Nhãn mác sữa lập lờ, người tiêu dùng thiệt hại

Đại diện Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho rằng, cách ghi trên bao bì sữa đang có sự lập lờ, khiến người tiêu dùng khó nhận biết và bị thiệt. Trong khi lại có một thông tư của Bộ Y tế khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Thị trường sữa đang nhập nhèm nên quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Ảnh: Như ý

Thị trường sữa đang nhập nhèm nên quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, người tiêu dùng không định hướng được vì quá nhiều đơn vị quảng cáo sữa tiệt trùng, thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng... Theo ông Hùng, trên bao bì của nhiều hãng sữa có in dòng to là sữa tiệt trùng, chỉ phần in nhỏ mới nói làm từ sữa bột. Tình trạng này có thể hiểu là sự lập lờ, làm người tiêu dùng khó phân biệt được nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất sữa.

Ông Hùng cũng cho biết, việc quản lý chất lượng sữa nước hiện nay chủ yếu dựa trên việc tự công bố chất lượng của các nhà sản xuất, còn khâu hậu kiểm chỉ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì nhưng ít có kiểm tra phân tích mẫu theo định kỳ thường xuyên. Do đó, nhiều DN sữa thiếu hướng dẫn cũng như kiểm tra quá trình vận chuyển, bảo quản sữa trước khi đến tay người tiêu dùng. “Khi nào những quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và những luật có liên quan được thực thi trên thực tế, lúc đó may ra quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo”, ông Hùng nói.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tô Xuân Chinh cho hay, giải pháp cơ bản nhất để hạn chế tình trạng các DN sữa nhập sữa giá rẻ, bán giá cao chính là dựa vào sức mạnh của người tiêu dùng. “Về mặt thương mại, DN có quyền nhập sữa bột, không ai cấm nhưng họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về nhãn mác để người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm”, ông Chinh nói. Theo ông Chinh, việc người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sẽ tác động bền vững và lâu dài đến sản xuất và giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Chinh cho rằng, quyền quan trọng này đang bị ảnh hưởng khi khái niệm sữa ghi trên bao bì đang có biểu hiện không rõ ràng, minh bạch. Cụ thể, sữa chế biến từ sữa bột đang được ghi trên bao bì là “sữa tiệt trùng”, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.

Nhưng đến năm 2010, Bộ Y tế có Thông tư 30/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng. Trong đó, sữa dạng lỏng làm từ sữa bột không còn được gọi là “sữa hoàn nguyên” mà gọi là “sữa tiệt trùng”. Tên gọi này không gọi thẳng vào nguyên liệu sản xuất (sữa bột hay sữa tươi) mà chỉ là tên phương pháp chế biến, dùng chung cho cả sữa bột và sữa tươi.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định bắt buộc (khác với tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ mang tính khuyến khích). Thành ra, các hãng sữa dựa theo đó để ghi nhãn. “Bộ Y tế đưa ra khái niệm đó (sữa tiệt trùng - PV) vì họ không phải là dân chuyên môn. Có thể vì bảo vệ DN nên không ổn lắm về mặt kỹ thuật”, ông Chinh nói.

Ông Chinh đánh giá, quy chuẩn này không những ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường mà phương hại đến sản xuất trong nước. Hiện nay, sữa tươi chỉ mới đáp ứng được 28% nhu cầu nhưng có dư địa phát triển lớn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người nông dân và DN chăn nuôi bò sữa trong nước. “Mỗi năm chúng ta mất vài tỷ USD nhập sữa bột; trong khi sản xuất sữa tươi trong nước rất nhiều tiềm năng. Vì thế, nên sửa lại quy chuẩn kỹ thuật. Để như vậy là rất dở”, ông Chinh nói.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, việc xử lý các vấn đề liên quan đến sữa tươi, đặc biệt là nông dân nuôi bò sữa là vấn đề của Bộ NN&PTNT, không thuộc ngành Y tế.

Theo ông Tô Xuân Chinh, hiện nay, người tiêu dùng muốn nhận biết được sữa tiệt trùng làm bằng sữa tươi hay sữa bột phải đọc mục “thành phần” ghi trên bao bì.

Ngoài ra, hiện thị trường có những sản phẩm pha giữa sữa bột và sữa tươi nhưng không ghi tỷ lệ của hai loại nguyên liệu. Theo ông Chinh, cách ghi này không đủ để người tiêu dùng nhận biết; không ghi rõ tỷ lệ sữa tươi, sữa bột là không sòng phẳng, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát.

Theo Tiền Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều ngày 28/3, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức đại hội thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Chính sách áp dụng đổi, trả mới của Shopee được người tiêu dùng đồng tình tuy nhiên lại đang gây bức xúc với nhà bán hàng bởi họ cho rằng bị "giam" tiền lâu…
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đề xuất quy định xử phạt mới đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm và nghĩa vụ của không chỉ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà còn ở chính người tiêu dùng.
Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thường niên sẽ gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở nền tảng pháp luật vững chắc, trong gần 12 năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực.
Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Công tác bảo vệ người tiêu dùng đã được các cấp, ngành, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân Quảng Ninh nhiệt liệt hưởng ứng.
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sáng 15/3, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng chục triệu gia đình thì hoạt động mua bán trên thị trường vô cùng sôi động, lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ diễn ra hàng ngày.
Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sở Công Thương Đắk Lắk đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 vào ngày 15/3.
Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Công ty đa cấp Seacret bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh do nợ thuế gần 200 triệu đồng.
Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.
Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Để bảo vệ người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử Shopee vừa thực hiện chính sác kéo dài thời gian đổi/trả hàng tròng vòng 15 ngày, thay vì 3 ngày như trước.
Bộ Công Thương tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, năm 2024, đơn vị dự kiến tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương.
Mức phí mới cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần

Mức phí mới cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần

Thông tư số 09 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 21/3, quy định mức thu thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần.
Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với nhiều quy định đã được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh.
Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý, đưa bán hàng đa cấp vào quỹ đạo

Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý, đưa bán hàng đa cấp vào quỹ đạo

Theo Bộ Công Thương, nhờ siết chặt quản lý, ngành bán hàng đa cấp ở Việt Nam đang từng bước hoạt động ổn định, doanh thu tăng đều.
Mức xử phạt cao nhất 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Mức xử phạt cao nhất 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Mức xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng tùy vào hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá.
TP. Hồ Chí Minh: Mua sắm Tết vô tình phát hiện hàng giả, phản ánh ở đâu?

TP. Hồ Chí Minh: Mua sắm Tết vô tình phát hiện hàng giả, phản ánh ở đâu?

Để tránh mua phải hàng giả, người tiêu dùng nên mua tại các điểm bán uy tín. Trường hợp lỡ mua phải hàng giả cần liên hệ cơ quan chức năng phản ánh.
Cẩn trọng "hàng không rõ nguồn gốc” trong Giỏ quà Tết

Cẩn trọng "hàng không rõ nguồn gốc” trong Giỏ quà Tết

Giỏ quà tết luôn được nhiều người lựa chọn tuy nhiên, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc được người bán đưa vào nhằm kiếm lời.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động