Ngành Than- Trụ cột an ninh năng lượng quốc gia

Công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra cho ngành than Việt Nam cơ hội phát triển đột phá. Đáng chú ý, sự ra đời của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 20 năm qua đã đưa sản lượng than tăng gấp 8 lần, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, đời sống vật chất,tinh thần của người thợ mỏ không ngừng được cải thiện, nâng cao… 
Ngành Than- Trụ cột an ninh năng lượng quốc gia

Nhận diện những bước thăng trầm

Sản xuất than là ngành công nghiệp ra đời sớm nhất Việt Nam với sự đầu tư khá lớn của tư bản Pháp từ năm 1888. Thời thịnh vượng nhất cũng chỉ đạt sản lượng 1 triệu tấn/năm (năm 1939), sau đó tụt xuống dưới 500.000tấn/năm bởi thế chiến thứ hai. Sau năm 1946, có sự viện trợ nhiều thiết bị khai thác hiện đại của Mỹ, Công ty Than đá Bắc Kỳ của người Pháp cũng chỉ đưa sản lượng lên chút ít vì điều kiện khai thác đã khó khăn hơn, hệ số bóc đất cao, mở lò xuống sâu…

Khi rút khỏi vùng mỏ tháng 4/1955, người Pháp đã cho tháo dỡ, phá hủy nhiều thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Theo nhiều kỹ sư Pháp được Chính phủ thuê giúp phục hồi sản xuất than sau ngày giải phóng thì nhanh nhất cũng phải hai năm, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, thi đua lao động sản xuất suốt ngày đêm, công nhân, cán bộ vùng than Hòn Gai - Cẩm Phả đã khôi phục dây chuyền sản xuất chỉ sau hai tháng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng than của đất nước.

Nhờ phong trào thi đua Phá kỷ lục, Kiện tướng ngành than, Tổ đội lao động Xã hội chủ nghĩa… sản lượng than đã vượt qua mốc 1 triệu tấn. Tháng 3/1959, Bác Hồ đã về thăm mỏ than Đèo Nai. Người khen ngợi những chiến công mới của thợ mỏ và quyết định cơ giới hóa dây chuyền sản xuất than với những thiết bị hiện đại nhất của Liên Xô và xây dựng mô hình tổ chức mới vào năm 1960 với sự ra đời của Tổng công ty Than, bao gồm 3 mỏ cơ khí lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu; 3 mỏ hầm lò Thống Nhất, Hà Lầm, Mạo Khê; 2 xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai, Cửa Ông, Xí nghiệp Vận tải ôtô Cẩm Phả cùng hai nhà máy Cơ khí Hòn Gai, Cơ khí Cẩm Phả…

Mùa xuân năm 1965, Bác Hồ đã về vui Tết với công nhân mỏ và nhân dân Quảng Ninh. Bác rất vui khi sản lượng than sạch đã đạt 3,2 triệu tấn/năm, cao hơn 3 lần thời tư bản Pháp và mong rằng mục tiêu đạt sản lượng 5 triệu tấn kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, vùng than trở thành hủy diệt của không lực Hoa Kỳ, Vịnh Hạ Long bị phong tỏa thủy lôi… sản xuất than gặp muôn vàn khó khăn, trì trệ kéo dài dù rất nhiều lần thay đổi tổ chức, được ưu tiên đầu tư, chỉ đạo của Chính phủ với khẩu hiệu: "có than là có tất cả". Đến tận năm 1994, ngành than mới có thể đạt được sản lượng hơn 5 triệu tấn. Nguyên nhân do tổ chức, quản lý kém (thực chất bao trùm toàn bộ nền kinh tế thời bao cấp); hình thức tổ chức và nội dung quản lý không còn phù hợp, giá bán than luôn thấp hơn giá thành sản xuất, trong khi điều kiện khai thác càng ngày càng phức tạp, nhiều hiểm nguy. Đã từng có lúc, giá trị "một con gà đá bay một tấn than". Để giải quyết khó khăn, chủ trương khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa ra đời cùng với phong trào "người người làm than, ngành ngành làm than". Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến hệ lụy "than thổ phỉ", chạy chỉ tiêu xuất khẩu. Thậm chí, trong những năm đầu đổi mới, ngành than vẫn không thể thích nghi được với cơ chế thị trường, phải đem than đi đổi gạo, đổi đô la lấy tiền mặt, trả lương cho công nhân…

