Vĩnh Phúc

Nghị quyết "mở đường" phát triển công nghiệp

Từ một tỉnh phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách Trung ương, đến nay, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn thứ 2 của miền Bắc và thứ 6 cả nước với sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Có được "bước nhảy vọt" như vậy, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng vô cùng lớn!
Nghị quyết
Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư

Quyết tâm lớn, nỗ lực cao

Một ngày cuối tháng 9, trong tiết trời mùa thu hanh hao của miền Bắc, tiếp tôi tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Hoàng Văn Toàn - Ủy viên Thường vụ - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy bồi hồi nhớ lại cách đây 20 năm. Đó là ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

Vĩnh Phúc khi ấy là một tỉnh nghèo của cả nước, dân số chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Cả tỉnh chỉ có duy nhất khu công nghiệp (KCN) Quang Minh (nay thuộc về địa phận Hà Nội từ khi mở rộng Thủ đô năm 2008) và 91 doanh nghiệp (DN) hoạt động. Số lượng DN hoạt động khiêm tốn, đồng nghĩa với không có việc làm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người nông dân quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng, đói kém liên miên. Thu ngân sách toàn tỉnh sau khi tái lập chỉ vỏn vẹn 100 tỷ đồng. Thu không bù chi, Vĩnh Phúc vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách từ Trung ương điều tiết về.

Qua những lời kể của ông Hoàng Văn Toàn - người con sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Phúc - tôi như sống lại những tháng ngày gian khó. Quê tôi, người dân quanh năm chỉ biết trông vào vài sào ruộng, được mùa đủ ăn, mất mùa thì đói kém. Cuộc sống "thiếu trước, hụt sau", nên ao ước của người dân ngày đó chỉ là "được ăn no" chứ không dám mơ tới ăn ngon hay mặc đẹp. Hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị thấp kém, có tới 90% đường đất, chỉ khoảng 10% đường giao thông được trải nhựa. Giao thông đi lại vô cùng khó khăn, giao lưu kinh tế giữa các địa phương cũng hạn chế.

Nhấp ngụm trà, ông Hoàng Văn Toàn kể tiếp, nhận rõ những khó khăn và thách thức trong những ngày đầu tái lập tỉnh, Tỉnh ủy lâm thời Vĩnh Phúc đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1997 và xây dựng kế hoạch 4 năm 1997 - 2000, định hướng đến 2010. Trong kế hoạch phát triển, Vĩnh Phúc rất chú trọng thu hút đầu tư. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận xây dựng hai KCN tập trung là KCN Kim Hoa và Khai Quang. Kết quả chỉ sau 6 tháng, Vĩnh Phúc thu hút được 14 dự án đầu tư được cấp giấy phép với số vốn đăng ký 303 triệu USD. Những năm sau đó, vấn đề thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn luôn được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chú trọng. Hầu hết Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh từ đó đến nay đều chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho DN hoạt động, với phương châm "Coi nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của tỉnh Vĩnh Phúc. thành công của nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc".

Năm 2016, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 01 và 02 về một số giải pháp cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 và khuyến khích đầu tư các dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2021. Các Nghị quyết này tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính cho DN theo phương châm "lấy DN là đối tượng phục vụ".

Bước tiến ngoạn mục

Biến các Nghị quyết thành chương trình hành động cụ thể, Vĩnh Phúc đã có bước chuyển ngoạn mục. Từ một tỉnh nghèo, sau 7 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm tới 62,1% cơ cấu kinh tế. Không chỉ tự cân đối thu - chi còn điều tiết được ngân sách về Trung ương. Năm 2016, thu ngân sách của Vĩnh Phúc đã đạt gần 32.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc từ 40 USD, bằng 48% mức trung bình của cả nước vào năm 1997, nay đã lên tới gần 3.000 USD, cao hơn mức trung bình của cả nước.

