Nhiều giải pháp an toàn và hiệu quả

Mặc dù rất muốn nhưng cuối cùng tôi phải từ bỏ chuyến đi kiểm tra lưới điện cùng các anh Truyền tải điện Đăk Lăk vì không đủ can đảm lặn lội hàng chục cây số trong rừng khuya từ 2h-4h30 để phát hiện những điểm phóng điện trên đường dây. Tôi hỏi sao không đi ban ngày, các anh giải thích: phải đi vào gần sáng vì lúc đó sương muối xuống nhiều dễ gây hiện tượng phóng điện qua sứ, việc soi phát nhiệt để phát hiện sự cố mới có hiệu quả.

CôngThương - Nhọc nhằn thợ đường dây

Anh Võ Duy Khánh, trưởng Truyền tải điện Đăk Lăk, cho biết: Truyền tải điện Đăk Lăk có 144 CNVC LĐ, làm nhiệm vụ quản lý vận hành hơn 612 km đường dây cao thế 220 kV - 500 kV, một trạm biến áp 220 kV với dung lượng 213 MVA.

Các tuyến dây này không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải điện cho khu vực Tây Nguyên mà còn là huyết mạch quan trọng của lưới điện quốc gia. Hầu hết các tuyến đường dây đều đi qua nhiều địa hình phức tạp như rừng núi, sông suối, nông, lâm trường nên việc bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tài sản của công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Dọc theo tuyến đường dây là nơi sinh sống của bà con các dân tộc sống du canh, du cư. Vì vậy, tình trạng vi phạm hành lang an toàn, đốt nương rẫy gây cháy rừng thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho đường dây. Đặc biệt, mùa khô, nhiều đường dây xuất hiện tình trạng đầy tải và quá tải, nắng nóng và gió bụi, sương muối, sương mù đã khiến bụi đỏ bazan bám dày vào trục sứ, làm bẩn rất nhanh các chuỗi sứ cách điện. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy cơ phóng điện qua sứ, ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống truyền tải.

Nhiệm vụ của các anh là phải chủ động kiểm tra soi phát nhiệt tất cả các đường dây. Việc kiểm tra phải thực hiện vào nửa đêm về sáng, là lúc sương xuống nhiều, dễ phát hiện những điểm bị phóng điện, khi đó các anh ghi chép hiện tượng, đánh dấu để ban ngày tổ chức sửa chữa khắc phục, xử lý. Mùa khô đã vậy, mùa mưa lại càng vất vả, cây cối mọc lên rất nhanh ảnh hưởng đến hành lang tuyến, phát tuyến chưa hết lượt phía sau cây đã mọc lên như cũ.

Theo anh Khánh, vất vả không ngại, rắn, rết tránh được nhưng ngại nhất là mùa mưa vắt bò ra như trấu, rất nhiều mẹo được áp dụng cũng không thể tránh được hết. Về nhà cởi quần áo là có mấy con vắt no tròn lăn ra đất. Rồi những trận lũ gây xói lở móng cột, kẻ gian tháo trộm thanh giằng, tiếp địa cột, cách điện đường dây bị vỡ. Đó là chưa kể những khó khăn về giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng hành lang tuyến để đảm bảo tiến độ thi công, giải quyết được mâu thuẫn giữa nguồn và tuyến; vấn đề vi phạm hành lang tuyến của người dân, vấn đề điện từ trường…

Bảo vệ đường dây: mọi người cùng vào cuộc

Với nghề truyền tải, dù cố gắng đến đâu nhưng chỉ cần để xảy ra sự cố khiến dòng điện không lưu thông trong một vài phút cũng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Để làm tròn nhiệm vụ của mình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, Truyền tải điện Đăk Lăk còn thực hiện giải pháp đặc biệt quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện xã hội hóa bảo vệ đường dây. Cứ vào đầu mùa khô, các đơn vị lại cử người về tận các thôn bản tuyên truyền vận động nhân dân không đốt rẫy gần đường dây điện, không dùng súng cao su, ná, súng hơi bắn vào sứ cách điện, không xây dựng các công trình, trồng cây trong hành lang tuyến dây.