Chính vì vậy, sự ra đời của Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh cùng với những đổi mới cơ chế quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp đã cho phép ngành than đầu tư đổi mới công nghệ, lập lại trật tự trong khai thác tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tổ chức lại sản xuất, đào tạo lại cán bộ, công nhân đáp ứng những yêu cầu mới trong hội nhập toàn cầu … Đây thực sự mở ra những mũi đột phá quan trọng đưa sản lượng than tăng nhanh, không chỉ vượt qua mốc son 10 triệu tấn/năm mà còn vươn lên đến 40 triệu tấn; nâng cao chất lượng than xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao, có năm đã xuất khẩu trên 25 triệu tấn.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành than không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió". Sự đi xuống của kinh tế khu vực và thế giới đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta, trong đó ngành than từng phải "chịu trận" khi giãn sản xuất vào năm 2000 vì ứ đọng trên 4 triệu tấn than và gần đây là 10 triệu tấn. Dù vậy, việc tồn kho than gần đây nhiều nhưng không đáng lo nhờ xã hội đã thích nghi với quy luật cung - cầu và nhu cầu tiêu dùng than trong nước vẫn tiếp tục tăng nhanh. TKV vẫn vững vàng vươn lên. Tuy nhiên, loại than nhiệt lượng cao, giá đắt, nhu cầu trong nước không nhiều, nhưng chúng ta lại hạn chế xuất khẩu quá sớm, để mất thị trường, nay phải có thời gian và có những tháo gỡ về giá và thuế mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhiệt điện than và nhu cầu tiêu dùng

Những năm cuối thế kỷ 20, ngành than phải rất nhọc nhằn mới được tự làm nhiệt điện để kích cầu và giải quyết việc làm cho thợ mỏ Na Dương vì than ở đây không thể dùng vào việc khác. Chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phải chủ trì nhiều cuộc họp và sáng suốt quyết đoán thì điện Na Dương, Cao Ngạn của TKV mới được ra đời. Nay, nguồn thủy điện lớn trong nước gần như được khai thác hết, nhiệt điện than lại đang đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành Than- Trụ cột an ninh năng lượng quốc gia

Thực tế, đã có thời điểm, người ta đổ lỗi "hiệu ứng nhà kính"do khói bụi than và khí thải ôtô. Nhiều quốc gia phát triển đã đầu tư lớn cho thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió, điện thủy triều, điện hạt nhân… nhưng rồi loại điện nào cũng bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí quá đắt và cũng không loại trừ nguy hiểm- kể cả thủy điện, điện mặt trời, điện khí và điện hạt nhân. Hoa Kỳ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, quản lý giỏi, nhưng cho đến nay, điện mặt trời chỉ chiếm 1%. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện đã được đầu tư nâng cao công suất, năm 2017 chiếm trên 60% tổng sản lượng điện. Theo truyền thông Hoa Kỳ, thời gian để sản xuất 1 kWh điện năng từ mặt trời và gió lâu hơn gấp 30 lần dùng than và dầu mỏ. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump đắc cử với chủ trương đẩy mạnh ngành khai mỏ, tận dụng nhiệt điện than, ngành này đã tăng trưởng 21,6%, tạo thêm 50.000 việc làm, có tháng thêm 8.000 người. Sử dụng năng lượng giá rẻ và hiệu quả làm cho mọi ngành công nghiệp khác của Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Năng suất cao tạo ra việc làm có mức lương cao hơn. Thậm chí, các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây hơn 700 nhà máy điện than mới. Ấn Độ cũng đang xây thêm hàng trăm nhà máy điện than…

Đến nay, truyền thông Hoa Kỳ không còn chỉ trích Tổng thống Donald Trump về chủ trương vực dậy ngành than tăng tốc khi nhiệt điện than đã chiếm vị thế số một tại Hoa Kỳ với trên 60%, điện mặt trời tuy có nhiều ưu việt nhưng chỉ chiếm 1% tổng sản lượng điện. Tại Pháp, điện than chiếm 55%, tại Úc 60%, Trung quốc 65%... Bình quân trên thế giới, điện than chiếm 50%, ít nhất 30%, nhiều nhất 80%. Dự báo, Việt Nam sẽ chiếm khoảng trên 40% trong các năm tới.

