Ngành Công Thương Vĩnh Phúc: Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế

Công nghiệp giữ vững tốc độ tăng trưởng, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục gặt hái được thành công, thị trường nội địa ổn định, công tác khuyến công được đẩy mạnh… Đó là những nét tiêu biểu trong đóng góp của ngành Công Thương đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
Ngành Công Thương Vĩnh Phúc: Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế

Công nghiệp phát triển mạnh mẽ

Sau gần 20 năm kể từ khi tái lập tỉnh vào tháng 1/1997, công nghiệp Vĩnh Phúc đã trải qua chặng đường đầy khó khăn, thử thách nhưng đã đạt được thành quả to lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Đế có được thành quả ấy là nhờ quyết sách, sự dẫn dắt từ Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của UBND tỉnh, vào cuộc của các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự đồng thuận của toàn dân trong tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, ngành Công Thương Vĩnh Phúc đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện hàng loạt giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn; thực thi nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất. Nhờ đó, tăng trưởng công nghiệp vẫn giữ được sự ổn định, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò là nền tảng trong phát triển kinh tế Vĩnh Phúc. Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân ước đạt 9,2%/năm, góp phần vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh là 6,2%/năm; cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng từ 52,6% năm 2010 lên 59,3% năm 2015; thu ngân sách hàng năm từ lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 80% tổng thu ngân sách của tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài; cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao đến 99%, phát triển tập trung vào các nhóm ngành: Sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí tiêu dùng, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp. Sản phẩm thiết bị văn phòng, máy tính, thiết bị điện, điện tử gia dụng... được coi là sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Nhằm duy trì sự phát triển ổn định, bền vững trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngành Công Thương Vĩnh Phúc xác định công tác quy hoạch rất quan trọng. Trong đó, việc lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và hạ tầng các khu, cụm, điểm công nghiệp được hoàn thiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ước tính đến hết năm 2015, Vĩnh Phúc có 10 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với số vốn đăng ký FDI đạt 214,5 triệu USD; vốn đăng ký DDI 7.653 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy 58-63%. Ngoài ra, 15/31 cụm công nghiệp được hình thành với tổng diện tích 337 ha, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất có hạ tầng đồng bộ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở địa bàn nông thôn, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, khu dân cư...

Bên cạnh đó, hạ tầng điện trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm, đầu tư, đảm bảo đúng quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trước khi thực hiện Chương trình Nông thôn mới, phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn do hợp tác xã, tổ chức kinh doanh điện khác quản lý. Các công trình sau khi sử dụng hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương tích cực triển khai Dự án năng lượng nông thôn II (REII). Sau 4 năm thực hiện, đến nay 100% số xã có điện lưới quốc gia.

Ngoài công tác quy hoạch, công tác cải thiện môi trường đầu tư, việc tạo tiền đề xác lập ngành công nghiệp ưu tiên và hình thành công nghiệp hỗ trợ đã được ngành Công Thương hết sức chú trọng. Hiện nay, ngành cơ khí dù mới ở trình độ công nghệ lắp ráp nhưng hướng đi sẽ phát triển lên trình độ cao. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ lao động bậc cao, thu hút và hình thành nhiều doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Cũng tại tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết nhiều việc làm tại chỗ và thu hút lao động từ địa phương khác. Công tác tổ chức quản lý bảo vệ môi trường công nghiệp đã được quan tâm nhằm tiếp tục hoàn thiện cách thức giải quyết bài bản, theo tiêu chí bền vững.

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng, ổn định

Với hạ tầng thương mại theo mô hình mới, hiện đại, Vĩnh Phúc hiện có 59 chợ được phân hạng theo quy định gồm: 4 chợ hạng một, 11 chợ hạng hai và 44 chợ hạng ba. Ngoài ra, tỉnh cũng có 7 siêu thị và 2 trung tâm thương mại. Hoạt động kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại đảm bảo điều kiện, cách thức bán hàng văn minh, hiện đại, nguồn hàng phong phú, đa dạng, chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân trong tỉnh.

Nhiều lĩnh vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá, hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra khá sôi động đảm bảo lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong các năm tăng nhẹ, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Lượng hàng hóa khá đa dạng, giá cả ổn định. Đáng chú ý, chương trình bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.

Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng, đa dạng về chúng loại hàng hóa. Trên địa bàn tỉnh hiện có 182 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng chuyển hướng tăng dần những hàng hóa có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,96 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2010; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng bình quân 6,9%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn gồm: Linh kiện xe máy tăng 34,2%/năm, linh kiện điện tử tăng 72,6%/ năm, hàng dệt may tăng 3,2%/năm, giày dép tăng 6,1%/năm.

Công nghiệp, thương mại và dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua phát triển mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế. Qua đó, có thể khẳng định đường lối, chính sách cùng sự chỉ đạo quyết liệt của ngành Công Thương Vĩnh Phúc là hoàn toàn đúng đắn cả về thực tiễn lẫn tầm nhìn.
TIN LIÊN QUAN
Phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc: Nền tảng bền vững
Nguyễn Thành Dũng - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Sự kiện hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với Thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen” được tỉnh Bình Định triển khai sôi nổi và thiết thực.
Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu

Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu

Chiều ngày 25/3, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
Ðầu tư phát triển bền vững vùng nguyên liệu thuốc lá tại Gia Lai

Ðầu tư phát triển bền vững vùng nguyên liệu thuốc lá tại Gia Lai

Chiều 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát vùng nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Gia Lai.
Lạng Sơn: Xử phạt vi phạm hành chính 81 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn: Xử phạt vi phạm hành chính 81 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra 109 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, xử phạt vi phạm hành chính 81 vụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động