Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Tại hội thảo “Lấy ý kiến về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy Ban kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 22/12 tại TP. Hồ Chí Minh, tất cả các ý kiến phản ánh, câu hỏi thắc mắc của đại biểu và doanh nghiệp (DN) đều được Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh trả lời thỏa đáng.
Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh giải đáp các ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Ông Trần Đức Tuấn, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật nêu ý kiến: So với Luật Cạnh tranh 2004 thì Dự thảo mới này có nhiều tiến bộ như: Quy định chi tiết, cụ thể về tố tụng cạnh tranh, bổ sung “chương trình khoan hồng”.

Tuy nhiên Dự thảo cũng lại không quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Ngoài ra, thời hạn ra Quyết định và điều tra, xử lý của Cơ quan cạnh tranh quốc gia là quá dài. Cụ thể, Điều 21 (Quyết định về hưởng miễn trừ) Dự thảo quy định: 60 ngày để Cơ quan này ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cho hưởng miễn trừ và còn có thể gia hạn thêm 60 ngày. Với 120 ngày để xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là quá dài.

Ông Tuấn đề xuất, Điều 23 nên sửa thành “Các bên tham gia thỏa thuận được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Cơ quan cạnh tranh quốc gia” hoặc sau thời hạn quy định tại Điều 21. Và sau này nếu phát hiện ra trường hợp DN đó không thuộc trường hợp được miễn trừ thì Cơ quan cạnh tranh phải chịu trách nhiệm.

Đối với các điều khoản khác trong Dự thảo như: Các Điều 9 (xác định thị trường liên quan), 10 (xác định thị phần và thị phần kết hợp), 13 (đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể), 28 (xác định sức mạnh thị trường đáng kể), 33 (thông báo tập trung kinh tế), 36 (thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế), 38 (thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế), 119 (phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh): Là những Điều rất quan trọng. Do vậy, Quốc hội cần quy định chi tiết, mà không nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Ông Diệp Thành Kiệt, đại diện Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam - bổ sung, Dự thảo nên định nghĩa rõ về Khu vực địa lý cụ thể và định nghĩa cụ thể về hàng hóa có thể trao đổi cho nhau.

Đối với Điều 26 (DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường) trong Dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung Khoản 2: Từ 5 DN trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên (chẳng hạn) để logic với kỹ thuật lập pháp và không bỏ lọt trường hợp nhiều hơn 4 DN. Không nên quy định Khoản 3: Vì như vậy sẽ không bình đẳng: Tại sao lại xử lý DN có thị phần 10% (vốn 10 tỷ đồng) mà không xử lý DN có thị phần 9% (vốn 1.000 tỷ đồng)?

Theo ông Phan Huỳnh Sơn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Dự thảo cần quy định chi tiết về xác định phạm vi tố tụng và đề nghị kế thừa Luật Cạnh tranh 2014.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng góp ý kiến liên quan vấn đề tập trung kinh tế và cho rằng Bộ Công Thương cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Thậm chí một số đại biểu còn đặt câu hỏi “Có nên sửa đổi Luật Cạnh tranh hay không trong khi Luật vẫn đang làm tốt?”.

Trả lời ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - cho biết, trước khi quyết định sửa đổi Luật Cạnh tranh 2004, cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Tuy nhiên, sau 12 năm thực hiện Luật đã bộc lộ nhiều vướng mắc như vị trí địa lý pháp lý của Hội đồng cạnh tranh chưa rõ ràng, tiêu chí xác định thị trường liên quan cũng đang bị vướng…

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Bộ Công Thương quyết định sửa đổi Luật vì đã xuất hiện câu chuyện hành vi hạn chế cạnh tranh xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của Việt Nam. Ví dụ chuyện các hãng tàu thỏa thuận với nhau để hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến các DN xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với câu chuyện tập trung kinh tế, Thứ trưởng cho biết “Tập trung kinh tế là hành vi không thể thiếu của thị trường cạnh tranh và chúng ta chỉ đánh giá có tác động đến môi trường cạnh tranh như thế nào…”. Trước nay chúng ta mới chỉ suy nghĩ về tập trung theo chiều ngang (ví dụ 2 DN bán bia mỗi DN chiếm 30% thị phần, khi sáp nhập lại sẽ chiếm 60% thị phần và nếu cấm không cho sáp nhập thì chỉ là suy nghĩ theo chiều ngang). Nhưng với tập trung kinh tế theo chiều dọc, chẳng hạn một DN ở miền Nam chiếm 90% thị trường lốp ô tô nếu sáp nhập với 1 DN sản xuất ô tô thì rõ ràng việc sáp nhập theo chiều dọc này ảnh hưởng toàn bộ thị trường sản xuất - buôn bán ô tô. Vậy trong trường hợp này chúng ta có nên xử lý tập trung kinh tế theo chiều dọc hay không?

Đơn cử trường hợp của Hiệp hội điện ảnh phản ánh về Công ty CGV vừa làm phát hành và làm chiếu phim, cả hai lĩnh vực họ đều chiếm thị phần lớn, ở vị trí thống lĩnh. Đại diện Hiệp hội điện ảnh Việt Nam - cho biết, gần đây CGV đã ra chiến lược hạ giá vé tại tất cả các cụm rạp của mình và ảnh hưởng lớn đến các DN nội. Để cạnh tranh, DN nội buộc phải hạ giá vé khiến doanh thu lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, có thể dẫn tới mất sức cạnh tranh và xấu nhất là bán cho nước ngoài.

“Rõ ràng, đây là trường hợp cạnh tranh nhưng trong Luật Cạnh tranh 2004 lại không có cơ sở pháp lý nào để xử lý. Vì vậy việc bổ sung cơ sở pháp lý để xem xét trường hợp này là cần thiết”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến trách nhiệm cơ quan nhà nước, Thứ trưởng cho biết Dự thảo cũng quy định rõ trong Điều 8 (thay thế Điều 6 cũ) là sẽ làm rõ các trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi có hành vi không phù hợp với môi trường cạnh tranh.

Về một số ý kiến khác của đại biểu, Thứ trưởng cho biết Bộ Công Thương sẽ xem xét và nghiên cứu để Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được hoàn thiện hơn.

Thùy Dương

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động