Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!

Sáng 25/9, Diễn đàn kinh tế miền Trung lần thứ 2 với chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững” diễn ra tại TP.Đà Nẵng.
Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Toàn cảnh hội thảo

Diễn đàn có sự tham dự của 10 địa phương Vùng Duyên hải miền Trung cùng 500 doanh nghiệp trong vùng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Từ những gợi mở của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ...

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo điều phối liên kết vùng miền Trung cũng như những kết quả đã đạt được. “Câu chuyện này là chủ đề thời sự không chỉ ở nước ta mà ở các nước trên thế giới. Không thể nào phát triển nền kinh tế của Việt Nam mà mô hình phát triển của 63 tỉnh giống nhau. Đó là sự cần thiết để có các liên kết vùng. Chủ trương của Đảng, Nhà nước đến nay đã có cái gì và còn thiếu cái gì?” - Phó Thủ tướng gợi mở.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo

Phó Thủ tướng nhấn mạnh về động lực của vấn đề liên kết và lý giải, trước hết phải tính đến lợi ích kinh tế; rồi, tập trung xác định thế nào là động lực của liên kết.

“Phải chăng các địa phương khi tham gia vào liên kết vùng thì tiềm năng và lợi thế so sánh của các vùng, địa phương được tôn trọng và được phát huy. Việc này là vì lợi ích chung của cả vùng, cao hơn là lợi ích chung của cả nước. Vấn đề phân bổ nguồn lực và phân chia lợi ích, tính toán phân chia địa phương như thế nào. Cơ chế của chúng ta nếu ngân sách vẫn để như cũ thì sẽ khó mà phát huy được, phải điều chỉnh dần cơ chế xây dựng, quyết định ngân sách của cả nước. Phân bổ ngân sách hiện nay thuần túy theo từng tỉnh nên vẫn còn bất cập. Phải có thể chế kinh tế vùng phù hợp, đối với vùng động lực phải có thể chế tương ứng, động lực để phát huy vai trò đầu tàu. Đánh giá những kết quả đã đạt được từ diễn đàn lần thứ nhất đến nay, ngoài sự hỗ trợ của chính phủ và trung ương, thì nội lực của các tỉnh miền Trung là rất lớn. Duy nhất trong cả nước hiện nay chỉ có miền Trung mới làm được việc liên kết với nhau một cách tự nguyện và đã có những kết quả cụ thể” - Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Việc đánh giá tiềm năng lợi thế cơ hội thách thức của miền Trung trong thời đại mới, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, kể cả đánh giá trục Bắc Nam và Đông Tây hoạt động như thế nào cho phù hợp phát triển kinh tế vùng?

“Miền Trung là dải dài nhưng rất hẹp mà không phát triển được tuyến hành lang kinh tế Đông Tây là rất hạn chế. Nếu kinh tế biển là trọng điểm của cả nước thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm. Thể chế về vùng miền như thế nào? Chúng ta không có chính quyền vùng, nhưng muốn phát triển phải có liên kết, muốn liên kết phải có 1 giàn nhạc, trong giàn nhạc phải có 1 nhạc trưởng” - Phó Thủ tướng lưu ý.

... Đến ý kiến chuyên gia kinh tế

Tại diễn đàn, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, 6 năm qua, Vùng Duyên hải miền Trung đã làm được nhiều việc mà nơi khác không làm được. Kỳ vọng liên kết miền Trung là rất lớn, nhưng đến nay, kết quả đạt được chưa như mong đợi. Đơn giản nhất là thu nhập bình quân của vùng vẫn thấp hơn cả nước; trình độ cơ bản về cấu trúc ngành của miền Trung vẫn chưa được cải thiện; năng lực mới được phát hiện như du lịch, năng lực mới được tạo lập như khu công nghiệp tận dụng khai thác còn yếu, chậm… Đây là những điểm rất yếu của miền Trung.

“Tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền Trung giống nhau, cấu trúc liên kết vùng hàng dọc, nguồn lực có hạn. Đấy là cơ sở làm cho khả năng xung đột lợi ích lớn hơn khả năng phối hợp lợi ích. Khu vực miền Trung có rất nhiều thế mạnh, nhưng mạnh nhất là “mạnh ai nấy làm” - TS. Trần Đình Thiên thẳng thắn.

Còn TS.Trần Du Lịch -Trưởng nhóm Tư vấn phát triển Vùng Duyên hải miền Trung - thì đặt vấn đề, khu vực miền Trung có hơn 600km bờ biển, tuy nhiên, chức năng chủ yếu chỉ là phục vụ giao thông đơn thuần chứ chưa phục vụ phát triển du lịch.

Để phát triển kinh tế tư nhân - động lực phát triển kinh tế miền Trung bền vững - theo ý kiến khảo sát của hơn 700 đại biểu tham gia diễn đàn, 57% đại biểu cho rằng, môi trường kinh doanh thông thoáng là yếu tố tiên quyết, 23% đại biểu cho rằng, cần thu hút doanh nghiệp tiên phong có năng lực dẫn dắt, có khả năng lan tỏa tốt…

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI - thời gian qua, Vùng Duyên hải miền Trung đang là khu vực làm tốt nhất yếu tố minh bạch trong 10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. “Tuy nhiên khoảng cách về chất lượng điều hành giữa các địa phương trong khu vực chưa thực sự đồng đều. Việc đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết vùng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính là giải pháp quan trọng để phát triển đều” - ông Đậu Anh Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, vùng còn nhiều hạn chế như gánh nặng về chi phí thực hiện thủ tục hành chính còn cao, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa hướng tới đối tượng cần “hỗ trợ”, chất lượng lao động chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực, phát triển doanh nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng (giữa) thay mặt Bộ Công Thương tham dự diễn đàn

Để khu vực phát triển đột phá, ông Tuấn đề xuất phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp theo hướng cần nhiều năng động và hành động, bên cạnh đó cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực và chính quyền cần lắng nghe doanh nghiệp từ đó đồng hành sát sườn với doanh nghiệp…

Nỗi niềm doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cũng nêu ra nhiều ý kiến với mong muốn thúc đẩy việc phát triển kinh tế của vùng. Ông Ngọc Thủy (Tập đoàn Vingroup) cho hay, cần phải đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực như là một ngành công nghiệp mũi nhọn, do đó phải đầu tư vào giáo dục để phát triển phù hợp với thời điểm hiện tại, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục tiếng Anh. Còn ông Hà Giang – Giám đốc Công ty Hà Giang Phước Tường - đề xuất: "Lãnh đạo các tỉnh phải ngồi lại để phá bỏ rào cản. Muốn làm được phải có người đứng đầu”.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Hương Quế - thì khảng khái: “Cách đây 4 ngày, Bộ Công Thương công bố cắt giảm phần lớn các thủ tục đang là trở ngại của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Cảm ơn Bộ Công Thương! Các ngành, các cấp, công chức, viên chức cần thay đổi cách ứng xử khi tiếp xúc với doanh nghiệp, đặc biệt là không phân biệt doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân. 10 tỉnh duyên hải nói riêng và các bộ, ngành cần phải học theo Bộ Công Thương, phải xem lại những thủ tục gì không cần thiết, là rào cản, cản đường doanh nghiệp phát triển thì phải nhanh chóng xóa bỏ. Chính phủ nói chung và các tỉnh Duyên hải miền Trung nói riêng cần có rà soát đánh giá lại nguồn lực thực tế của địa phương như nhân lực, tài nguyên đất đai, nên chủ động đưa ra các gói chính sách tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển để doanh nghiệp tư nhân thực sự là động lực của phát triển”.

