Mỹ dùng biện pháp mạnh với Trung Quốc

Đánh thuế tài sản của Trung Quốc đang được xem như một biện pháp vừa hiệu quả vừa không vi phạm các quy định quốc tế, giúp Mỹ giảm thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng mà không gây ra một cuộc chiến tranh thương mại.

CôngThương - Trong phần lớn thập kỷ vừa qua, Mỹ đã nài xin và cả đe dọa Trung Quốc thay đổi các chính sách tiền tệ khiến hàng hóa xuất khẩ Trung Quốc rẻ hơn một cách giả tạo và hàng hóa nước ngoài bán tại Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.

Từ tháng 6/2010, Trung Quốc đã để cho đồng nhân dân tệ (NDT) của họ tăng giá gần 5% so với đồng USD, nhưng họ không hề có sự giảm bớt trong sức mua đối với tài sản tài chính Mỹ, khiến NDT vẫn thấp hơn giá trị thực rất nhiều. Trong bối cảnh kinh tế suy yếu kéo dài, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh trong khi thất nghiệp vẫn ở mức cao - và nợ Mỹ do Trung Quốc sở hữu có thể đã vượt quá 2.000 tỷ - một lần nữa Mỹ lại đứng trước sức ép đòi gia tăng các hàng rào thương mại chống hàng hóa của Trung Quốc.

Không thể phủ nhận là Mỹ cần tăng sức ép với Trung Quốc, và cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung dự kiến diễn ra đầu tháng Năm tới tại Washington sẽ là một cơ hội tốt. Nhưng Mỹ có thể làm gì để thuyết phục Trung Quốc ngừng hành vi có hại của họ?

Các biện pháp thương mại nho nhỏ, như gia tăng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Trung Quốc, sẽ không tạo ra hiệu quả đáng kể nhằm giảm thâm hụt thương mại hay giảm thất nghiệp. Còn các biện pháp thương mại lớn như đánh thuế hay áp dụng hạn ngạch đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) kết luận là bất hợp pháp và chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa từ phía Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ nhanh chóng tạo ra những lợi ích cho các công ty của Mỹ và Trung Quốc được bảo hộ, khiến các biện pháp trả đũa khó mà ngừng lại.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ buộc phải phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; các quan chức ở Bắc Kinh hiểu rõ sự miễn cưỡng này và vì thế cho rằng mối đe dọa của Mỹ chẳng nhằm nhò gì.

Nhưng có một cách giải quyết tình trạng này mang tính xây dựng hơn, đó là đánh thuế các hoạt động đầu tư tiền tệ của Trung Quốc thay vì nhằm hàng hóa xuất khẩu của nước này.

Để giảm giá trị NDT so với USD, Trung Quốc đã làm tăng giá trị của USD bằng việc mua các tài sản tài chính bằng đồng USD, chủ yếu là trái phiếu Kho bạc Mỹ. Để khiến Trung Quốc thôi làm như vậy, Chính phủ Mỹ nên đánh thuế thu nhập đối với các tổ chức Trung Quốc nắm giữ tài sản tài chính Mỹ.

Ví dụ, Kho bạc Mỹ sẽ thu lại một phần lãi phải trả cho trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc nắm giữ. Cứ 10 tỷ USD lãi suất trái phiếu Kho bạc phải trả cho Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Kho bạc Mỹ nên giữ lại 30% - tức 3 tỷ USD - tiền thuế.

Một khoản thuế như vậy sẽ không vi phạm các quy định quốc tế và không làm xáo trộn thương mại quốc tế, dù sẽ đòi hỏi Mỹ phải tuân theo các thủ tục sửa đổi hoặc hủy hiệp định về thuế giữa Mỹ với Trung Quốc. Nếu muốn áp thuế mới vào tháng 1/2012, Mỹ cần thông báo với Trung Quốc trước tháng 7/2011 ý định hủy hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng phải đề cập tới khả năng này trong các cuộc gặp giới chức Trung Quốc vào tháng tới.

Đánh thuế tài sản của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc "sửng cồ", nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có cách trả đũa tương tự, bởi tài sản của Trung Quốc mà Mỹ nắm giữ ít hơn 10% giá trị tài sản Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Hơn nữa, Mỹ sẽ ngăn được khả năng trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc dùng đến cách đối xử không công bằng với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, như đánh thuế tùy tiện.

