Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn

Hôm nay (25/11), tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” với sự tham dự của trên 300 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp trên cả nước. Dưới đây là một số đề xuất, kiến nghị đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
EPhát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn
Trung tâm công nghệ cao Viettel tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco Group: Nâng cao năng lực phát triển sản phẩm

Với mục tiêu xây dựng ngành Công nghiệp ôtô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, tham gia xuất khẩu và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, tháng 4/2016, công ty đã khởi công mở rộng Khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai - Trường Hải thêm 268ha, triển khai xây dựng các dự án: Nhà máy xe con có công suất 100.000 xe/năm (tháng 7/2018); nhà máy xe tải có công suất trên 100.000 xe/năm (tháng 7/2017); nhà máy xe bus có công suất 8.000 xe/năm và xe mini bus 12 - 16 chỗ 12.000 xe/năm (tháng 7/2017).

Để tập trung nâng cao phát triển CNHT, công ty đã mở rộng, nâng cấp các nhà máy hiện hữu; nâng cao năng lực sản xuất từ các chi tiết cơ khí đơn giản đến sản phẩm có chất lượng cao. Đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển), tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, phù hợp với điều kiện sử dụng của khách hàng; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thaco xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân sự quản lý và lãnh đạo; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự R&D có khả năng để chuẩn bị nghiên cứu, làm chủ công nghệ thiết kế để phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Quốc Trường - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong: Quyết liệt chống hàng nhái, hàng giả

Với truyền thống 56 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” đã được người tiêu dùng trong cả nước tin tưởng, đặc biệt là tại thị trường phía Bắc. Với hệ thống nhà máy sản xuất tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và hệ thống bán hàng trải rộng khắp cả nước, Tiền Phong giữ khoảng 60% thị phần phía Bắc và 27% thị phần ngành ống nhựa cả nước.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng trong quá trình 56 năm phát triển, công ty cũng còn gặp không ít khó khăn, như trên thị trường tồn tại nhiều hàng nhái, hàng giả. Việc phát hiện và xử lý vi phạm này rất mất thời gian và chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe.

Do vậy, công ty kiến nghị cần phải có chính sách quyết liệt để bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả để bảo vệ sản phẩm của các doanh nghiệp (DN) sản xuất chân chính. Trên cơ sở đó, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm nhựa của các nhà sản xuất nội địa. Đồng thời, có chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nguyên liệu cho ngành Nhựa để các DN chủ động được nguyên liệu đầu vào, tránh phụ thuộc vào các DN nước ngoài.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp quan tâm

Ông Trần Quốc Toản - Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn: Ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ cao

Hiện nay, Tổng công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn – TNHH MTV (SAMCO) đã phát triển thành công dòng xe buýt, xe khách sử dụng công nghệ CNG mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu khí độc hại, mang lại môi trường sạch… Sản phẩm này đang được vận hành và nhận được sự đánh giá cao của người dân TP. Hồ Chí Minh. SAMCO cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và đưa vào vận hành dòng sản phẩm này, do đó để phát triển thành công còn gặp nhiều khó khăn với chi phí lớn.

Trong thời gian tới, SAMCO mong muốn các bộ, ngành, Chính phủ có chính sách ưu tiên, hỗ trợ ưu đãi để DN quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm mang tính công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là sản phẩm đặc trưng của DN, góp phần khẳng định nền công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời kỳ tìm con đường riêng trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam: Xây dựng các khu công nghiệp tập trung

Theo dự báo, tới năm 2025, Việt Nam có thể đạt sản lượng giày dép trên 2 tỷ đôi, gấp hai lần sản lượng năm 2015, với kim ngạch xuất khẩu đạt 28 - 30 tỷ USD. Nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất do đó sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Nếu không phát triển CNHT sản xuất nguyên phụ liệu, ngành Da giày Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Từ thực trạng đó, hiệp hội kiến nghị, trong giai đoạn 2016 – 2020, cần xây dựng các khu công nghiệp tập trung sản xuất da thuộc, dệt nhuộm, vải giả da tráng PU… bằng nguồn vốn đầu tư phát triển. Trước mắt, tập trung nguồn lực xây dựng ngay một khu công nghiệp thuộc da tập trung tại một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, hiệp hội cũng kiến nghị xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, các giải pháp thu hút đầu tư FDI của các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất da giày xuất khẩu và kết nối các DN trong nước làm vệ tinh để tham gia vào chuỗi cung ứng da thuộc thành phẩm và nguyên phụ liệu cho DN FDI. Xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chuyên ngành, trung tâm nghiên cứu phát triển, xử lý môi trường ngành Da - giày, túi xách.

Ông Vũ Đức Quyết - Sở Công Thương Bắc Ninh: Hình thành cụm công nghiệp liên kết

Bắc Ninh đang phấn đấu phát triển ngành CNHT của tỉnh trở thành ngành kinh tế với tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của tỉnh, hướng đến công nghệ cao, sản phẩm bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giải pháp trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển các ngành CNHT của địa phương phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực do các DN nước ngoài đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng cao cho chuỗi cung ứng sản phẩm cho công nghiệp nội tỉnh; từng bước tiến đến hình thành cụm công nghiệp liên kết trên cơ sở lấy DN lớn là hạt nhân, DN vừa và nhỏ là các vệ tinh cung ứng.