“Muốn phát triển bền vững phải có sự phân công chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng”

Phát biểu kết luận tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng sau diễn này, đàn miền Trung sẽ có bước đột phá. Tuy nhiên, con số hơn 1/3 đại biểu bày tỏ nghi ngại thì cần phải nhìn thẳng vấn đề và tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để tạo đà cho kinh tế Duyên hải miền Trung phát triển mạnh hơn nữa.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Nhiều doanh nghiệp tham gia diễn đàn cũng bày tỏ nhiều tâm tư, nguyện vọng

Phó Thủ tướng rất tâm đắc phát ngôn ấn tượng nhất của tiến sĩ Trần Đình Thiên là: "Miền Trung có rất nhiều thế mạnh nhưng mạnh nhất là mạnh ai nấy làm” - cho rằng, đây cũng là mấu chốt vấn đề cần có những giải pháp thích hợp.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay còn thiếu việc liên kết vùng và thiếu liên kết địa phương. Đây chính là rào cản rất lớn của Việt Nam để khai thác tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Các tỉnh trong vùng có sự hỗ trợ của Trung ương và sự nỗ lực tự thân thì kinh tế xã hội đã có những bước phát triển tích cực. Nhiều nỗ lực nhưng chưa kết nối trực tiếp liên kết vùng, chưa thực sự là chất kết dính các địa phương trong vùng, kinh tế xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng…

“Hiện chưa có con số về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tương ứng với chuyển dịch lao động hay không, việc tăng năng suất chuyển dịch ngành còn yếu. Hiện vẫn còn nhiều bất cập, như tính cục bộ còn cao, chưa bền vững, còn chồng chéo, có biểu hiện cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các địa phương, chênh lệch trình độ giữa các tỉnh trong vùng, giữa các địa phương trong tỉnh ngày cảng lớn, thiếu cơ chế liên kết. Muốn phát triển bền vững phải có sự phân công chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, đặc biệt là kinh tế biển” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ đã có Văn bản số 941 ngày 25/6/2015 về việc thành lập các Tổ điều phối trọng điểm. Đã nêu đến khái niệm hội đồng vùng với nhiều chức năng và quyền hạn. Phó Thủ tướng cũng lưu ý Ban điều phối “nói đã nhiều, giờ cần hành động, cần cơ cấu lại, Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Ban chỉ đạo điều phối Vùng Duyên hải cùng các tỉnh để rà soát quy hoạch phát triển, quy mô của các khu công nghiệp, khu kinh tế để có báo cáo Chính phủ, tránh tình trạng đô thị hóa và công nghệ treo. Rà soát để xử lý và có đề xuất phát triển cho khu vực. Tổng kết đánh giá cơ chế hoạt động của các ban quản lý các khu kinh tế về vấn đề tăng quyền hạn. Về xây dựng chiến lược khu Lọc hóa dầu thì đang trình Thủ tướng để ban hành Quy hoạch Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2025-2035, trong đó có đề xuất xây dựng trung tâm chế biến...
Xuân Hoài - Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan.
Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.
Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ. Năm 2023, giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/tấn, tăng 26% so với năm 2022.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn, thu về 7,9 triệu USD giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Năm nay, hồ tiêu, cây gia vị được dự báo được giá. Nâng chất, hướng đến thị trường cao cấp,… là bước đi lâu dài mà các doanh nghiệp đang triển khai, thực hiện.
Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.
Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá cà phê. Giá cà phê Arabica suy yếu trong khi giá Robusta nhích nhẹ.
Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD; chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu gần 30 triệu USD ... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 11-17/3.
Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.
Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Khép lại phiên giao dịch 14/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc, trong đó giá Arabica hồi phục 0,66% và Robusta tăng thêm 0,52%
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

VASEP cho rằng, việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so cùng kỳ.
Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm trong bối cảnh tồn kho cà phê tại các sàn tăng cao. Thị trường quay về phản ứng với triển vọng nguồn cung tạo áp lực lên giá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) thông báo khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Năm 2023: Xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD

Năm 2023: Xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD

Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD. Thị trường Nhật Bản được nhận định tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với ngành viên nén gỗ Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động