Nhớ kiều nữ của nhà tư sản Hà thành

Hà Nội của những năm giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người ta thường hay nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm có cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Bốn người con gái Hà Nội ấy, bây giờ đều đã thành người thiên cổ. Những câu chuyện về họ, thoảng như một cơn gió chợt về trong những lúc se lạnh...
Nhớ kiều nữ của nhà tư sản Hà thành

Một trong bốn “tứ mỹ Hà thành” là giai nhân Đỗ Thị Bính. Bà sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy. Phố Hàng Đẫy bây giờ đã được đổi tên thành phố Nguyễn Thái Học. Căn nhà số 37 cũng được đổi thành số nhà 67. Ngôi nhà xưa không có thay đổi, theo lối kiến trúc của Pháp dành cho những gia đình thượng lưu thời bây giờ. Trước nhà, giàn hoa hồng gai vẫn còn đó, như là chứng tích hiếm hoi gắn liền với những câu chuyện về tuyệt thế giai nhân.

Đỗ Thị Bính là 1 trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi - nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ “Bá Già” (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Cụ Đỗ Lợi (1893-1961) trước năm 1945 là nhà tư sản kinh doanh vật liệu xây dựng. Thân sinh ra cụ Đỗ Lợi là cụ Đỗ Văn Kỳ, tự Phúc Thiện. Cụ Đỗ Văn Kỳ là Chánh tổng thời cũ, là người mẫn thế, nhìn xa trông rộng và rất gần gũi với mọi người, nên người dân quý mến gọi là cụ Bá Già. Các con của cụ trong đó có cụ Đỗ Lợi đều ra Hà Nội lập nghiệp và thành đạt ở trong và ngoài nước.

Nhớ kiều nữ của nhà tư sản Hà thành

Vợ chồng người đẹp Đỗ Thị Bính

Tốt nghiệp tú tài, cụ Đỗ Lợi rời quê lên lập nghiệp tại đất kinh kỳ vào những năm đầu của thế kỷ 19. Lên Hà Nội, cụ Đỗ Lợi lấy bà Nguyễn Thị Quỹ, một người con gái xinh đẹp, sắc sảo làm nghề buôn bán tại Phà Đen làm lẽ. Đỗ Thị Bính là người con đầu trong ba người con của cụ Lợi và cụ Quỹ. Với tài thao lược của cụ Quỹ, sự nghiệp, tiền tài của nhà tư sản Đỗ Lợi bắt đầu “phất” lên nhanh chóng.

Năm 1930, cụ Đỗ Lợi mua lại xưởng gạch hoa Vạn Cẩm của một Hoa kiều (ở giữa Ngõ Văn Hương, nay là số 95 Tôn Đức Thắng). Gọi là trại vì xưởng gạch nằm trong khuôn viên rất rộng, trong đó có một hồ lớn. Vừa sản xuất gạch hoa, cụ Lợi vừa nuôi ngựa đua.

Xung quanh hồ, cụ trồng dừa, nhãn và trồng cỏ đủ cho việc nuôi và huấn luyện ngựa cho tới tận năm 1945. Dân ở đây gọi địa điểm này là trại Đỗ Lợi, trong đó có hồ Đỗ Lợi. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trong cuốn “Phố và đường Hà Nội” (Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - 2004) có nhắc đến chi tiết này. Ngách 28, ngõ Văn Hương ngày nay, người dân vẫn gọi là ngõ Đỗ Lợi và đã có một thời kỳ dài chính quyền treo bảng mang tên cụ. Hồ Đỗ Lợi sau nhiều năm bị lấn chiếm, nay đã thành khu dân cư. Di tích hồ còn lại hiện nay là một sân chơi rộng khoảng 500 m2 ở hẻm 28/39 ngõ Văn Hương.

Công việc kinh doanh phát đạt. Cụ Đỗ Lợi chuyển sang lĩnh vực thầu khoán. Có tới gần 20 công trình lớn nhất Hà Nội khi đó đều do cụ Lợi làm chủ thầu.

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, cụ Đỗ Lợi hồ hởi đón chào chế độ mới. Trong tuần lễ vàng góp phần kiến quốc, cụ đã làm chủ tịch tuần lễ vàng khu Văn Miếu cũ. Hòa bình lập lại, từ năm 1954, gia đình cụ Đỗ Lợi ở lại Hà Nội và trong những đợt cải tạo công thương nghiệp, cụ đã hiến 18 ngôi nhà cho chính phủ.

