Nông sản Nghệ An - Con đường “gian truân”

Đó là điều rõ rệt nhất khi nói về nông sản Nghệ An trong những năm vừa qua. Nói “gian truân” bởi nông nghiệp tỉnh đang dựa quá nhiều vào thời tiết để sản xuất, canh tác.
Nông sản Nghệ An - Con đường “gian truân”
Mô hình trồng chanh leo thí điểm mở Mường Lống - Kỳ Sơn - Nghệ An

Nghịch lý cay đắng của… nông sản

Con đường nào nông sản của Nghệ An đi qua nhiều nhất? Đó là câu hỏi không khó trả lời khi mà nhiều năm qua, những mặt hàng như: lạc, lúa, ngô, sắn… và cả những loại trái cây như chanh leo, dứa, dưa hấu… đều đi chung một con đường: xuất lên phía Bắc và hướng hết vào các thị trường của Trung Quốc. Nghĩa là thị trường của chúng ta đang “bỏ trứng vào một giỏ” - dễ bán, dễ mua, nhưng cũng đầy cạm bẫy. Bằng chứng là năm nào người nông dân ở Nghệ An cũng kêu ca về cái nghịch lý: được mùa nhưng rớt giá, thậm chí là giá rớt rất thê thảm.

Đơn cử, năm 2013, nhiều huyện ở Nghệ An, cà rốt trồng hàng chục ha, đến vụ thu hoạch không có người mua, nông dân phải bán đổ bán tháo hay đứt ruột chấp nhận làm thức ăn cho gia súc hoặc đổ bỏ. Năm 2014, lại là quả su su 500 đồng/kg và thậm chí là 200 đồng/kg và đỉnh điểm là không có người mua, nên hàng chục tấn su su của nông dân thị xã Hoàng Mai cũng phải đem đi làm phân bón. Năm 2015 lại là câu chuyện ớt cay không có đầu ra ở huyện Anh Sơn, hay là hàng trăm tấn dứa ở Quỳnh Lưu bị ứ đọng. Và ngay đầu năm 2017 này, cả vựa rau lớn ở Quỳnh Lưu lại bị mất giá, nông dân lại phải đổ ra đồng, chất đống cho trâu bò ăn… Chúng tôi đã chứng kiến có những người nông dân khóc ngay trên thửa ruộng của mình.

Tình trạng được mùa mất giá có thể năm này xảy ra với loại cây trồng này, sang năm lại với cây trồng khác. Nông dân và các cấp chính quyền cũng đã rất tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tích cực trong sản xuất theo hướng tạo ra hàng hóa tập trung. Tuy nhiên nút thắt của vấn đề lại nằm ở chỗ là thiếu đầu ra ổn định cho nông sản. Từ thực tế đó, hiện nay cũng có một số cá nhân, địa phương tự tìm đầu ra cho nông sản trước khi gieo hạt giống xuống đất. Mô hình trồng dưa lưới giống Nhật Bản trong nhà lưới của ông Trương Văn Hòa ở xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn là một ví dụ. Ngay khi mới manh nha cho dự án này, ông Hòa đã khảo sát thị trường ở Hà Nội và tính toán kỹ cho đầu ra của quả dưa và những nông sản khác do ông sẽ gieo trồng trong thời gian tiếp theo. Theo đó khi nông sản đến kỳ thu hoạch, khách hàng đã đến tận nơi để thu mua. Tuy nhiên đây chỉ là mô hình rất điển hình về ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn trong sản xuất nông nghiệp. Và không phải người nông dân nào cũng làm được như vậy!

Hay như ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cho biết, người dân Nghệ An thường gọi gạo từ giống lúa NA6 là gạo Vĩnh Hòa nổi tiếng ở Yên Thành. Nhưng lâu nay chúng tôi vẫn đang tự thân vận động, các ngành vẫn chưa có phương án nào cụ thể để giúp nông dân trong khâu tiêu thụ hay bao tiêu sản phẩm. Thậm chí là chưa có quy hoạch cụ thể vùng trồng giống lúa này. Hiện bà con cũng chỉ mới mạnh ai nấy làm.

Được biết, loại gạo này gần đây cũng được một số đại lý thu mua để xuất khẩu sang thị trường Úc, Hàn Quốc hay Nhật Bản…. nhưng đó cũng chỉ là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ của các tiểu thương. Câu chuyện đầu ra cho nông sản là điều mà rất nhiều nông dân lo lắng, trăn trở.

Sản xuất đến tiêu thụ còn nhiều… “vấn đề”

Ngoài việc nông sản Nghệ An - nông dân đang “mạnh ai nấy làm” thì theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, phần lớn các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đều đang làm thủ công, truyền thống. Các sản phẩm chế biến đa số có giá trị kinh tế thấp, chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa chế biến nông, lâm, thủy sản trên thị trường chưa cao.

Nhiều vùng nông sản hàng hóa lớn như ngô, lạc, lúa, diện tích lúa chất lượng cao đã chiếm 1/3 (hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như: vùng nguyên liệu chè khoảng 8.000ha ở các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, chè Tuyết San chất lượng cao ở Kỳ Sơn; vùng cao su ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn... vùng mía nguyên liệu 26.000ha ở các huyện: Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn... vùng lạc xuất khẩu trên 20.000ha, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gần 2.000ha) và nông nghiệp tăng trưởng khá, nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm.

Nông sản Nghệ An - Con đường “gian truân”
Được mùa rớt giá, nông dân mang rau đổ đầy ruộng

Bên cạnh đó, tuy ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 4 - 5%/năm, nhưng dễ bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường. Cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trồng trọt thuyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn kém phát triển. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng rất thấp, chưa có thương hiệu.

"Đặc biệt, sợi dây liên kết giữa 4 nhà còn nhiều hạn chế trong việc tạo ra được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Từ đó sản phẩm nông sản của Nghệ An nhiều nhưng chưa “mạnh”, nông sản xuất khẩu đang rất hạn chế, thiếu tính cạnh tranh trong hội nhập. Tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung... tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh; tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng, đặc biệt ở các làng nghề và chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Thực trạng đó đòi hỏi phải đổi mới sản xuất trong nông nghiệp, nhằm tạo ra hàng hóa đáp ứng cạnh tranh”, một chuyên gia kinh tế nhận định.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Qua bốc thăm ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã chọn ra 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản.
Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm tình trạng các tàu cá khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản đang tái diễn.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các bến xe liên tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã sẵn sàng phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh Lâm Đồng Khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức cuộc họp và biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được phân công điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng trường này bị khởi tố.
Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò- khát vọng tỏa sáng” được tổ chức nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người xứ Nghệ.
Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Tối 17/4/2024, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Việc phát triển cây dưa lưới theo hướng công nghệ cao đã đem đến cho vùng đất xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có nhiều đổi thay.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nam kỳ vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú.
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung vì phát hiện hang động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động