Nhìn thẳng vướng mắc để ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Sáng ngày 15/3, tại An Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Nhìn thẳng vướng mắc để ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự phải nói thẳng, nói thật những vướng mắc của ngành sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề phải đi sâu vào xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng và đi theo hướng nông nghiệp hữu cơ - an toàn thực phẩm, chứ không phải về sản lượng với tư duy là năm sau phải cao hơn năm trước nhưng giá trị thì không cao. Việt Nam hiện có nhiều thương hiệu gạo nhưng không có thương hiệu nào mạnh. Thủ tướng minh chứng, Campuchia đi sau chúng ta 10 năm mà đã có thương hiệu mạnh xuất khẩu. Vậy thể chế quy định nào gây ách tắc?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khi đã ký quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, bỏ khâu trung gian tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) gạo đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhìn thẳng vướng mắc để ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong các năm qua, sự ổn định trong sản lượng xuất khẩu và sản lượng giúp Việt Nam có thị phần ổn định trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của chất lượng sản phẩm giúp năng lực cạnh tranh trên thị trường tương đối ổn định và ban đầu có tính bền vững. Sản xuất có nền tảng cơ bản biến thành sinh kế cho nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bộ trưởng đánh giá, hiện nay năng lực cạnh tranh của sản phẩm, DN, người nông dân đã từng bước cải thiện; từng bước hình thành sự liên kết của DN từ chế biến, thu mua cho tới xuất khẩu. Mặc dù quy mô chưa thực sự đa dạng nhưng đã đưa ra được mô hình ban đầu, tạo chuỗi liên kết cho sản xuất lúa gạo; tạo điều kiện thu hút đầu tư cho ngành. Trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh lúa gạo rất khốc liệt, chưa bao giờ xuất khẩu khó khăn như hiện nay nên việc điều chỉnh chính sách của các quốc gia xuất, nhập khẩu đã làm Việt Nam gặp thách thức lớn. Đặc biệt, xu thế bảo vệ thị trường nội địa của các nước nhập khẩu, xu thế tự chủ, xu thế bảo hộ mậu dịch… là những thách thức lớn cho xuất khẩu gạo của nước ta.

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL nói riêng và trên cả nước nói chung, cần quan tâm 3 vấn đề gồm: Tổ chức sản xuất, thị trường và xuất khẩu. Cụ thể, về sản xuất cần đánh giá và coi lúa gạo như hàng hóa để đảm bảo yêu cầu chất lượng và phải điều chỉnh sản lượng hợp lý, chuyển đổi diện tích lúa đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng quy trình sản xuất, tạo thuận lợi bằng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư của DN, hệ thống phân phối. Tập trung triển khai cải tiến công nghệ, sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho lúa gạo. Về thị trường, cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường thông qua hàng loạt giải pháp như: Đàm phán mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho DN phát triển thị trường mới, nhất là các thị trường Việt Nam đã và đang ký kết FTA. Tại nội địa, DN phải có chiến lược giữ vững thị trường, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ. Về xuất khẩu, với trách nhiệm của mình, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường, tận dụng mở rộng thị trường thông qua cắt giảm thuế; Phát triển hệ thống phân phối, khai thác thị trường ngách… Bộ đang tích cực lấy ý kiến để sớm sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Cùng đó, chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tiếp tục được xem xét điều chỉnh tổ chức lại để đảm bảo sự ổn định, hỗ trợ hiệu quả DN kết nối nông dân cũng như trong hoạt động xây dựng thương hiệu cho gạo Việt.

"Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi mong muốn Bộ NN&PTNT và các Bộ cùng Bộ Công Thương hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện tập trung các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp; xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt cho DN đầu tư vào nông nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo; đề xuất cơ chế chính sách quản lý giám sát nhất là xuất khẩu tiểu ngạch; hoàn thiện khung pháp lý điều hành giữa các Bộ..." - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ thương nhân, địa phương thông qua chính sách cơ chế hỗ trợ DN xử lý tranh chấp thương mại quốc tế. Đặc biệt, sẽ chủ động cùng các bộ sau hội nghị này làm việc với các địa phương.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã phân tích về chiến lược phát triển lúa gạo ở ĐBSCL: Sau 30 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng ở ĐBSCL có bước phát triển vượt bậc, góp phần đưa Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu lương thực (riêng vùng ĐBSCL đóng góp trên 50% sản lượng lúa và 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước). Bên cạnh những kết quả này, ngành hàng gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về biến đổi khí hậu; hiệu quả sản xuất thấp, nông dân vẫn nghèo, người sản xuất được hưởng lợi thấp nhất trong chuỗi lúa gạo, chưa giảm mức độ sử dụng tài nguyên và vật tư đầu vào. Ngoài thách thức nội tại, việc đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) trong ngành cũng đang gặp không ít thách thức tại nhiều thị trường bởi việc tăng rào cản phi thuế quan, tăng tự túc lương thực của các nước nhập khẩu…

Báo cáo kết quả đạt được của ngành gạo ĐBSCL, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Danh cho biết, từ năm 1995 đến năm 2015, diện tích, sản lượng và năng suất lúa của vùng đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, diện tích gieo trồng lúa tăng từ 3,2 triệu ha lên 4,3 triệu ha; hệ số sử dụng đất lúa tăng từ 1,6 lên 2,3 lần; năng suất tăng từ 40,2 tạ/ha lên 59,6 tạ/ha; sản lượng lúa tăng từ 12,8 triệu tấn lên 25,7 triệu tấn, chiếm xấp xỉ 60% sản lượng cả nước. Song Thứ trưởng Lê Quốc Danh cũng thẳng thắn thừa nhận những yếu kém còn tồn tại của ngành này như: Hiệu quả chuỗi giá trị ngành gạo còn thấp do tỷ lệ thất thoát cao (tỷ lệ thất thoát của Việt Nam là 13,7% so với Thái Lan là 6,1% và Ấn Độ là 6%); chất lượng gạo còn thấp; phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa nông dân và các đối tác kinh doanh khác còn nhiều bất cập; công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm phụ thuộc chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Sản xuất thiếu tính bền vững, hiệu quả sử dụng vật tư nguyên liệu đầu vào chưa cao và chưa kiểm soát được tác động tiêu cực của môi trường.

Nhìn thẳng vướng mắc để ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
Toàn cảnh Hội nghị
TIN LIÊN QUAN
"An Giang phải là trung tâm sản xuất giống lúa, cá, lợn cho Việt Nam"
Thùy Dương - Như Hoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động