Ông Vũ Chí Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - cho biết: Bình quân giai đoạn 1997- 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,37%, trong đó điển hình có những năm tăng trên 20%. Đây được đánh giá là "bước tiến ngoạn mục" mà không địa phương nào có được.

Toàn tỉnh hiện có 19 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ưu tiên phát triển với 7.394 DN hoạt động. Tổng vốn đăng ký lên tới 55,9 nghìn tỷ đồng, tăng 981 lần về vốn đăng ký so với năm 1997. Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương điển hình của cả nước về thu hút đầu tư. Hiện, toàn tỉnh đã thu hút được 227 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 3,4 tỷ USD. Trong đó, không ít những tập đoàn hàng đầu thế giới như Honda, Toyota, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); Sindoh (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan)… Các nhà đầu tư nước ngoài đang phát triển ổn định tại "đất lành" Vĩnh Phúc, đóng góp tích cực vào ngân sách của tỉnh cũng như kinh tế - xã hội quốc gia.

Ông Hoàng Văn Toàn cho rằng: Kết quả này có được nhờ sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh và các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Cụ thể, ngay sau khi Nghị quyết ra đời, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành các giải pháp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành nông nghiệp, cụ thể hóa bằng chính sách thu hút đầu tư dự án nông nghiệp, chú trọng gắn dịch vụ, du lịch với nông nghiệp; Sở Công Thương xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020; xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, chủ trương thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho DN hoạt động của tỉnh được tuyên truyền đến tất cả đảng viên trong các cơ sở Đảng. Nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã nhận được sự phản hồi tích cực của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Lê Minh Hải- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức (DN đã đầu tư 3 nhà máy tại tỉnh Vĩnh Phúc) - nhận định: Các cơ quan chức năng của tỉnh từ cấp nhân viên đến lãnh đạo luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động. Sự thấu hiểu, chia sẻ của cơ quan chức năng địa phương, chính là điểm hấp dẫn, khiến DN nhìn thấy chiến lược kinh doanh dài hạn.

Ông Hiroshi Fukada - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - từng phát biểu: Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có chính sách thu hút đầu tư tốt nhất của Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư tại tỉnh không hề gặp trở ngại nào trong quá trình đầu tư tại đây. Đó là thành công rất lớn của tỉnh mà không phải địa phương nào cũng có được.

Vĩnh Phúc hôm nay đã có một bước tiến ngoạn mục so với cách đây 20 năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Từ một tỉnh 90% dân số tham gia nông nghiệp, đến nay tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chỉ còn 10% cơ cấu kinh tế, những con đường đất đỏ ngày nào đã được bê tông hóa vào đến tận thôn, xóm, đời sống người dân được cải thiện.

Nhìn lại chặng đường 20 năm đã đi qua, ông Lê Duy Thành- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - chia sẻ: Đó là một chặng đường đầy gian nan, thử thách, song cũng rất tự hào. Thành công của Vĩnh Phúc một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong định hướng phát triển kinh tế địa phương.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức quán triệt nội dung các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại và đại đoàn kết.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Thế kỷ 21 đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Tin cùng chuyên mục

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nội dung quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư là khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để dựng xây đất nước phồn vinh.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân Việt Nam.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet, mạng xã hội thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã và đang nỗ lực phát huy vai trò “sứ giả” kinh tế để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Cuối năm là thời điểm để các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua và vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng lại bùng phát.
Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Báo cáo số 433-BC/TU nêu rõ thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Trải qua chặng đường 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng làm tốt vai trò phục vụ nhân dân, cách mạng
Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Công an nhân dân Việt Nam.
Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Không thể xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam

Không thể xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đã sáng suốt và kịp thời có những thay đổi tư duy về công tác đối ngoại.
Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng.
Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Thực tế thời gian qua ở nhiều tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đã khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến.
Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Lợi dụng thời gian qua xảy ra một số “đại án” và những quan chức “nhúng chàm”, các đối tượng chống phá đã cố tình xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động