Hiện nay, nước ta có 20 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 13.100MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than. Dự kiến, đến năm 2020 có thêm 12 dự án đưa công suất lên trên 24.000MW. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam dự báo: Từ năm 2025-2030, riêng miền Nam cần dùng 30.000MW nên cần tiếp tục đầu tư thêm nhà máy nhiệt điện than công suất lớn, hiện đại tại chỗ. Theo Tổng sơ đồ phát triển điện VII, tốc độ tăng trưởng điện phải trên 10%, gần gấp đôi tăng trưởng GDP, nhiệt điện than vẫn giữ vai trò chủ đạo, trong đó, nhu cầu tiêu thụ than lên tới 75 triệu tấn. Cùng với nhu cầu của các ngành công nghiệp khác, mức tiêu dùng than của nước ta sẽ nhanh chóng vượt 100 triệu tấn/năm, điều này sẽ dẫn tới phải tăng nhập khẩu.

Hiện nay, nhập loại than nhiệt lượng thấp có thể dễ dàng, nhưng chắc chắn, sẽ khó khăn trong tương lai bởi nhiều nước đã ký hợp đồng mua than với khối lượng lớn, dài hạn. Thậm chí, một số nước phát triển đã từng đóng cửa các mỏ than vì giá thành quá cao, nhập khẩu rẻ hơn, nay đã phải mở mỏ lại với sự đầu tư đổi mới công nghệ và lường trước những khó khăn do nhập khẩu. Đơn cử như Trung Quốc chỉ dẹp những mỏ nhỏ công nghệ lạc hậu, không an toàn và đã thỏa thuận mua 50% sản lượng than của Úc…

Trên thực tế, công nghệ hiện đại đã giúp xử lý bụi than và khí thải nhiệt điện; công nghệ hóa than cũng tạo thêm giá trị cho hòn than khi được đầu tư chế biến. Sẽ không phải quá lo lắng về ô nhiễm môi trường nếu mạnh dạn đầu tư cho công nghệ sản xuất, chế biến than và hóa than. Một nhà khoa học từng nói: "dùng than để đốt đã là lãng phí, đến khói than cũng cần phải thu hồi để làm ra được khối thứ".

Cũng cần phải nói thêm về quan điểm: "Phải để dành tài nguyên cho con cháu". Mới nghe thì đúng, nhưng theo thuyết bảo tồn năng lượng thì trái đất luôn tự cân bằng và tự sản sinh ra mọi chất để duy trì trọng lực- kể cả vàng bạc, dầu khí và nhiều thứ khoáng sản khác như than, hết chỗ này lại sinh ra ở chỗ khác. Hơn nữa, trong tương lai, chúng ta chắc gì cần dùng năng lượng than mà có thể tạo nên thứ năng lượng mới từ nước, từ cây và cả từ đất đá… Vì thế, cần tận dụng thời cơ cho ngành than hôm nay phát huy thế mạnh, chiếm lĩnh lại thị trường thế giới và mở cửa rộng hơn cho nước ngoài đầu tư lớn vào khai thác, chế biến, hóa than thì mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng than trong nước.

TKV - vững vàng phát triển

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn TKV đã khá thành công trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ khai thác; vận chuyển, bốc rót vận tải than; cơ khí hóa khai thác hầm lò, đưa công suất các mỏ hầm lò lên gần ngang với khai thác cơ khí lộ thiên khi hệ số bóc đất đá quá cao. Việc đầu tư cho tái tạo môi trường, trồng rừng, cải tạo cảng biển cũng được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khâu thăm dò địa chất, trắc địa vẫn còn lạc hậu so với công nghệ khai thác hiện đại. Việc thăm dò chi tiết trữ lượng than vùng Đông Bắc và bể than sông Hồng tuy đã được đầu tư nhưng chưa đủ tầm để hoạch định những phương án khai thác mới.

Ngành Than- Trụ cột an ninh năng lượng quốc gia
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong hầm lò

Sau gần 20 năm tăng trưởng cao, những năm vừa qua, TKV liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng với bản lĩnh kiên cường, dũng cảm sáng tạo, gần 119.000 công nhân, cán bộ đã đồng tâm vươn lên hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Năm 2017, dù ngành điện xin giảm tiêu thụ 2 triệu tấn, nhưng TKV vẫn tăng trưởng trên 10% cả sản lượng và doanh thu, đưa thu nhập bình quân lên 9 triệu đồng/người, riêng sản xuất than đạt 9,6 triệu đồng/người; công tác quản lý tài chính có nhiều cải thiện, giảm đáng kể nợ vay đầu tư.

