Người gửi tiền cần được bảo vệ bằng luật bảo hểm tiền gửi

Trong bối cảnh giá vàng giá USD “nhảy múa”, lãi suất huy động cũng liên tục điều chỉnh, người dân lo âu về khoản tiền nhàn rỗi của mình nên dễ rút tiền gửi tại các ngân hàng để mua vàng và USD.

Hiệu ứng tâm lý trên cũng góp phần đẩy giá vàng và giá đô la Mỹ lên cao bất thường trong những ngày qua. Hiện nay, hàng nghìn tấn vàng được tích trữ trong dân, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi, người dân, các doanh nghiệp, nền kinh tế bị ảnh hưởng. Bảo vệ người gửi tiền trong bối cảnh như vậy là hết sức cần thiết. Đồng thời, để người dân gửi tiền vào các ngân hàng, nhiều giải pháp cần thiết được đưa ra.

Bên cạnh việc giữ ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo tính ổn định, phản ứng kịp thời, có tính dự đoán, tránh “giật cục”, “chạy theo chữa cháy” của các chính sách kinh tế, giải pháp bảo vệ người gửi tiền cũng hết sức quan trọng. Điều này sẽ tạo được niềm tin cho dân đối với hệ thống ngân hàng, giảm được tâm lý rút tiền để “chạy marathon” theo vàng và đô la Mỹ đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình huy động vốn.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt việc bảo vệ người gửi tiền

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước duy nhất ở nước ta được Chính phủ thành lập để thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Việc tham gia Bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tín dụng là bắt buộc. Mặc dù được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách nhưng người gửi tiền không phải tham gia Bảo hiểm tiền gửi, không phải đóng phí bảo hiểm, trách nhiệm đóng phí Bảo hiểm tiền gửi thuộc về các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp tổ chức đó gặp khó khăn tạm thời về tài chính nhưng chưa đến mức đặt trong trạng kiểm soát đặc biệt hoặc đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ hỗ trợ tài chính cho tổ chức gặp khó khăn. Tình huống xấu nhất xảy ra là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền với số tiền 50 triệu đồng cho mỗi một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Số tiền vượt quá 50 triệu đồng sẽ được chi trả trong quá trình thanh lý tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Trong thực tế hơn 10 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện tốt việc bảo vệ người gửi tiền góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Với số vốn pháp định ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp là 1000 tỷ đồng, sau thời gian hoạt động số vốn này đã tăng lên khoảng 6000 tỷ đồng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện chi trả cho hơn 1000 người gửi tiền với số tiền gần 20 tỷ đồng tại một số Quỹ tín dụng nhân dân bị đổ vỡ nằm rải rải trên khắp các vùng miền của tổ quốc, góp phần quan trọng ngăn chặn tình trang rút tiền hàng loạt, tạo lập niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng, tránh được kịch bản đổ vỡ dây truyền như đã từng xảy ra vào những năm cuối của thập niên 90 mà đã để lại hệ lụy nặng nề đối với nền kinh tế và niềm tin của dân.

Đồng thời, tổ chức này thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên đối với hơn 1000 tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, đã đưa ra cảnh báo kịp thời đến các cơ quan chức năng về các tổ chức tín dụng có vấn đề để từ đó có những đề xuất chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ tài chính cho một số Quỹ tín dụng Nhân dân gặp khó khăn tạm thời về tài chính, giúp các tổ chức này dần phục hồi và hoạt động trở lại bình thường.

Chính sách Bảo hiểm tiền gửi bộc lộ nhiều bất cập

Tuy nhiên, sau 10 năm hoạt động chính sách Bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện một số bất cập. Trả lời báo chí bên hàng lang Quốc hội vào sáng ngày 11/10/2010 TS. Cao Sỹ Kiêm, đại biểu Quốc hội cho rằng: “Mặc dù hạn mức chi trả tiền gửi được xây dựng trên tiêu chí bảo vệ số đông người gửi tiền, nhưng với hạn mức 50 triệu đồng như hiện nay là quá thấp vì hạn mức này được quy định từ năm 2005 và thu nhập người dân thay đổi, giá cả bây giờ tăng cao nhiều lần so với thời điểm đó”.