Trên cơ sở đó, địa phương cũng khuyến khích phát triển một số ngành CNHT có tính tiên phong về công nghệ thuộc các lĩnh vực điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.

Để thúc đẩy phát triển CNHT, Sở Công Thương Bắc Ninh đề nghị Bộ Công Thương sớm hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển CNHT quốc gia để các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện và làm cơ sở xây dựng chương trình phát triển CNHT của địa phương. Sở cũng đề nghị Bộ Công Thương thành lập trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực phát triển CNHT cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ tại tỉnh Bắc Ninh để làm đầu mối gắn kết việc ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực cho CNHT, trước mắt là 2 ngành điện tử - tin học và cơ khí chế tạo.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn

Ông Dương Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cơ khí TP. Hồ Chí Minh: Phát triển ngành Cơ khí theo sản phẩm và dịch vụ

Để phát triển ngành CNHT, nhà nước cần sớm xây dựng chiến lược phát triển ngành cơ khí theo một số định hướng sản phẩm và dịch vụ.

Thứ nhất, các máy móc, thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp quan trọng như: Công nghiệp hóa, khai thác mỏ, năng lượng, dệt may, giày dép, cao su, phương tiện thông dụng và quân sự. Thứ hai, các máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng phục phụ khai thác và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Thứ ba, các hệ thống sản xuất tích hợp nhờ máy tính, thiết bị di động và internet. Thứ tư, các máy móc thiết bị, hệ thống kỹ thuật phục vụ khoa học và đời sống. Thứ năm, các dịch vụ thiết kế (kỹ thuật và công nghiệp) phục vụ cho dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh và quốc phòng.

Theo tôi, các nhà sản xuất và dịch vụ của 5 nhóm nêu trên chính là những khách hàng lớn cho các nhà cung cấp các dụng cụ, phụ tùng, chi tiết thuộc các sản phẩm CNHT như: Sản phẩm đúc, rèn, dập, hàn kỹ thuật cao, các loại khuôn kỹ thuật có đọ chính xác (cho sản phẩm cơ khí, nhựa) các chi tiết chính xác, các loại vi mạch và chíp chuyên dụng.

Ông Lê Văn Tuấn - Tổng giám đốc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA): “Mở đường” cho doanh nghiệp cơ khí

Có bề dày hơn 55 năm xây dựng và phát triển, LILAMA đã khẳng định được vị trí là đơn vị hàng đầu của đất nước với 2 lĩnh vực kinh doanh: Tổng thầu EPC, tổng thầu/nhà thầu xây lắp các công trình công nghiệp; chế tạo cơ khí phục vụ các công trình trong nước và chế tạo cơ khí xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ), từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Tuy vậy, LILAMA cũng như nhiều DN cơ khí khác vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức cần kiến nghị. Ngoại trừ những dự án sử dụng vốn vay mà nhà tài trợ vốn có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế thì tất cả các dự án do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư hoặc những dự án có nguồn vốn vay do Chính phủ bảo lãnh thì không được phép tổ chức đấu thầu quốc tế khi nhà thầu trong nước có khả năng đáp ứng thực hiện gói thầu. Điều này hoàn toàn đúng theo quy định tại điều 15, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Ngoài ra, để bảo đảm các DN cơ khí trong nước có thể tham gia thực hiện việc chế tạo các hệ thống, thiết bị phụ trợ của nhà máy nhiệt điện, các chủ đầu tư cần giảm bớt yêu cầu về thu xếp vốn từ “tối thiểu 85% giá trị gói thầu EPC” xuống còn “tối thiểu 85% giá trị phần vật tư, thiết bị nhập ngoại”.

Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan có giải pháp, cơ chế hỗ trợ để các DN cơ khí có thể tích lũy tài sản, nhằm mục đích tái đầu tư, nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí.

Ông Hoàng Minh Trí - Tổng giám đốc Công ty 4P: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Khi Việt Nam mở cửa sâu rộng hơn, thách thức sẽ thuộc về DN vừa và nhỏ yếu về vốn, công nghệ và kém về năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn cho DN.

Theo đó, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa DN FDI và DN nội địa. Cụ thể, nên có quy định tối giản về pháp luật trong kinh doanh cho DN vừa và nhỏ.

Về chính sách pháp luật, nhà nước cần tháo gỡ những bất cập về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập (thuế nhập khẩu linh kiện, thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, thiết bị). Trên cơ sở đó, có chính sách khuyến khích DN nội địa tham gia chuỗi cung ứng.

Ngoài ra đối với tiếp cận nguồn vốn, DN vừa và nhỏ như chúng tôi cũng đề xuất, cần có chính sách ưu đãi giúp cho DN bảo toàn vốn đầu tư và ưu đãi theo mức độ đầu tư, nhất là các DN công nghệ, tránh hình thức cào bằng như hiện nay.