Kết quả có được là nhờ tập đoàn đã nỗ lực sắp xếp, hợp lý hóa tổ chức sản xuất theo hướng tinh gọn từ đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020; tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa, thông minh hóa; vận hành đồng bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất, thực hành tiết kiệm chi phí vật tư, nhiên liệu, điện năng; chống lãng phí lao động, thời gian, công suất thiết bị thông qua kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mệnh lệnh sản xuất và kỷ luật lao động, giúp người công nhân hiểu rõ nội dung hạch toán (có thể tính ngay giá trị kinh tế đạt được sau mỗi ca sản xuất và phát hiện sớm những trục trặc, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động).

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn TKV đã xây dựng xong phương án cổ phần hóa Tổng công ty Khoáng sản TKV (VIMICO), tỷ lệ thoái vốn 33,06% tương đương với 66.117.900 cổ phần và Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - TKV (VVMI) tỷ lệ thoái vốn 33,19% tương đương 34.849.500 cổ phần. Đây là hai tổng công ty có truyền thống, uy tín ở nhiều địa phương với nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào và đang làm ăn khá thuận lợi. Năm 2017, VIMICO đã có sự bứt phá khá toàn diện, nhất là khai thác, tiêu thụ đồng, đưa tổng doanh thu lên 5.000 tỷ đồng, lơi nhuận sau thuế gần 100 tỷ đồng.

Trong bối cảnh tình hình khai thác ngày càng xuống sâu, nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng than nước ta đang tăng rất nhanh (theo dự báo gấp hơn 3 lần năng lực khai thác của TKV), vì vậy, Chính phủ nên mở rộng cho thoái vốn ở một số mỏ hầm lò lớn như Mạo Khê, Mông Dương; kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đổi mới công nghệ, tự động hóa cơ khí hiện đại hoặc đầu tư chuyển đổi mỏ lộ thiên sang khai thác hầm lò khi hệ số bóc đất đã 10-15 khối /tấn than. Với nguồn than đồng bằng sông Hồng, cũng nên mời các nước có kinh nghiệm như Ba Lan vào thử nghiệm khai thác và kêu gọi đầu tư sớm để góp phần giảm nhập khẩu than về lâu dài. Bên cạnh đó, có cách nhìn sâu sắc hơn với người thợ mỏ. Đây là đội ngũ người lao động đã và đang được tôi luyện, giàu trí thức và lòng yêu nước, sáng tạo… luôn sát cánh cùng TKV, góp phần bảo đảm, là trụ cột chính cho an ninh năng lượng quốc gia trong hội nhập toàn cầu .

Hà Nội 11/2017

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Tin mới nhất

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

Trong năm 2022, nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến xử lý 156 triệu m3 nước thải mỏ, xử lý 3.800 tấn chất thải nguy hại và trồng mới 1 triệu cây xanh trên diện tích 210ha.
Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Năm 2021 Công ty Xây lắp mỏ - TKV sản xuất kinh doanh (SXKD) trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, công ty đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu SXKD được Tập đoàn giao và Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 đã đề ra, thu nhập và đời sống của người lao động được đảm bảo.
Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đạo dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự phối hợp của Đảng ủy Than Quảng Ninh cùng với lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng các cấp cấp ủy các cơ quan, địa phương đã hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh (SXKD) và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD), việc làm, thu nhập, đời sống người lao động được đảm bảo. Đặc biệt, Tập đoàn TKV đã thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19.
TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã lên kế hoạch thu hút nguồn lực lao động cho các đơn vị sản xuất than hầm lò.

