Năm 2012: Huy động nguồn lực phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công ngày càng được quan tâm và từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong việc tạo động lực phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). Tuy nhiên, do chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư nên chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Xuân Hạ - Quyền Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương - về vấn đề này.

CôngThương - Ông đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động khuyến công thời gian qua?

Thời gian qua, hoạt động khuyến công góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục, duy trì và phát triển; nhiều nghề mới được phổ biến và nhân rộng. CNNT đã thu hút và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục ngàn lao động. Một trong những chương trình được đánh giá cao là hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề.

Ông Đỗ Xuân Hạ - Quyền Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương

Sau 6 năm thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ về khuyến khích phát triển CNNT, đã có 380.369 lao động được học nghề với mức hỗ trợ đào tạo trung bình 583.000 đồng/người/khóa. Hoạt động khuyến công cũng đã hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 25.176 lượt chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý của các cơ sở CNNT; tổ chức 794 đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm; tổ chức 280 cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn; hỗ trợ xây dựng 946 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới, mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh giỏi; hỗ trợ 1.440 cơ sở ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất.

Ngoài ra, hoạt động khuyến công còn hỗ trợ tổ chức các hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu cho 248 cơ sở CNNT; tư vấn 182 dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ gần 4.000 cơ sở, doanh nghiệp các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… Những hình thức hỗ trợ trên đã giúp các cơ sở CNNT có hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hỗ trợ hạn chế, cán bộ khuyến công địa phương còn thiếu và yếu…, vì vậy, chưa huy động được nhiều nguồn lực, doanh nghiệp, người dân tham gia nên chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Năm 2012 dự báo là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề và các hộ sản xuất. Theo ông, Nhà nước cần có những thay đổi gì về chính sách để giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển?

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã và đang thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu là tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; phát hành trái phiếu doanh nghiệp; cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế tín dụng đầu tư hỗ trợ xuất khẩu.

Chính phủ sẽ kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp, cũng như tiếp tục thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Để công tác khuyến công đạt hiệu quả tốt hơn, Cục Công nghiệp địa phương đã có những chủ trương, kế hoạch cụ thể gì?

Năm 2012, hoạt động khuyến công vẫn hướng tới mục tiêu huy động mọi nguồn lực phát triển CNNT, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu đến hết năm 2012, tỷ trọng CNNT đạt 28-30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công, trong đó chú trọng các chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ lập quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tại địa bàn khó khăn; tổ chức hội chợ, triển lãm, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các chính sách về khuyến công như: Bổ sung sửa đổi Nghị định 134; xây dựng chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn đến năm 2020; xem xét, áp dụng hoặc điều chỉnh mức chi của một số nội dung hoạt động khuyến công cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, các địa phương cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến công các cấp; huy động, lồng ghép nhiều nguồn kinh phí; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền… để thực hiện có hiệu quả các đề án khuyến công địa phương và quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

Hải Ngọc Thực hiện

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin mới nhất

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?
Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...
Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV vừa báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Theo Phó Thủ tướng cần phân cấp quản lý lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Là ngành công nghiệp quan trọng, có độ rủi ro cao trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất là rất cần thiết.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm mà đầu tư bài bản, chiến lược cho khai thác chế biến sâu.
Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Những tháng đã qua của năm 2023 chứng kiến thị trường ô tô mang nhiều gam màu trầm, sức tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Trong quy hoạch khoáng sản làm vật liệu mới công bố, Bộ Xây dựng nhấn mạnh đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, chồng lấn trong các quy hoạch khác.
Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 12/1, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

THACO đề xuất xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ ở Lâm Đồng
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Cần có yêu cầu rõ ràng về khoa học công nghệ trong khai thác khoáng sản; quy trách nhiệm đối với đơn vị quản lý cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Bài 1:  Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Bài 1: Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Với giá trị doanh thu khổng lồ, liệu Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì nếu tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động