Trong 3 người con giữa cụ Đỗ Lợi và cụ bà Nguyễn Thị Quỹ, Đỗ Thị Bính là người con gái cả xinh đẹp, nết na, sắc nước hương trời Hà thành thuở đó. Sau Đỗ Thị Bính là người em trai có tên Đỗ Huân. Sau này, Đỗ Huân đã trở thành một tên tuổi lớn trong làng nhiếp ảnh Việt Nam, người đầu tiên nhận giải thưởng ảnh quốc tế cho tác phẩm “Hạnh phúc” và cũng là người trực tiếp lưu giữ những hình ảnh về thời xuân sắc của người chị gái xinh đẹp bậc nhất Hà thành, Đỗ Thị Bính, lúc bấy giờ.

Nhớ kiều nữ của nhà tư sản Hà thành

Con trai út của người đẹp Đỗ Thị Bính chia sẻ những kỷ niệm về mẹ

Sinh thời, bà Bính có thói quen mặc đồ đen. Có lẽ, đó cũng là lý do để người đời gọi bà là “người đàn bà áo đen”. Áo dài tay hay áo ngắn tay, tuyền là gam màu đen sang trọng. Sự tinh tế của người đẹp thường biết sử dụng những màu quần áo thích hợp để tôn lên vẻ đẹp của mình, dù nhiều lúc đó là những trang phục giản dị và dân dã. Màu đen đã làm cho vẻ đẹp của bà Bính thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng và sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp.

Cách mạng nổ ra. Cả nước cuốn theo cuộc chiến đấu bi hùng. Cả Hà Nội hừng hực khí thế chiến đấu với phong trào “tiêu thổ kháng chiến”. Gia đình bà Bính cũng không là ngoại lệ. Một thời gian, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đình bà theo kháng chiến, đi tản cư lên huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) và ở trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi. Phía trước ngôi nhà là con sông nước lúc nào cũng dềnh đầy hai bờ. Thói quen và cách sống của người Tràng An thanh lịch vẫn không bị đánh mất. Những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến về tam tòng, tứ đức, nữ công gia chánh… mà bà Bính được thụ hưởng khi còn ở Hà Nội, đã cứu sống bà và gia đình những năm tháng tản cư thiếu thốn mọi bề. Bà ở nhà dạy dỗ con cái cho chồng đi kháng chiến, cải thiện đời sống bằng nghề làm bánh. Bằng sự khéo tay và đảm đang, bà làm đủ các loại bánh rất Hà Nội như: Bánh quấn thừng, bánh xốp, kẹo… để bán trong những phiên chợ quê hoặc bán mối cho các hàng quán ở vùng Sơn Dương. Tại nơi ở mới, bà làm một mảnh vườn nho nhỏ, trồng rau, nuôi gà, làm nước mắm…

Cuộc sống nơi thôn quê không làm bà khó khăn, ngược lại bà thích nghi và hòa nhập rất nhanh. Bà mang những kiến thức về nghề thuốc để chữa bệnh cho bà con vùng miền núi Sơn Dương, ân cần chăm chút bệnh tình của họ, tiêm thuốc chống sốt rét…, nhưng bà chẳng nhận tiền công của ai. Đó là sự cưu mang, đùm bọc và sẻ chia của một người đẹp có học thức và vẹn toàn tiết hạnh. Bà con vùng Sơn Dương yêu mến gọi bà Bính là “bà tiên kháng chiến” hay “bà ké kháng chiến”, với tình cảm tri ân xuất phát từ nơi sâu thẳm đáy lòng.

Kháng chiến chống Pháp thành công, bà cùng gia đình trở về Hà Nội, tại căn nhà số 67 Nguyễn Thái Học (năm 1954). Sự thông minh, khéo léo giúp bà chế biến nên những món ẩm thực đậm chất Tràng An: Bún thang, ốc hấp lá gừng, bún ốc, chè kho… Năm 1992, bà Bính mất tại bệnh viện Bạch Mai. Trở về với đất, gia đình, người thân và bạn bè khoác cho bà bộ quần áo đen quen thuộc, như là một sự trân trọng người đẹp mang áo đen mà cả cuộc đời, vì yếu tố lịch sử, đã không có cơ hội để cái đẹp của bà được tôn vinh như những người đẹp bây giờ.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động