Quảng Ninh đề xuất 75 chính sách đặc thù cho Đặc khu Vân Đồn

Đây là nội dung được đặc biệt chú trọng tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Ninh (kỳ họp bất thường), diễn ra trong ngày 27/10, bên cạnh nhiều nội dung bản lề đối với tiến trình phát triển của địa phương.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - nhấn mạnh: Đây là những nội dung có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội tích cực của tỉnh trước mắt và lâu dài. Vì vậy, trước kỳ họp, Thường trực và Các ban của HĐND tỉnh đã tích cực phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan chuẩn bị kỹ các nội dung, Đề án, báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết.

Quảng Ninh đề xuất 75 chính sách đặc thù cho Đặc khu Vân Đồn
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - phát biểu khai mạc kỳ họp

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ nghe UBND tỉnh báo cáo kết quả rà soát và thu hồi các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ vi phạm trên địa bàn trong 9 tháng năm 2017 và thống nhất thông qua làm cơ sở quan trọng cho cử tri, nhân dân trong toàn tỉnh cùng tham gia giám sát việc thực hiện của các cơ quan chức năng… Trong đó, đáng chú ý là thông qua Đề án đề nghị thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Đề án).

Đồng chí Nguyễn Văn Đọc khẳng định: Sau khi Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 về Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng 2 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng Đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ.

Cùng với đó, trên cơ sở Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 23/3/2017 của Bộ Chính trị về các Đề án xây dựng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với mục tiêu xây dựng mô hình hành chính tinh gọn, thể chế, cơ chế, chính sách cạnh tranh; khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút đầu tư, hình thành mô hình động lực mới thúc đẩy phát triển đột phá về kinh tế đối với các địa phương, các vùng và cả nước; tỉnh Quảng Ninh đã tích cực hoàn thiện Đề án và tham gia xây dựng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để Chính phủ trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Quảng Ninh đề xuất 75 chính sách đặc thù cho Đặc khu Vân Đồn
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang được đẩy mạnh tiến độ thi công

Liên quan tới Đề án, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết, Vân Đồn có những giá trị khác biệt, những lợi thế “vàng”.

Trước hết, Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế, được đặt trong quy hoạch phát triển liên hoàn quốc gia, nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc, là khu vực tăng trưởng nhanh, trung tâm phát triển năng động nhất thế giới. Trong bán kính 5 giờ bay, có thể tiếp cận tới thị tường rộng lớn với dân số hơn 3 tỷ người và tổng DGP hơn 22 nghìn tỷ USD.

Hiện tại , hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật – xã hội đang được đầu tư hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, có hệ thống giao thông kết nối với giao thông quốc gia và quốc tế cả bằng đường bộ (cao tốc Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn- Móng Cái), đường hàng không quốc tế (Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn), đường biển (Cảng biển tổng hợp Hòn Nét- Con Ong có độ sâu- 21 mét, khả năng tiếp nhận tầu có trọng tải 150.000 DWT).

Đáng chú ý, Vân Đồn nằm trong vùng kỳ quan Vịnh Hạ Long- Bái Tử Long với tài nguyên du lịch đặc sắc, cảnh quan đẹp và sở hữu nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch biển, đảo cao cấp. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái đa dạng. Môi trường, không khí ở Vân Đồn trong lành, chưa bị tác động nhiều bởi các yếu tố con người, thuận lợi cho thu hút khách du lịch quanh năm.

Ngoài các lợi thế về tài nguyên du lịch, truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân số hiện tại còn ít, thuận lợi trong việc sắp xếp dân cư, bố trí và phát triển các phân khu chức năng. Vì vậy, Vân Đồn đã và đang nhận được sự ủng hộ của Trung ương và các bộ, ban, ngành, sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân và nhà đầu tư. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý để Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư chiến lược, hợp tác cùng tỉnh đầu tư phát triển Vân Đồn ngay từ giai đoạn đầu.

Quảng Ninh đề xuất 75 chính sách đặc thù cho Đặc khu Vân Đồn

100% đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết thành lập Đơn vị hành chính – kinh tế Vân Đồn

Đề án được tỉnh Quảng Ninh xây dựng rất công phu. Trong khoảng thời gian 5 năm qua, tỉnh đã tổ chức trên 50 diễn đàn (hội nghị, hội thảo và các buổi làm việc lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân dân trên địa bàn được thực hiện với hàng ngàn ý kiến đóng góp cho Đề án). Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu, khảo sát, học tập tham khảo kinh nghiệm xây dựng đặc khu ở các nước trên thế giới. Đặc biệt, việc thu hút nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo sự thành công của đặc khu được tính toán rất kỹ lưỡng.

Để Đặc khu Vân Đồn có cơ chế, chính sách cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư, trong Đề án, tỉnh Quảng Ninh đề xuất 75 cơ chế chính sách đặc thù, phân thành 12 nhóm ưu đãi về thuế, đất đai, quản lý xuất nhập cảnh cũng như mô hình tổ chức.

Theo đó, nhóm ưu đãi về thuế, về tài chính, ngân sách và ưu đãi về xuất, nhập khẩu hàng hóa: mỗi nhóm 6 chính sách đặc thù; nhóm tiền tệ, ngân hàng: 3 chính sách; nhóm đầu tư, kinh doanh: 5 chính sách; nhóm ưu đãi về đất đai: 4 chính sách; nhóm xuất nhập cảnh và quản lý cư trú: 5 chính sách; nhóm ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược: 4 chính sách; nhóm chính sách về quản lý và phát triển nguồn nhân lực: 4 chính sách; nhóm chính sách phát triển du lịch: 3 chính sách…

Đề án Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn đặt ra mục tiêu cụ thể: “Hình thành một vùng động lực thu hút đầu tư, tri thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong và ngoài nước, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia theo tiêu chí quốc tế. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại; trở thành thành phố biển quốc tế đạt tiêu chuẩn đô thị thông minh bền vững; trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển- đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp và cửa ngõ giao thương quốc tế, để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế. Góp phần trực tiếp thúc đẩy nhanh phát triển, tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, lan tỏa ra các vùng và cả nước”.
Xuân Phú - Đức Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động