Nhiều thách thức với ngành dược

Dù được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3,3 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức khi Hiệp định TPP được ký kết.

Những đàm phán và thực thi TPP vẫn giữ bí mật về các điều khoản trong bảo hộ dược phẩm, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp (DN) dược trong nước đón nhận thông tin với những lo lắng, hồi hộp.

Người dân được lợi

Ông Huỳnh Tấn Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Pymepharco cho rằng, để vào sân chơi mới, không chỉ các công ty dược trong nước phải thay đổi mà cả ngành công nghiệp dược Việt Nam cần chủ động chuyển mình. Thay đổi ở đây, theo ông Nam là đầu tư vào công nghệ, nhân lực, phát triển vùng dược liệu lợi thế.

“Chúng ta không thể đá ở sân chỉ dành cho nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO mà cần phải mở rộng để xây dựng nhà máy đạt chuẩn EU và GMP-FDA mới đủ sức cạnh tranh với các nước”- Ông Nam nói, đồng thời đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ DN bằng những chính sách cụ thể để có thể đá chung một sân với thế giới.

Để đón đầu cơ hội theo ông Huỳnh Tấn Nam, ngoài việc đã đưa vào nhà máy sản xuất kháng sinh đạt chuẩn châu Âu, Pymepharco đang xét nâng cấp thuốc chích đạt chuẩn GMP-EU.

“Nếu các doanh nghiệp nước ngoài muốn liên kết, sản xuất gia công đương nhiên họ phải chọn các nhà máy đạt chuẩn ngang tầm thế giới”- Ông Nam nói.

Về cơ hội, ông Nam cho rằng, Hiệp định TPP giảm thời gian bảo hộ thuốc phát minh xuống còn 7 năm sẽ là cơ hội cho người dân, ngành dược trong nước tiếp cận với thuốc hết bảo hộ sáng chế để sản xuất thuốc phiên bản.

“Điều này rất phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế khi đang yêu cầu các công ty dược trong nước tập trung sản xuất các thuốc generic để giảm chi phí cho ngân sách và giúp người bệnh tiếp cận thuốc có chất lượng nhưng giá hợp lý hơn”- Ông Nam phân tích.

Tuy nhiên, ông Nam cũng nhìn nhận hiện DN dược trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chưa đầu tư các nhà máy hóa dược và các vùng nguyên liệu tập trung. Do vậy chúng ta vẫn nhập khẩu 60% lượng thuốc.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Bình - Phó tổng giám đốc Tập đoàn dược phẩm Merap cho biết, các DN dược trong nước sẽ được liên kết đầu tư nhiều hơn với DN nước ngoài, các nước không tham gia TPP cũng sẽ liên kết với Việt Nam trong các vấn đề về nhập nguyên liệu và đầu tư gia công...

PGS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp ngành dược nói “khá lo lắng” vì các hãng dược sẽ kéo dài thời hạn sở hữu trí tuệ bằng nhiều thủ thuật, làm cho các phát minh sáng chế “tiếp tục sống mãi”, như thay đổi một vài chi tiết trong sáng chế độc quyền và sẽ làm mất đi cơ hội cho các nước tiếp cận sản xuất thuốc generic.

Ông Truyền đánh giá cao tầm quan trọng của thuốc generic ở Việt Nam khi giá trị sử dụng loại thuốc này tăng từ 19% cách đây 5 năm lên 86% hiện nay.

Khi đầu tư sản xuất thuốc hết bảo hộ sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh, dù TPP chưa được áp dụng nhưng thực tế cho thấy khi có thuốc generic trên thị trường thì thuốc phát minh sẽ giảm còn 80% giá trị.

Và khi có 5 loại thuốc generic tung ra thị trường thì giá thuốc phát minh sẽ giảm xuống còn 20%. Đơn cử như thuốc bản quyền trong điều trị HIV hiện có giá chi phí gần 2 nghìn USD/người/năm, nhưng với thuốc generic chi phí sẽ giảm còn khoảng 100 USD/người/năm.

Không dễ cho DN nội

Một số chuyên gia ở TPHCM cho rằng, nếu không chuyển mình, các DN dược trong nước sẽ gặp khó khăn. Ví dụ về đấu thầu thuốc khi Việt Nam tham gia vào TPP. Việc đấu thầu sẽ công khai, các hãng dược trên thế giới tham gia bình đẳng với các DN trong nước nên sẽ có cạnh tranh khốc liệt và phần thua chắc chắn sẽ rơi vào DN nội khi công nghiệp dược của chúng ta còn yếu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu” - Một chuyên gia nói.

Ông Phan Thanh Bình nhận định, nếu mở cửa đón TPP cũng đồng nghĩa mở cửa cho thuốc ngoại khi các DN FDI sản xuất, nhập khẩu sẽ ngày càng áp đảo hơn ở Việt Nam.

“Đây là thách thức không nhỏ cho các DN trong nước vốn lâu nay vẫn chưa quan tâm đầu tư công nghệ, nghiên cứu và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài"- Ông Bình nói.

Theo các chuyên gia, thời gian thuốc sáng chế độc quyền hết bảo hộ từ 5-10 năm nên giai đoạn tiếp cận sản xuất thuốc phiên bản này với giá rẻ phải chờ đợi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh thuốc của các công ty trong nước, nhất là phải chờ có giấy phép để sản xuất thuốc phiên bản.

Trong khi đó, các sản phẩm thuốc chất lượng của các hãng dược nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra một cuộc cạnh tranh rất mạnh mẽ.

Thị trường thuốc Việt Nam được đánh giá là tiềm năng nhưng theo ông Nguyễn Văn Thuận - một chuyên gia trong lĩnh vực dược thì thị phần không do các công ty trong nước nắm giữ. Theo thống kê số công ty sản xuất dược trong nước đang chiếm trên 85% trong tổng số công ty dược hoạt động ở Việt Nam, song thuốc nhập khẩu lại chiếm 60-70% thị trường.

“Sản phẩm của các công ty trong nước đa phần là các loại thuốc phiên bản trong khi người dân vẫn dành sự tin tưởng cho thuốc ngoại, đặc biệt là thuốc đặc trị”- Ông Thuận cho biết.

Việt Nam đứng thứ 13 trong tổng số 175 quốc gia về tốc độ tăng chi tiêu thuốc, theo công bố của Công ty tư vấn Business Monitor International.

Tăng trưởng của lĩnh vực thuốc chữa bệnh có thể lên đến hơn 20%/năm từ nay đến năm 2017 với chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 200USD/năm.

Theo Tiền Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động