Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV:

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình sau khi giải trình trước Quốc hội sáng nay (2/11), liên quan đến quá trình điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Tôi đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2017, kế hoạch năm 2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) khá gay gắt khi đề cập đến vụ việc Công ty Thuận Phong. Ông Nhưỡng thẳng thắn: “Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn đại biểu Quốc hội lên tiếng” và “… tôi cảm giác như bị chìm xuồng”.

Dẫn dắt vấn đề, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi về việc Quốc hội đồng hành với Chính phủ như thế nào? Và chỉ rõ, trong cơ quan lập pháp của chúng ta có rất nhiều người của cơ quan hành pháp, có những người có chức vụ rất cao. “Vậy, chúng ta có trách nhiệm gì đối với hoạt động của Chính phủ và của các chính quyền địa phương?” - đại biểu đặt câu hỏi và liệt kê một loạt vụ việc dư luận bức xúc, như: vụ Đồng Tâm, vụ sân gôn Tân Sơn Nhất, vụ xẻ thịt Sơn Trà, vụ phá rừng Phú Yên hay việc tăng nhanh chóng số lượng phân bón từ 7.000 loại lên 14.000 loại… để rồi tiếp tục nêu câu hỏi: “Chúng ta có trách nhiệm gì chưa?”. Quay trở lại vụ việc sản xuất phân bón giả tại Công ty Thuận Phong, đại biểu Nhưỡng tâm tư, rằng ông cảm giác như bị chìm xuồng.

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn đại biểu Quốc hội lên tiếng

Ngay tại nghị trường, thực hiện quyền tranh luận, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) trao đổi xung quanh ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Theo đại biểu Năm, cấp ủy, chính quyền và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã cương quyết xử lý về hàng gian, hàng giả.

“Đây là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ảnh hưởng đến công sức lao động của người dân bỏ ra khi sử dụng hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón” - đại biểu nhấn mạnh và cho biết, quan điểm của các cơ quan tư pháp của tỉnh Đồng Nai là, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải cương quyết xử lý.

Tuy nhiên, đại biểu Năm cũng lý giải, vụ Thuận Phong phức tạp là do cơ quan Trung ương kiểm tra, phát hiện sau đó mới chuyển cho cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai xử lý. “Lúc đầu cũng đề nghị các cơ quan tư pháp Đồng Nai bắt đối tượng là hàng giả. Tuy nhiên, phải chờ giám định, xác định có hàng gian, hàng giả hay không mới khởi tố, xử lý hình sự được” - đại biểu Năm cho biết. Tiến trình bổ sung, quá trình giám định, xác định, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là các cơ quan giám định như: Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an.

Do đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã kết luận giao Bộ Công an điều tra xử lý và quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Sau đó, Bộ Công an chuyển về cho công an Đồng Nai thụ lý điều tra. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, các ngành tố tụng ở Đồng Nai đã họp và xác định chưa có dấu hiệu tội phạm, do đó không khởi tố.

Vẫn theo đại biểu Năm, qua phản ánh, bức xúc của các đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến của các ngành nên Viện Kiểm sát tối cao đã chỉ đạo Viện kiểm sát Đồng Nai hủy quyết định không khởi tố của cơ quan điều tra và giao lại cho cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý.

“Vì khởi tố là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, nhân phẩm, danh dự của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành khởi tố” - đại biểu Năm lưu ý.

Cũng thực hiện quyền tranh luận, nhưng trước khi đi vào nội dung chính, đại biểu Quốc hội Đoàn Ninh Thuận - Nguyễn Sỹ Cương - nhắc lại, ông là người đầu tiên đưa ra nghị trường qua hai nhiệm kỳ Quốc hội về vấn đề xử lý phân bón giả, đặc biệt là vụ việc Công ty Thuận Phong. Nhưng “Rất tiếc, cho đến bây giờ vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết, gây rất nhiều bức xúc trong xã hội, không chỉ riêng nông dân” - đại biểu Cương nói lên tâm tư của mình và hơn thế: “Tôi đã phải nói một điều rất đau xót trước Quốc hội tại nhiệm kỳ trước, đó là ai cứu người nông dân?”.

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Cân nhắc gì mà đến hơn 2 năm vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam

Về ý kiến của đại biểu Hồ Văn Năm cho rằng, cần thận trọng cân nhắc khi xử lý đối với Công ty Thuận Phong vì có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương khá gay gắt: “Xin thưa với Quốc hội là cân nhắc gì mà đến hơn 2 năm vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Trước khi dừng lời, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nhắc lại, rằng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có kết luận nhất trí với ý kiến của 6 Bộ, ngành là có đủ căn cứ và dấu hiệu phạm tội trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả của Công ty Thuận Phong.

Tại nghị trường hôm nay, sau khi tiếp nhận các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như lắng nghe phần tranh luận, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã phát biểu làm rõ quá trình kiểm tra, phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc tại Công ty Thuận Phong.

Theo Phó Thủ tướng, vụ án này 6 bộ, ngành trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón. Có lúc tranh luận với nhau chất chính và thành phần chính và cuối cùng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả. Việc sử dụng kết quả trả lời của các Bộ, ngành do cơ quan tư pháp, nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật, như vậy vụ án đang tiếp tục điều tra.

“Việc có tội hay không có tội phải thông qua công tác điều tra, truy tố và tòa án quyết định theo thẩm quyền. Quá trình này, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể có thể giám sát, nên trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp” - Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nói và kết luận: “Tôi đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Chúng ta không nên tranh luận tiếp trên diễn đàn về vấn đề này”.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón giả

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động