Tác nghiệp tại Hoàng Sa: Bằng trái tim nóng...

Những ngày tháng 5 miền Trung nóng như đổ lửa, nhưng nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tình hình càng “nóng” hơn. Hàng ngày, những nhóm phóng viên dũng cảm cùng tàu kiểm ngư tác nghiệp.
Phóng viên Tấn Vũ (bên trái) và Viễn Sự (bên phải) đang tác nghiệp trên tàu HP-9226

Phóng viên Tấn Vũ (bên trái) và Viễn Sự (bên phải) đang tác nghiệp trên tàu HP-9226

CôngThương - Hăng hái lên đường

“Đây là lần đầu tiên báo chí rất chủ động trong việc tiếp cận hiện trường” - phóng viên Nguyễn Viễn Sự và Hồ Tấn Vũ (báo Tuổi Trẻ), 2 trong 19 nhà báo đi trên chiếc tàu kiểm ngư, nói vậy. Trong số 19 nhà báo đi đợt đầu ấy, không phải ai cũng có thời gian kịp chuẩn bị. Viễn Sự chia sẻ: “Một đồng nghiệp ở báo bạn khi nhận lệnh gấp xuống tàu thì trên người chỉ kịp mặc vội bộ quần áo, khoác theo cái máy ảnh, máy tính”.

Phóng viên Lê Hoàng Sơn (báo Thanh Niên tại miền Trung) không giấu cảm xúc khi được lên tàu một cách rất tình cờ. Số là, dù đã đăng ký được theo tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ra biển Đông nhưng không biết ngày nào lên đường. Bỗng chiều ngày 12/5, trên đường anh đi làm về, Sơn nhận được thông tin từ Cục Kiểm ngư thông báo đến các cơ quan báo chí “lên đường”, thời gian chuẩn bị là 20 phút. Anh chỉ một bộ áo quần trên người và dụng cụ tác nghiệp có sẵn, quay đầu xe máy chạy đến vừa kịp tàu kiểm ngư hú còi xuất bến.

Phóng viên Lê Hải Sơn (Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung) thì lại khác. Anh vào huyện Núi Thành làm bạn với ngư dân. Dịp may đến, ngày 11/5, thời điểm “nóng” nhất cả trên biển lẫn trên đất liền khi hàng triệu người dân Việt Nam cùng xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta, hàng trăm tàu cá của ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… xuất quân ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Và, trên tàu đánh cá QNa 90659TS có một “ngư dân” mới tinh khôi, không mang ngư lưới cụ mà mang theo máy ảnh, laptop… Đó chính là nhà báo Hải Sơn! Đến bây giờ nói chuyện với đồng nghiệp anh vẫn không thôi lém lỉnh “Tôi tự hào và vinh dự là 1 trong 6 nhà báo duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại được đi theo tàu cá của ngư dân. Tôi đã được sống, trải nghiệm như là một ngư dân thực thụ”...

Phóng viên Viễn Sự gọi điện thoại vệ tinh về tòa soạn trên tàu HP-9226

Tác nghiệp trong những lúc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi không hề đơn giản, quan trọng nhất là phải bảo vệ an toàn cho bản thân- đây cũng là trách nhiệm mà lãnh đạo tàu giao. Khi ấy, phóng viên phải mặc áo phao, mang dép có độ bám tốt, khi có báo động không được ra ngoài...

“Hơi thở” Hoàng Sa

Tàu HP-9226 trước đây là tàu chuyên ứng phó sự cố tràn dầu được cải tạo lại, vào tăng cường cho biên đội kiểm ngư vùng IV. Biển Hoàng Sa khi ấy động dữ dội, gió cấp 5, sóng cấp 6 làm cánh nhà báo say sóng rất nhiều. HP-9226 với độ giãn nước 1.600 tấn đã trở thành “con tàu cảm tử” của biên đội kiểm ngư vùng IV bởi to gấp đôi tàu kiểm ngư khác, vào sâu nhất, va chạm nhiều nhất trong chuyến đi ấy.

