Phát triển ngô bền vững: Hạ giá thành, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu

Ngô là đầu vào quan trọng trong chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa các mô hình sản xuất ngô khép kín nhằm gia tăng năng suất và thu nhập, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân trồng ngô là yêu cầu được đặt ra.
Phát triển ngô bền vững: Hạ giá thành, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu
Ruộng ngô biến đổi gen cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế

Nghịch lý xuất gạo, nhập ngô

Chia sẻ tại Hội thảo Phát triển ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc diễn ra trong hai ngày 14-15/7 tại Mộc Châu (Sơn La), ông Trần Xuân Định - Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - cho biết, trong những năm gần đây, diện tích trồng ngô của cả nước dao động khoảng hơn 1 triệu ha, tuy nhiên, năng suất trung bình còn khá thấp, chỉ ở mức 4,5 triệu/tấn. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu ngô hạt về phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Đó chính là mâu thuẫn nội tại của ngành trồng trọt, khi gạo thì xuất khẩu, thậm chí xuất khẩu khó khăn, còn ngô thì nhập đến hơn 50% về giá trị (trên 1,65 tỷ USD năm 2016) so với gạo xuất. Giá ngô nhập khẩu giảm mạnh trong những năm gần đây khiến tổng lượng nhập khẩu ngô về Việt Nam tăng nhanh, cụ thể năm 2016, Việt Nam nhập 8,3 triệu tấn ngô, điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với nông dân trồng ngô trong nước.

Cũng theo ông Định, cây ngô vẫn là cây lương thực quan trọng. Với nhu cầu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ngày một tăng như hiện nay, việc có được nhiều hơn quyền chủ động về nguồn cung giúp đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tránh khỏi tình trạng phụ thuộc và thất thoát ngoại tệ. Bộ NN&PTNT đã định hướng duy trì diện tích canh tác như hiện tại, nhưng nâng cao giá trị và sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Cụ thể là khuyến khích ứng dụng các loại giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến và đẩy mạnh cơ giới hóa. Hiện năng suất ngô trung bình của Việt Nam còn đang ở mức rất thấp do điều kiện canh tác không thuận lợi, địa hình khó khăn, việc ứng dụng các giống mới kháng lại các tác nhân bất thuận sẽ giúp đảm bảo năng suất tiềm năng và nhờ đó nâng cao sản lượng và chất lượng ngô sau thu hoạch. Việc công nhận và đưa các giống chuyển gen vào sản xuất từ năm 2015 bước đầu tạo ra các tín hiệu tích cực khi năng suất và thu nhập của bà con nông dân trồng ngô được cải thiện rõ rệt. Năm 2016, ước diện tích ngô chuyển gen chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô của cả nước…

Hình thành các chuỗi giá trị khép kín trong sản xuất ngô

Bước đầu thành công nhờ ứng dụng các giống ngô lai mới tại Sơn La, ông Dương Gia Định - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tỉnh Sơn La - nhận định, việc áp dụng các giống ngô mới là một trong các trọng tâm phát triển của tỉnh trong đó có mở rộng, khuyến khích sản xuất ngô biến đổi gen. Năm 2016 diện tích ngô biến đổi gen của tỉnh là khoảng 6.000ha. Tính đến tháng 6/2017 đã có 3.500ha. Qua đánh giá thì các giống chuyển gen rất có triển vọng và phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh và cho năng suất rất cao, như tại Cò Nòi, năng suất có thể lên tới 12 tấn/ha.

Anh Hoàng Văn Tuyến - nông dân tại đội sản xuất 77, thị trấn Nông trường huyện Mộc Châu - cho biết thêm: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng đàn của bò sữa trong khu vực Mộc Châu (Sơn La) ước tính 15-20%, vì vậy việc đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa nói chung và việc tăng diện tích trồng ngô sinh khối là rất quan trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa, gia đình tôi có canh tác 4,5ha đất trong đó 4ha trồng ngô sinh khối, 0,5ha trồng cỏ. Do thời gian thu hoạch ngô lấy sinh khối ngắn hơn so với trồng ngô lấy bắp khoảng 20-25 ngày nên nông dân có thể tranh thủ trồng 2 vụ ngô một năm thay vì một vụ như thông thường. Điều này vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa, giúp nông dân có thêm thu nhập, vừa hạn chế áp lực cỏ dại. Trồng ngô lấy sinh khối hiệu quả kinh tế cao hơn 1,6 lần so với canh tác ngô lấy bắp. Theo như hạch toán của hộ gia đình, 1ha ngô lấy sinh khối lãi hơn 25,6 triệu đồng trong khi trồng ngô lấy bắp, lấy hạt chỉ hơn 15,6 triệu đồng.

Theo dự đoán của Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 9 triệu tấn ngô và sản xuất trong nước vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đồng thời với quá trình hội nhập, thuế nhập khẩu đối với ngô sẽ có xu hướng giảm. Tất cả các nhân tố trên sẽ tạo áp lực rất lớn cho sản xuất trong nước. Để tăng sức cạnh tranh, đại diện IPSARD cho rằng, vấn đề cốt lõi đó là nâng cao chất lượng sản xuất ngô, đồng thời tổ chức sản xuất lại - giảm bớt can thiệp của quá nhiều tác nhân trung gian tham gia vào chuỗi giá trị. Mô hình tổ nhóm hợp tác xã kết nối trực tiếp với doanh nghiệp được đưa ra như một giải pháp quan trọng, trong đó nông dân liên kết sản xuất, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ về phương tiện, giống, kỹ thuật canh tác và đảm bảo xử lý, bao tiêu sau thu hoạch.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Tổ chức CropLife Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đưa các giống ngô lai vào sản xuất từ những năm 1995 và tại thời điểm đó đã tạo ra cuộc cách mạng về tăng năng suất. Tuy nhiên, cho đến nay, năng suất của các giống ngô lai mới thường đã đến mức tới hạn và đòi hỏi cần có các cải tiến mới. Việc phát triển và canh tác các giống ngô chuyển gen là một giải pháp quan trọng, thông qua các cải tiến về giống và phương pháp canh tác, các giống ngô chuyển gen giúp bảo toàn năng suất tiềm năng, hạn chế hư hại năng suất do sâu hại và cỏ dại, đồng thời giảm chi phí đầu vào và các tác động tiêu cực lên môi trường.

Ông Trần Xuân Định nhấn mạnh, hiện nay sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40-45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sản xuất ngô trong nước tiếp tục hướng vào thị trường nội địa. Vấn đề cần đặt ra đối với sản xuất ngô trong thời gian tới là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với ngô nhập khẩu. Chính vì thế, Cục Trồng trọt đề xuất, cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định số 915 ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động