Tin cùng chuyên mục

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

Xác định tri ân là hành động bày tỏ sự trân trọng, ghi nhớ và biết ơn sự chia sẻ đồng hành của khách hàng, vì thế, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã chỉ đạo các đơn vị triển khai hiệu quả các hoạt động này trong năm 2021.
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Bên cạnh đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt kết quả tốt, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm luôn đặt quyền lợi của người lao động (NLĐ) ở vị trí trung tâm, quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống của NLĐ.
Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Sau thời gian thực hiện khai thác hầm lò từ năm 2017, Công ty CP than Núi Béo vừa đón tấn than hầm lò thứ 1 triệu. Sự kiện này đã khẳng định bước tiến mới của Than Núi Béo trên con đường tiến tới làm chủ mỏ hầm lò, chuyển đổi thành công từ khai thác than lộ thiên sang khai thác hầm lò, đảm bảo việc làm, đời sống người lao động sau khi kết thúc khai thác lộ thiên.
Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Ngày 19/11, Đảng ủy Than Quảng Ninh đã tổ chức lễ tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hình ảnh “ Người thợ mỏ - Người chiến sĩ” năm 2021.
“Xanh hóa” môi trường vùng than

“Xanh hóa” môi trường vùng than

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, các đơn vị thuộc ngành than, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để cải thiện môi trường mỗi năm, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” toàn diện và hiệu quả.
“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

Ngày 11/11, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936 - 2021), tuyên dương các điển hình tiên tiến.
TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

Trong 3 ngày (từ 8-10/11), tại Trung tâm Cấp cứu mỏ - Vinacomin, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021.
Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Công ty Than Quang Hanh vừa tổ chức Hội nghị tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa lãnh đạo công ty và các đồng chí phó phòng, phó quản đốc, kỹ sư trẻ trong công tác điều hành sản xuất năm 2021. Tham gia tọa đàm có 175 cán bộ công nhân viên là phó phòng, phó quản đốc, các kỹ sư trẻ và người lao động đang làm việc trực tiếp trong hầm lò có trình độ chuyên môn.
Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936– 2021), (ngày 7/11) Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Xuân Ký, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và HĐND tỉnh đã đi thăm, động viên thợ lò, công nhân, cán bộ một số đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

Ngày 5/11, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”.
Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, chịu tác động của đại dịch Covid-19 trong điều kiện đặc thù nhưng Công đoàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kịp thời có các biện pháp hỗ trợ về việc làm, thu nhập cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng do dịch, bệnh.
Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Để góp phần hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh,nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nhiều sáng kiến ở Phân xưởng Cơ điện của Công ty Than Hạ Long (TKV) đã được phát huy và đi vào sản xuất.
EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

Quảng Trị xác định năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió là 1 trong 3 trụ cột tạo đột phá phát triển kinh tế địa phương đến năm 2030.
TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) 9 tháng đầu năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cùng với giá vật tư sắt thép, nhiên liệu tăng, thời tiết quý III mưa nhiều… Tuy nhiên, các chỉ tiêu SXKD cơ bản hoàn thành.
Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Tính đến giữa tháng 9/2021, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành việc tiêm vắc - xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ hơn 70 nghìn công nhân lao động (CNLĐ) trong toàn ngành. Đây được coi là “lá chắn” vắc-xin giúp tập đoàn từng bước ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho CNLĐ.
Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Ngày 15/10/2021, Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện tháng công nhân, tháng an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phong trào thợ mỏ sáng tạo và phát động thi đua quý IV năm 2021 theo hình thức trực tuyến tại 6 điểm cầu.
Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Những năm qua, Đoàn Thanh niên Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên thanh niên. Nhờ đó, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức, nhiều phong trào đã được phát động và triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn, thiết thực và hiệu quả, thu hút tập hợp đông đảo Đoàn viên thanh niên nhiệt tình, hăng hái tham gia, phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết tuổi trẻ.
Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nhiệt huyết, tận tụy, yêu nghề - Đó là nhận xét của mọi người dành cho nữ công nhân Phùng Thị Lan - một trong những công nhân tiêu biểu của Phân xưởng Chế biến than – Công ty Than Quang Hanh TKV.
Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các tổ chức công đoàn trực thuộc rốt ráo vận động đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức- người lao động (CNVC- NLĐ) tham gia cuộc thi “Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo” theo phát động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh - ông Nguyễn Mạnh Điệp - cho biết: Quý IV/2021, các đơn vị sản xuất than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh sẽ tập trung sản xuất hơn 9,3 triệu tấn than sạch, phấn đấu sản lượng than sạch đạt hơn 39,1 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (tính số tròn) so với kế hoạch đầu năm, góp phần cho kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 2 con số trong năm 2021.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động