Mặc dù có sự tăng trưởng về nguồn vốn sau 10 năm hoạt động, tuy nhiên với quy mô của các ngân hàng như hiện nay thì năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn hạn chế. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa- Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính: “Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần phải có một tiềm lực tài chính đủ lớn để có thể đứng ra gánh vác những khoản cần thiết phải xử lý. Thời nay, không có vốn lớn không thể bảo hiểm được cho các định chế tài chính, những chức năng và nhiệm vụ khác cũng trên nền tảng tài chính phải mạnh”.

Bên cạnh đó, TS. Dương Thu Hương - Tổng thư ký hiệp hội ngân hàng cho rằng: “ Địa vị pháp lý của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong đó có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia chưa rõ ràng, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc xử lý đổ vỡ tín dụng chưa theo thông lệ quốc tế”.

Theo ông Mai Minh Đệ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: “Đúng là chính sách Bảo hiểm tiền gửi tại hiện nay đã thể hiện nhiều bất cập. Để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt vai trò bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, các cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh chính sách kịp thời phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.”

Ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi - Tạo lập niềm tin với dân

Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng: “Để tạo lập niềm tin cho dân một cách ổn định và mang tính chất lâu dài, chúng ta phải xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi để điều chỉnh những hạn chế, bất cập đó”. Việc xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế, luật pháp cho rằng rất cần thiết.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch: “Định chế Bảo hiểm tiền gửi là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức thị trường tài chính của một quốc gia, là người tham gia “canh gác” về sự an toàn cho cả hệ thống. Do đó, trong quá trình xây dựng và phát triển của thị trường tài chính nước ta theo hướng bền vững, cần thiết phải xây dựng và nâng cấp cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tương xứng với vị trí và vai trò của tổ chức này trong mối quan hệ với các định chế tài chính-tín dụng khác. Một đạo luật về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần sớm được ban hành đồng bộ với việc hoàn thiện các đạo luật liên quan đến các định chế tài chính, tín dụng- ngân hàng khác”.

Về vấn đề này, bà Dương Thu Hương nhận định: “Ở các quốc gia Luật Bảo hiểm tiền gửi được ban hành trước khi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi ra đời, còn ở Việt Nam thì ngược lại”.

Với quan điểm bảo vệ người gửi tiền là bảo vệ lợi ích của xã hội, bảo vệ Nhà nước, Ông Trần Thế Vượng, trưởng ban dân nguyện của Quốc hội thì cho rằng: “Quốc hội cần ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi trong đó phải có nội dung quan trọng về chính sách, biện pháp, giải pháp để bảo vệ người gửi tiền. Việc ban hành luật hiện nay là cần thiết và có phần hơi chậm. Đáng lẽ Luật Bảo hiểm tiền gửi phải được ban hành ngày sau khi có sự kiện đổ vỡ tín dụng vào cuối những năm 90. Tuy nhiên vì nhiều lý do này khác chúng ta chưa làm được. Hiện nay, Luật Bảo hiểm tiền gửi cần được ban hành đúng lộ trình mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề ra.”

 

Theo Vietnamnet

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Dù còn không ít khó khăn, song triển vọng về thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được dự báo có nhiều yếu tố tác động tích cực, kênh dẫn vốn đa dạng hơn.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

Có khoảng 15 đơn vị, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng, đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.
Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng liệu có phải là "vị cứu tinh" giúp giới trẻ hiện thực hóa ước mơ và người dùng cần phải lưu ý điều gì?
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024, lãi suất tiết kiệm 15/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Thị trường test vùng hỗ trợ 1.250 điểm thành công và đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần, giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng trong tuần tới.
Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư có hiệu lực từ ngày mai (15/4).
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Nếu hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói 45.000 tỉ, thậm chí 50.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp lâm, thủy sản vượt khó.
Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhằm hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đã được ngành ngân hàng mở rộng lên 30.000 tỉ đồng.
Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh của nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ giúp thanh khoản được cải thiện mà còn đẩy chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.276,6 điểm, tăng 18,4 điểm (+1,46%).
Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai Chương trình “Phí cạnh tranh - Kinh doanh bứt phá” ngay từ những ngày đầu năm 2024 với nhiều nội dung ưu đãi hấp dẫn
Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ thực hiện tăng cung vàng miếng SJC để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng cao như hiện nay, năm qua tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng hơn 1 triệu tỷ, của cư dân tăng thêm 500.000 tỷ.
Hàng loạt vụ lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Hàng loạt vụ lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Tại Việt Nam, hàng triệu người đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản và các vụ việc vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động