tổng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Trong số 106 sản phẩm này có 3 sản phẩm hàng đầu của Hoa Kỳ mà Trung Quốc hướng tới là: máy bay (16,3 tỷ USD), xe ô tô (10,6 tỷ USD) và đậu tương (12,4 tỷ USD). Danh sách mà Trung Quốc công bố để chống lại mối đe dọa của Hoa Kỳ được các chuyên gia nhận định là khôn ngoan. Danh sách trên đặt mục tiêu gây áp lực lên các ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống chính trị của Hoa Kỳ và tác động đáng kể đến giá trị thương mại song phương, bao gồm cả ngành công nghiệp máy bay và đậu tương. Hơn nữa, các sản phẩm được hướng tới chủ yếu đến từ các bang nhạy cảm về chính trị như quả nam việt quất từ Wisonsin - quê hương của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, rượu wishky ngô từ Kentucky - bang của Mitch McConnell - lãnh đạo đảng Cộng hòa thuộc Thượng viện. Cũng lưu ý rằng không có thuế quan nào không có hiệu lực ngay lập tức. Chính quyền Hoa Kỳ cũng tổ chức một buổi điều trần công khai cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào ngày 15/5. Sau đó USTR đưa ra quyết định cuối cùng về các sản phẩm chịu thuế bổ sung.

Các nước ASEAN được kết nối sâu sắc với chuỗi cung ứng khu vực, đóng vai trò là nhà cung cấp đầu vào trung gian cho các ngành công nghiệp lớn của Trung Quốc để tiếp tục chế biến và tái xuất sang các nước phương Tây, trong đó có cả Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ áp đặt thuế đối với sản phẩm của Trung Quốc sẽ có khả năng làm gián đoạn các mạng lưới sản xuất trong khu vực đã xây dựng trong 30 năm qua. Năm 2016, có 12,4% hàng xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc trong khi 30,1% các sản phẩm đó là hàng hóa trung gian cho việc sản xuất hàng hóa sẽ được xuất khẩu ra khỏi nước này. Tóm lại, các biện pháp nhằm kiềm chế nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ có khả năng tác động bất lợi gián tiếp đến các nền kinh tế ASEAN. ASEAN có thể bị ảnh hưởng nặng nề trong lĩnh vực điện và máy móc. Năm 2016, tỷ trọng xuất khẩu điện và máy móc của ASEAN tương ứng với toàn bộ xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc là khoảng 36% trong khi 41% sản phẩm được xuất khẩu đó được Trung Quốc sử dụng để sản xuất tiếp. Mối đe dọa này sẽ liên quan đến Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có thể là tín hiệu tích cực cho các nền kinh tế ASEAN. Ví dụ, nếu các sản phẩm của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ xung đột thương mại, Việt Nam có thể hưởng lợi vì đây là cơ sở sản xuất chính của Tập đoàn Điện tử Samsung- một đối thủ cạnh tranh lớn đối với Apple. Đồng thời, Trung Quốc có thể mua nhiều hơn từ khu vực ASEAN để chống lại các sản phẩm của Hoa Kỳ. Chẳng hạn thuế suất đối với đậu tương của Hoa Kỳ có thể làm gia tăng nhu cầu thay thế như sản phẩm từ dầu cọ, nguồn xuất khẩu chính cho Malaysia và Indonesia. Về mặt đầu tư, do vị trí và tương đồng văn hóa nên sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp Trung Quốc nếu di chuyển đầu tư sang các nền kinh tế ASEAN để tránh bị vướng vào cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Từ các hướng phân tích, các chuyên gia của ASEAN cho rằng có ít nhất hai điều mà các chính phủ và nhà lãnh đạo ASEAN có thể xem xét để duy trì hệ thống thương mại hiện tại và tận dụng các cơ hội có thể phát sinh từ xung đột thương mại này:

Thứ nhất, ASEAN cần nhận thức được tầm quan trọng của mình là một khối khu vực, có vị trí năng động về địa chính trị toàn cầu. Lập luận này dựa vào thực tế là không có quốc gia nào thực sự chiếm ưu thế ASEAN và không có quốc gia nào trong ASEAN có sức mạnh độc lập về địa chính trị chiến lược được lắng nghe trên thế giới. ASEAN là cách duy nhất cho một nhóm các nước tương đối nhỏ tập hợp thành một cường quốc trung gian trên thế giới. Việc hỗ trợ cho hệ thống thương mại toàn cầu có thể được thực hiện bằng cách duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn khu vực để thúc đẩy sự gắn kết khu vực, hội nhập kinh tế và ảnh hưởng quốc tế. Trên thực tế, mục tiêu chiến lược này có thể được thể hiện bằng cách kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN với 6 đối tác thương mại chính ở Đông Á.