Bằng cách đánh thuế vào đúng những hành động gây ra sự xáo trộn tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ càng khuyến khích Trung Quốc và các nước khác để cho đồng tiền của mình phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Thuế suất sẽ bắt đầu từ mức bình thường 30% và có thể tăng lên tùy theo quyết định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trừ phi Chính phủ quyết định ngừng biện pháp này. Chính phủ Mỹ sẽ được hưởng vài tỷ USD mỗi năm tiền thu nhập thêm để giảm thâm hụt ngân sách và mức thu nhập này sẽ tăng lên hàng chục tỷ mỗi năm khi Washington tăng thuế lợi tức.

Một lợi ích lớn của biện pháp này là sẽ bẻ gãy những lời đồn, chủ yếu lan truyền ở Trung Quốc, rằng Mỹ muốn và cần Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Nhiều người dân thường Trung Quốc không gắn kết chính sách tiền tệ của nước này với việc nhà nước mua tài sản của Mỹ. Họ thấy việc Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ là một sự ban ơn cho Mỹ. Nhưng trên thực tế, hành động mua này là kỹ xảo mà nhờ đó Trung Quốc vừa trợ giá được cho xuất khẩu sang Mỹ vừa làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không ồ ạt mua tài sản tài chính của Mỹ, qua đó phá giá đồng NDT, thì các công ty Mỹ sẽ có khả năng cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.

Hơn nữa, đánh thuế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ sẽ nhận được sự ủng hộ của dân chúng bên trong Trung Quốc, muốn Ngân hàng trung ương ngừng mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Trên thực tế, để mua trái phiếu Mỹ, Chính phủ Trung Quốc phải vay tiền trong dân chúng. Và vì lãi suất ở Trung Quốc cao hơn ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã mất tiền cho trái phiếu Mỹ. Nhiều người Trung Quốc trung lưu không hài lòng khi thấy chính phủ của mình đang trợ giá các khoản vay cho Mỹ trong khi còn nhiều người ở trong nước muốn vay tiền. Và việc Mỹ áp thuế với thu nhập của Trung Quốc khi nắm giữ tài sản Mỹ sẽ làm tăng thêm sự mất mát này, đồng thời cho thấy rõ rằng việc Trung Quốc mua tài sản Mỹ là không được hoan nghênh.

Nếu Trung Quốc ngừng bóp méo giá trị đồng nội tệ của mình, USD sẽ giảm giá so với NDT, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Mỹ. William Cline, một thành viên Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng nếu NDT tăng giá 20% so với USD sẽ giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ từ 50 - 125 tỷ USD, và tạo thêm từ 300.000 -750.000 việc làm mới.

Tác động của loại thuế này sẽ phụ thuộc vào khả năng Cục Dự trữ liên bang mua trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc lẽ ra sẽ mua. Chắc chắn là khi kinh tế phục hồi nhanh hơn sẽ làm thay đổi mức thuế này, đưa nó trở lại mức bình thường.

Phải làm những bước gì để áp đặt loại thuế này?

Bước đầu tiên để khởi động loại thuế này sẽ là Mỹ đưa ra thông báo, phù hợp với hiệp định về thuế giữa hai nước và trước tháng 7/2011, rằng hiệp định này sẽ bị hủy bỏ vào tháng 1/2012. Bước thứ hai là Quốc hội Mỹ sửa đổi một số điều trong Bộ luật Thu nhập Nội địa Mỹ vốn đảm bảo đối xử không áp thuế thu nhập đối với tài sản tài chính mà Chính phủ và các thể chế chính thức của Trung Quốc nắm giữ. Việc sửa đổi này sẽ cho phép Mỹ áp dụng một mức thuế lợi tức nào đó do Bộ Tài chính quyết định, chừng nào Trung Quốc còn kìm giá đồng NDT.

Nếu các nước và vùng lãnh thổ khác hiện đang bóp méo tỷ giá của mình - như Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) - không rút ra bài học, thì các hiệp định thuế song phương giữa họ với Mỹ cũng sẽ bị hủy và sửa đổi tương tự.

Vì quá trình pháp lý và hành chính để dẫn tới đánh thuế mới đang bắt đầu, chính quyền Trung Quốc sẽ có thời gian để thay đổi chính sách tiền tệ của mình trước - một kết cục đôi bên cùng thắng./.

Theo Vietnamnet

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bổ nhiệm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động