Cùng với việc phát tờ rơi, các anh còn nhờ già làng trưởng bản tổ chức bà con tập trung để nghe tuyên truyền, giải thích. Giúp bà con hiểu mỗi khi sự cố sạt lở cột móng có thể làm tê liệt toàn hệ thống điện, thời gian chờ sửa chữa kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, ngoài tổn hại kinh tế còn có thể gây tai nạn cho con người.

Anh Khánh chia sẻ, muốn xuống với bà con, trước hết phải biết “phát sóng ngắn” - tức là biết nói tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán của bà con thì việc tuyên truyền mới hiệu quả. Khi bà con đã thông hiểu thì sẵn sàng giúp đỡ hết mình.

Hiện nay, Truyền tải điện Đăk Lăk đã phát triển được 150 cộng tác viên tại các thôn buôn nhằm góp phần phát hiện các bất thường nhanh nhất trên lưới điện để báo cho đơn vị xử lý. Ký được hơn 300 bản cam kết với các đơn vị lâm nghiệp, nhân dân gần tuyến dây đi qua không đốt rẫy, không xâm hại làm ảnh hưởng tới sự an toàn của lưới điện quốc gia. Nhờ đó, những sự cố liên quan đến đường dây như: sét đánh, sứ vỡ, sạt lở chân móng cột, tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy giảm hẳm.

Bên cạnh đó, các đơn vị còn làm tốt công tác chuẩn bị nguồn vật tư dự phòng, nhất là các dụng cụ chằng néo cột (dây néo, cọc, gỗ hố thế, tăng đơ…), trang bị thi công, xe máy, phao, xuồng cứu sinh để sẵn sàng huy động khi cần thiết. Các đơn vị bố trí trực ban 24/24 giờ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho công tác chống bão, bố trí nhân lực đi kiểm tra trên các tuyến đường dây và trạm, kịp thời phát hiện những cây cao có khả năng gãy đổ, chằng néo các cây cao, đắp và kè lại những móng cột có nguy cơ bị xói lở, khơi thông những nguồn lạch, khe suối để đảm bảo việc thoát nước.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào vận hành đường dây

Mục tiêu cao nhất của Truyền tải điện Đăk Lăk là, ưu tiên vận hành an toàn hệ thống lưới truyền tải, đáp ứng khả năng truyền tải điện theo yêu cầu, giảm thiểu sự cố trên đường dây trạm biến áp, góp phần quan trọng vào cung ứng điện cho đất nước...

Để thực hiện nhiệm vụ này, Truyền tải điện ĐăkLăk đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như: lắp đặt chống sét van cho các đường dây để làm giảm sự cố do sét đánh; lắp đặt hệ thống trụ dự phòng khẩn cấp (trụ Kema) để thay thế đường dây trong thời gian sửa chữa để giảm thời gian cắt điện; công nghệ giám sát dầu online và phóng điện cục bộ MBA để sớm phát hiện nguy cơ gây sự cố MBA làm cho quá trình vận hành MBA 500 kV tốt hơn; công nghệ SCADA giúp tự động hoá quá trình quản lý lưới điện, kiểm tra nhiệt độ bằng thiết bị chụp ảnh nhiệt, thiết bị dùng đo nhiệt độ các mối nối, tiếp xúc đang mang điện cao thế để ngăn chặn các hư hỏng mà không phải cắt điện… Nhờ vậy, các sự cố như đứt lèo, đứt cáp quang, dây dẫn phát nhiệt, phóng điện sứ trên đường dây, các sự cố trạm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đặc biệt, trước đây, để sửa chữa định kỳ, các anh phải báo cắt điện trên toàn tuyến, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất - sinh hoạt của người dân. Hiện nay, Truyền tải điện Đăk Lăk đã thực hiện “Vệ sinh cách điện lưới truyền tải (220 kV, 500 kV) đang mang điện bằng nước áp lực cao” nhằm giảm thiểu việc cắt điện, chủ động trong xử lý nhiễm bẩn cách điện. Nhờ giải pháp này mà thợ đường dây chủ động được trong việc vệ sinh cách điện nhiễm bẩn, giảm được chi phí quản lý, giảm cường độ lao động cho công nhân, đặc biệt là giảm được nguy cơ phóng điện gây sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống. Giải pháp này giúp cho công tác vệ sinh khi đường dây vẫn đang mang điện được thực hiện rất nhanh chóng mà vẫn đảm bảo vận hành lưu thông dòng điện.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động