Ông Bùi Quang Chuyện - Chủ tịch HĐTV, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM): Cần chính sách ưu đãi đủ mạnh

Việc phát triển CNHT là rất cần thiết và cấp bách. Năng lực của các DN chế tạo trong nước cũng còn rất lớn, tuy nhiên vì còn nhiều điểm chưa thực sự “gặp nhau” dẫn tới ngành CNHT chưa thể phát triển thông suốt. Với thực trạng trên chúng tôi có một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ vốn và thuế áp dụng cho các DN tham gia CNHT. Cụ thể, hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án CNHT phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ôtô bằng các hình thức vay vốn đầu tư ưu đãi; miễn thuế nhập khẩu với các loại máy móc, trang thiết bị đầu tư cho dự án sản xuất sản phẩm CNHT (đầu tư mới và đầu tư bổ sung).

Ngoài ra, cần giảm thuế giá trị gia tăng trong vòng hai năm đầu đối với sản phẩm thuộc dự án đầu tư công nghiệp phụ trợ là linh kiện, cụm linh kiện cho lắp ráp ôtô, máy nông nghiệp: Cầu xe, hộp số, vành xe… Đặc biệt, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi xuống còn 0% đối với các chi tiết linh kiện lắp ráp cầu xe, hộp số dùng cho xe ôtô và máy nông nghiệp trong giai đoan 2016 - 2020 (thuế suất hiện tại 5 - 10% tùy từng chủng loại, chi tiết, linh kiện).

Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng giám đốc Công ty CP Eurowindow: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm

Là DN tiên phong và luôn phát triển dẫn đầu thị trường Việt Nam trong ngành cửa trong suốt 14 năm qua, nhìn lại quá trình phát triển thì Eurowindow cũng gặp những khó khăn liên quan đến mảng CNHT.

Cụ thể như mảng sản phẩm cửa, vách dựng của Eurowindow, hiện Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào liên quan đến sản phẩm cũng như tiêu chuẩn nguyên vật liệu mà các đối tác cần đáp ứng (theo tôi đó là thực trạng chung của nhiều ngành công nghiệp khác). Trong khi đó, Eurowindow đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nội bộ và đã rất tích cực trong việc đóng góp ý kiến xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm ngành tại Việt Nam. Hiện tại, chất lượng sản phẩm của Eurowindow luôn phấn đấu đạt mức tốt nhất thị trường, cam kết sử dụng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tại những nước phát triển.

Theo tôi, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các cấp độ tiêu chuẩn với từng nhóm sản phẩm để vừa là rào cản những sản phẩm kém chất lượng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho sản phẩm có chất lượng. Điều đó mang lại lợi ích cho những DN phát triển tốt, cũng như mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên BCH Hiệp hội Điện tử Việt Nam: Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời

Hiệp hội đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất, nhằm tạo lợi thế ban đầu cho DN sản xuất điện tử của Việt Nam. Theo đó, xây dựng chính sách hỗ trợ các DN điện tử như đất đai, miễn giảm thuế thu nhập như đối với DN FDI. Đồng thời, tập trung hỗ trợ các DN nghiên cứu sản xuất các sản phẩm điện tử trong chương trình sản phẩm trọng điểm quốc gia.

Ngoài ra các văn bản chính sách của nhà nước từ luật, nghị định, thông tư, quyết định đến những văn bản hướng dẫn cần nhất quán, đơn nghĩa, tránh mâu thuẫn, gây hiểu nhầm, hiểu sai giữa các cơ quan chức năng và đơn vị thực hiện.

Trong mô hình “Chính phủ kiến tạo”, nhà nước cũng cần đầu tư trọng tâm vào việc xây dựng thể chế, đóng vai trò “bà đỡ” để các DN nội địa tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Ông Nghiêm Xuân Vân - Tổng giám đốc Công ty CP Điện tử Thủ Đức: Ưu đãi xuất khẩu cho doanh nghiệp

Để phát triển một sản phẩm từ ý tưởng đến nguyên mẫu là một việc rất khó khăn, chưa kể đến công cụ, thiết bị cần thiết cho việc nghiên cứu, đo lường… nên việc sản xuất ra sản phẩm CNHT của Việt Nam tại thời điểm này còn nhiều thách thức.

Với thực trạng trên, công ty tôi có đề xuất: Cần có chính sách hỗ trợ đầu ra ban đầu để DN xây dựng kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển CNHT; hỗ trợ đầu tư ban đầu cho DN trong nước và cũng có thể được coi là Startup. Theo đó, DN phải cam kết lộ trình và tiếp tục thực hiện phát triển sau khi hỗ trợ kết thúc nhằm thúc đẩy CNHT trong nước. Trên cơ sở đó, cần quy hoạch một số DN có lợi thế sẵn để phát triển CNHT phù hợp và tạo điều kiện ưu đãi xuất khẩu đặc biệt cho doanh nghiệp CNHT.

TIN LIÊN QUAN
Tạo nguồn lực hiện thực hóa mục tiêu đã định
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động