Viễn Sự cho biết: “Thường thì cách giàn khoan 7 hải lý là Trung Quốc đưa tàu ra chặn, trong khi HP-9226 có thời điểm vào rất sâu, cách giàn khoan chỉ 3,6 hải lý. So với tàu Trung Quốc bình thường thì tàu mình nhỏ chỉ bằng phân nửa bởi tàu họ vốn là tàu tên lửa tấn công nhanh hoán cải. Lúc cao điểm, Trung Quốc có 135 chiếc tàu, trong khi mình chỉ hơn 30 chiếc”.

Tác nghiệp trong những lúc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi không hề đơn giản, quan trọng nhất là phải bảo vệ an toàn cho bản thân- đây cũng là trách nhiệm mà lãnh đạo tàu giao. Khi ấy, phóng viên phải mặc áo phao, mang dép có độ bám tốt, khi có báo động không được ra ngoài. “Chúng tôi được phân ra quan sát nhiều khu vực, trách nhiệm của mình là làm sao lấy được nhiều hình ảnh, thông tin nhưng không phải bằng mọi giá. Trong một số tình huống, chúng tôi như thuyền viên, được phân ra đứng nhiều góc khác nhau sát cửa kính để quan sát và thông báo, tàu Trung Quốc đang cách bao xa, có động thái gì… để chỉ huy tàu xử lý” - Viễn Sự chia sẻ.

Với khả năng bắn xa 300m, lực bắn mạnh, căng thẳng nhất là lúc tàu Trung Quốc rượt và bắn vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. phóng viên Tấn Vũ nói: “Tình huống bị xịt vòi rồng rất nguy hiểm, có thể bể kính, đồ nghề tác nghiệp bị hư hỏng, gây thương tích, hoặc rơi xuống biển… trong khi 19 phóng viên đều dồn hết lên cabin buồng lái. Kỷ niệm mà các phóng viên trên tàu nhớ mãi là vào sáng 12/5, khi tàu Trung Quốc phát hiện có tàu Việt Nam sơn màu cam mới ra khá lớn, dẫn đầu biên đội kiểm ngư vùng IV, đã huy động 15 tàu hải cảnh bao vây, có 3 tàu chặn lại, xịt vòi rồng trong gần một giờ, nếu thuyền trưởng không tỉnh táo thì sẽ đâm va, hư hỏng nặng. Sáng hôm đó rất căng thẳng, phải bình tĩnh đối chọi để thoát ra, mỗi lần bị bắn vòi rồng vào cabin là thuyền trưởng phải chỉ huy lách tàu”.

Tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc khiêu khích, gài bẫy, cứ 3 tàu kèm 1 tàu Việt Nam, cắt mũi hoặc gài máy tạo cảnh tàu Việt Nam đang lao tới, phát loa có tần số âm thanh cực lớn có thể làm người nghe bị điếc, ánh đèn pha rọi thẳng vào tàu... “Những lúc ấy, chúng tôi bức xúc lắm, ghi lại các hình ảnh đó để đưa ra công luận. Chỉ huy tàu luôn kiềm chế, vào sâu, tránh né tối đa các hành vi tác động của tàu Trung Quốc. Anh em trên tàu khôn khéo với trái tim nóng và cái đầu lạnh, rất bình tĩnh” - Tấn Vũ chia sẻ.

Một số phóng viên trên tàu HP-9226 được chia ra túc trực ở tàu cảnh sát biển để quan sát, ghi nhận ở nhiều vị trí khác nhau. Việc di chuyển qua lại giữa các tàu khá phức tạp trong điều kiện sóng lớn, mạn tàu cách nhau khoảng 3m nhưng không cố định một chỗ. Phóng viên phải thật dứt khoát và tuân thủ hướng dẫn của thuyền viên trên tàu, bởi sơ sảy là có thể gãy chân.

Một tuần sau, tàu cảnh sát biển đưa đoàn 19 phóng viên về đất liền, nhưng trái tim họ vẫn còn thổn thức bởi “có quá nhiều thông tin và hình ảnh, chúng tôi rất nóng lòng trở về để chia sẻ với bạn đọc”...