Thứ hai, các chính phủ ASEAN nên tăng gấp đôi các cam kết để thúc đẩy cải cách cơ cấu ở mỗi nền kinh tế. Trong một cuộc chiến thương mại có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu thì cũng có những cơ hội phát sinh từ cuộc xung đột. Ví dụ như tái cân bằng đầu tư đa quốc gia có thể thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào các nền kinh tế ASEAN và cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN. Ngoài ra, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể mua hàng hóa thay thế từ ASEAN nếu họ quyết định không mua hàng hóa từ nhau. Tận dụng cơ hội này, ASEAN cần phải liên tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giữ vai trò thiết yếu trong quá trình xây dựng sự thịnh vượng trong khu vực qua 50 năm hình thành. GDP của ASEAN hiện ở mức khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và là cường quốc thương mại lớn thứ tư toàn cầu. Các quốc gia ASEAN đã xây dựng mạng lưới sản xuất trong khu vực trên nhiều lĩnh vực, đã thúc đẩy khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu và giảm đáng kể tình trạng nghèo đói.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Bước tiến đầu tiên hướng tới giá carbon toàn cầu

Tổ chức Hàng hải Quốc tế của LHQ (IMO), cơ quan quản lý ngành vận tải biển, về cơ bản đã vừa cam kết tạo ra mức giá carbon toàn cầu đầu tiên trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine đề phòng, hướng Kharkov sắp có biến? Ukraine tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ đề phòng Nga tấn công
Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Người ta lo ngại về hiệu ứng lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi một tàu container đâm vào một cây cầu ở thành phố Baltimore của Mỹ.
Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga tăng cường nhập khẩu xăng; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp quốc gia

Nga gần đây đã tăng cường nhập khẩu xăng từ Belarus trong tháng 3 để giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/3/2024: Ukraine thừa nhận quân đội trì trệ; Nga tăng cường an ninh ở Crimea.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của Liên minh châu Âu (EU) đạt bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng ít carbon vào năm 2023.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas thiệt mạng

Chiến sự Israel – Hamas ngày 28/3/2024: Israel tuyên bố không bị cô lập; thủ lĩnh của Hamas đã thiệt mạng trong một đợt không kích của IDF đầu tháng 3/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: Berdychi trên bờ sụp đổ; vùng đệm tại Ukraine rộng 300km? Điều này phụ thuộc vào các loại vũ khí tấn công của AFU.
WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/3/2024: NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân.
Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

Boeing gặp khó khi tìm người kế nhiệm xử lý chuỗi khủng hoảng

CEO Dave Calhoun quyết định rời đi khi Boeing lún sâu vào khủng hoảng. Điều này gây sức ép cho Hội đồng quản trị phải tìm người kế nhiệm đưa công ty vượt khó.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: Văn hóa - du lịch, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư...
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê bỏ chạy

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Chiến trường Ukraine khốc liệt, lính đánh thuê nước ngoài bỏ chạy do chịu nhiều tổn thất và nguy cơ ở tiền tuyến.
Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Khủng hoảng Biển Đỏ: Nhiều châu lục phải đối mặt với sự gián đoạn

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư.
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với vấn đề nan giải về nhiên liệu

Vận tải biển chiếm khoảng 90% thương mại thế giới và chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/3/2024: Nga phá vỡ phòng tuyến của Ukraine ở Verbove, tập kích dồn dập ở 114 khu vực.
Cầu Francis Scott Key ở Mỹ bị tàu hàng đâm sập

Cầu Francis Scott Key ở Mỹ bị tàu hàng đâm sập

Sáng 26/3 (theo giờ địa phương), một đoạn cầu Francis Scott Key (cầu Key) ở bang Maryland, Mỹ đã bị sập do một tàu chở hàng đâm trúng.
Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Giá Bitcoin bất ngờ tăng vọt trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 3 và trở lại mốc 70.000 USD.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/3/2024: Liên hợp quốc mong muốn có lệnh ngừng bắn chính thức tại Dải Gaza sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết liên quan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Ukraine tháo chạy khỏi Bogdanovka, tuyến phòng thủ sau Avdeevka vỡ nát khi Quân đội Nga tiến vào phía Bắc Berdychi.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Nga bắt thêm nghi phạm, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố

Tòa án quận Basmanny của Moscow đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 3 nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/3/2024: Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động