Mô hình kinh tế xã hội Bắc Âu- Thành tựu và bài học kinh nghiệm

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Bắc Âu (23/3), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phối hợp cùng  Đại sứ quán các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đồng tổ chức Tọa đàm khoa học “Mô hình kinh tế-xã hội Bắc Âu: Thành tựu và Bài học kinh nghiệm” tại Hà Nội. 
Mô hình kinh tế xã hội Bắc Âu- Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Hội thảo “Mô hình kinh tế xã hội Bắc Âu- Thành tựu và bài học kinh nghiệm” ngày 23/3/2018 tại Hà Nội

Các nước Bắc Âu gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển và Iceland hiện đang được đề cao như một trong những mô hình quản trị hiệu quả nhất trên thế giới.

Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của khu vực Bắc Âu cùng hơn 100 đại biểu bao gồm đại diện lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn và hoạch định chính sách của một số ban, bộ, ngành trung ương và Hà Nội.

Tọa đàm là một cơ hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bai của mô hình phát triển kinh tế xã hội của Bắc Âu nói chung và của Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển nói riêng.

Chủ trì Tọa đàm, PGS.TS. Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện khẳng định: “Mô hình phát triển kinh tế-xã hội của khối Bắc Âu nói chung đã đạt được những thành tựu to lớn về sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, hệ thống phúc lợi xã hội tiên tiến, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đã và đang có giá trị tham khảo hữu ích cho các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam”.

Qua các bài tham luận, bốn diễn giả của khối Bắc Âu đã chia sẻ với đại biểu tại Hội thảo thông tin tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của khối, kinh nghiệm phối hợp và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên để trở thành các xã hội và nền kinh tế như hiện nay, cũng như thông tin về mô hình đối thoại xã hội - một trong những nét đặc thù của thị trường lao động Bắc Âu.

Bà Siren Gjerme Eriksen- Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, thay mặt cho các Đại sứ Bắc Âu chia sẻ, học hỏi lẫn nhau là một trong những nét đặc trưng của mô hình hợp tác Bắc Âu. Những phương thức có hiệu quả của một quốc gia sẽ nhanh chóng được mô phỏng lại ở các quốc gia khác, đồng thời tin tưởng rằng Việt Nam cũng sẵn sàng đón nhận và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác cũng như chia sẻ bài học kinh nghiệm của mình.

“Các nước Bắc Âu có nhiều điểm khác biệt, nhưng chúng tôi gắn kết chặt chẽ với nhau bởi những giá trị chung như bình đẳng, minh bạch hóa, tin tưởng và tinh thần khởi nghiệp, và thông qua cơ chế hợp tác hữu nghị lâu đời trong khối”- ngài Christian Brix Møller, Đại biện Lâm thời Đan Mạch nói.

Ngài Kari Kahiluoto- Đại sứ Phần Lan cho hay, có thể mô tả mô hình xã hội Bắc Âu bằng những đặc điểm sau: dịch vụ chất lượng cao và các yếu tố cân bằng xã hội, phân phối thu nhập qua chính sách thuế, và các thể chế vững mạnh. Mô hình này đã và đang vận hành linh hoạt phục vụ hiệu quả cho các xã hội Bắc Âu.

Cơ chế hợp tác chính trị khu vực của khối Bắc Âu là cơ chế lâu đời nhất và đa dạng nhất với lịch sử phát triển hơn 6 thập kỷ. Không phải ngẫu nhiên mà một khu vực với chỉ 26 triệu dân, và không bao giờ có thể nằm trong danh sách 50 nước đứng đầu thế giới về dân số, lại trở thành một trong những khu vực hội nhập nhất và là nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới với tổng giá trị GDP là 1.416 tỷ đô la Mỹ.

Thông qua mô hình Bắc Âu, các thành viên trong khối chia sẻ những giá trị cũng như thúc đẩy các mục tiêu chung trong đó có bình đẳng giới. “Bình đẳng giới trên thị trường lao động là một nét son nổi bật của các nước Bắc Âu, nhờ nó chúng tôi mới có thể trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới”- bà Siren Gjerme Eriksen- Đại sứ Na Uy nói. Bình đẳng giới là yếu tố góp phần quan trọng trong những thành tựu kinh tế của khu vực Bắc Âu. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động và chính trị ở khu vực này luôn cao nhất, và nam giới cũng được nghỉ khi vợ sinh con.

Ngài Pereric Högberg- Đại sứ Thụy Điển nhấn mạnh thêm tới tính sáng tạo và bền vững của khu vực, bởi các nước Bắc Âu luôn cố gắng đi tiên phong trong việc phát triển các phương pháp sản xuất sạch, bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Ngài Pereric Högberg khẳng định, hàng hóa và dịch vụ không được hủy hoại môi trường hay sức khỏe ở bất cứ giai đoạn nào của chu trình- từ nguồn tới biển.Chúng tôi là những quốc gia sáng tạo đi đầu thế giới, luôn phối hợp với nhau để tìm ra những giải pháp mới, thông minh và dựa trên công nghệ sinh học. Ngoài ra, minh bạch và tiếp cận thông tin cũng luôn là chìa khóa thành công của các nước Bắc Âu- Ngài Pereric Högberg cho biết thêm.

Chính vì vậy, các nước Bắc Âu đã trở thành nhóm quốc gia luôn duy trì các chỉ số kinh tế và xã hội cao, luôn dẫn đầu nhiều bảng xếp hạng và chỉ số đo lường của thế giới về sáng tạo, minh bạch hóa, mức độ dân chủ, tiến bộ xã hội, phát triển bao trùm, tính bền vững… Đây chính là bằng chứng cho hiệu quả hoạt động của mô hình đồng thời cũng giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện những lĩnh vực cần tiếp tục cải thiện.

Cả 4 nước Bắc Âu đều thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam rất sớm (Thụy Điển: 1969, Đan Mạch và Na Uy: 1971, Phần Lan: 1973). Nếu trước kia quan hệ với Việt Nam mang tính chất nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, thì giờ đây, Việt Nam đã trở thành đối tác của khu vực Bắc Âu và các nước thành viên trong khu vực.

Tọa đàm là một hoạt động bổ ích, thiết thực nhằm tăng cường, củng cố và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam với các quốc gia Bắc Âu, qua đó góp phần thúc đẩy hòa bình, hợp tác, phát triển và sự thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới hiện nay.

Tuấn Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động