Đối với phóng viên Hải Sơn, thời gian ở trên tàu là 8 ngày cả đi lẫn về. Do đây là lần đi biển xa đầu tiên nên anh phải mất 2 ngày để làm quen với sóng biển cấp 5- 6. May mắn sau đó biển chỉ còn sóng cấp 3- 4 nên việc tác nghiệp cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên cái khổ của phóng viên không phải là chuyện ăn, ở, mà là chuyện gửi bài. Chẳng lẽ cất công ra đến Hoàng Sa, thấy cảnh hành xử của tàu Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam rất “chướng tai gai mắt” mà không viết. Nhưng tất cả những điều thu thập được đều phải… cất vào kho vì máy điện thoại thường không có sóng liên lạc, 3G vô hiệu. Thậm chí nhiều phóng viên mở laptop gõ vài cái là phải đóng lại ngay vì say sóng. Vì vậy hầu như các nhà báo đều chọn bút viết thay vì gõ laptop.

Số đông nhà báo nước ngoài đều có điện thoại vệ tinh nối với tòa soạn. Nhưng để gặp được người cần gặp không phải lúc nào cũng có sóng. Các nhà báo thay nhau lên boong tàu, trèo lên cả cabin nhưng có khi phải gọi cả chục cuộc, điện thoại mới “bám” được vệ tinh. Khi đã nối máy được, nhà báo nào cũng thao thao bất tuyệt cầm giấy đọc như thể “giảng đạo” để đầu dây bên kia ghi âm. Chưa nói đến có nhà báo đang đọc thì sóng chồm lên hất văng xuống sàn, lồm cồm đứng lên... dò sóng lại.

Chính từ bám sát ngư trường Hoàng Sa, sống cùng ngư dân trong những giờ phút căng thẳng nhất nên không những các nhà báo trong nước mà ngay các nhà báo nước ngoài đều phải “ngả mũ” kính phục ngư dân Việt Nam- những người nơi đầu sóng, ngọn gió, không hề biết sợ, dù đó là những tàu hải cảnh đội lốt tàu cá của Trung Quốc to lớn hơn tàu cá vỏ gỗ của Việt Nam hàng chục lần.

Phóng viên Công Khanh (báo Công an Đà Nẵng) vừa trở về ngày 3/6 sau một tuần ra biển, không giấu được nỗi bất bình: Tàu Trung Quốc rất ngang ngược. Hàng ngày, họ thực hiện gây hấn, đâm va, nhiều lúc tàu cá Việt Nam chỉ cách họ vài chục mét. Tuy nhiên, các ngư dân biết có lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam bên cạnh, cùng với lòng tự hào dân tộc, nên vẫn vững tâm hoạt động.

Còn phóng viên Hải Sơn do đi theo tàu cá của ngư dân nên chứng kiến “cận cảnh” đâm va hung bạo của tàu Trung Quốc. Anh tự hào cho biết: “Tôi đã được chứng kiến sự can trường của ngư dân Việt Nam, có những đêm, họ vào đánh cá chỉ cách giàn khoan Trung Quốc chừng 7 hải lý thì bị các tàu của Trung Quốc soi đèn xua đuổi. Dù căm giận Trung Quốc ngang ngược nhưng ai cũng cố gắng giữ bình tĩnh để tránh va chạm. Vì chỉ cần manh động một chút có thể là cớ để tàu cá Trung Quốc tấn công. Chứng kiến tận mắt những hành động gây hấn của các tàu sắt Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam và đã ghi lại được những hình ảnh cận cảnh tàu Trung Quốc đâm va tàu của ngư dân Việt Nam”...

Chắc hẳn những bài viết của các phóng viên dũng cảm, can trường về Hoàng Sa - vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam - vẫn còn rất nhiều vì nơi đó, ngư dân Việt Nam vẫn đang ngày đêm bám biển, bám ngư trường và lòng dân vẫn còn mãi quặn đau, “không thể nào quên, không thể nào nguôi” khi Hoàng Sa vẫn đang “nóng bỏng”!

Lê Khôi - Minh Tích - Vũ Lê

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động