Mất an toàn trong giao dịch điện tử: Trách nhiệm chính là của ai?

Việc liên tiếp xảy ra các vụ mất tiền trong tài khoản thẻ ở ngân hàng đã làm dấy lên lo ngại của người tiêu dùng về sự bảo mật và độ an toàn khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng trách nhiệm chính mỗi khi xảy ra sự cố là của ai?
Mất an toàn trong giao dịch điện tử: Trách nhiệm chính là của ai?
Thẻ ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội nhưng mỗi khi xảy ra sự cố thì trách nhiệm thuộc về ai, ngân hàng hay khách hàng?

Rủi ro hợp đồng

Phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, là một hoạt động ngân hàng điện tử, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đối với các ngân hàng cũng như với cả khách hàng sử dụng. Vì vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này đã đặt ra khá nhiều yêu cầu nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro. Có ít nhất năm nhóm văn bản quy định liên quan trực tiếp, bao gồm: Giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, tài khoản thanh toán, thanh toán thẻ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc có đến hàng chục đạo luật, nghị định, thông tư quy định cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng cũng như khách hàng.

Khoản 4, điều 12 về “Các nguyên tắc trong quan hệ với khách hàng”, “Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31-7-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định rõ trách nhiệm của ngân hàng như sau: “Khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng và hoặc trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, ngân hàng phải có trách nhiệm công khai và giải thích rõ ràng, đầy đủ những rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng những dịch vụ này”.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro và bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch điện tử nói chung, giao dịch thẻ nói riêng chưa được thực hiện một cách đầy đủ, hợp lý. Nhất là đối với các trường hợp tài khoản thẻ được kết nối với nhiều tài khoản thanh toán, được mở chỉ để hưởng khuyến mại hay để hoàn thành chỉ tiêu phát hành thẻ được phân bổ cho nhân viên. Rất nhiều tài khoản thẻ được mở ra, rồi lại đóng sau một vài tháng, mà chủ thẻ là người nhà, bạn bè, thậm chí cả người giúp việc của ai đó không hề có nhu cầu. Khi đó, chủ thẻ thậm chí còn không hề ký hợp đồng, không biết là mình có thẻ, chứ nói gì đến việc được ngân hàng phổ biến quy trình thế nào, rủi ro ra sao.

Hợp đồng dịch vụ thẻ, đôi khi lên đến cả chục trang, với cỡ chữ rất nhỏ, nội dung khá phức tạp và khó hiểu cũng gây khó khăn, bất lợi cho khách hàng. Từ ngày 15/10/2015, hợp đồng này phải theo mẫu và điều kiện giao dịch chung về việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng cá nhân sẽ phải đăng ký tại Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc này góp phần giảm thiểu các điều khoản không rõ ràng và bất lợi cho khách hàng.

Trách nhiệm bảo đảm an toàn thuộc về ai?

Hiện nay, theo khoản 1 Điều 18 về “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thẻ” trong Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30-6-2016 của Thống đốc NHNN “Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng”: Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm “phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác sử dụng thẻ đúng quy trình, các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thẻ và cách xử lý khi gặp sự cố” và “Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro cho giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ...”.

Còn điều 20 về “Tra soát, xử lý khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ” trong thông tư này quy định: Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm giải quyết và trả lời yêu cầu tra soát của chủ thẻ khi phát hiện có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về giao dịch thẻ. Tuy nhiên, thời hạn trả lời do các bên liên quan thỏa thuận, chứ pháp luật không quy định cụ thể. Do giao dịch có thể liên quan đến nhiều ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán, nên tương đối kéo dài.

Tóm lại, pháp luật quy định trách nhiệm bảo đảm an toàn tài khoản thanh toán nói chung, tài khoản thẻ nói riêng, chủ yếu thuộc về ngân hàng.

Trách nhiệm khi mất tiền

Điểm g, khoản 2 Điều 5, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN “Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” quy định một trong các nghĩa vụ của chủ tài khoản là: “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình”. Điểm g, khoản 2 Điều 6 của thông tư này cũng quy định một trong các nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tương tự là: “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình”. Như vậy, thì bên nào có lỗi, bên đó sẽ phải chịu thiệt hại. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, việc xác định lỗi của khách hàng hay của ngân hàng hầu như đều do phía ngân hàng kết luận. Rồi đâu là sai sót chính yếu dẫn đến việc bị lợi dụng, lừa đảo? Và cuối cùng, nếu hai bên cùng có sai sai sót thì đâu là sai sót quyết định dẫn đến việc mất tiền?

Hiện nay, khoản 2 Điều 19 về “Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ” trong Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành thẻ là: Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, thì phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Tuy nhiên, quy định này có thể hiểu rằng, thời hạn hoàn thành việc khoá thẻ vẫn có thể kéo dài 5 hoặc 10 ngày làm việc, tùy theo loại thẻ do NHNN hay tổ chức thẻ quốc tế cấp mã.

Nếu như tiếp tục kéo dài thời hạn miễn trách nhiệm cho ngân hàng phát hành thẻ từ 5-10 ngày như vậy, thì kẻ gian vẫn có thừa thời gian để rút hết tiền của khách hàng. Khi đó, chủ thẻ chỉ còn biết xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 19: “Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả”. Trường hợp chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ không không thống nhất được khi xảy ra các sai sót, vi phạm, tổn thất, thì chỉ còn cách khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài theo thoả thuận trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

Quy định của pháp luật về hoạt động thẻ, có vẻ như rất công bằng, bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng, thậm chí còn đặt ra yêu cầu cao hơn đối với ngân hàng. Chẳng hạn như khi xảy ra rủi ro mất tiền từ dịch vụ thẻ, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chưa phổ biến, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, đầy đủ cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác đúng quy trình sử dụng thẻ, các rủi ro có thể gặp phải và cách xử lý khi gặp sự cố sử dụng thẻ theo quy định tại Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN và Thông tư số 19/2016/TT-NHNN như đã nêu trên.

Tuy nhiên, với vị thế bất cân xứng thông tin, đứng bên ngoài nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống công nghệ vô cùng phức tạp và bảo mật rất cao của ngân hàng, thì thực tế rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ dường như dồn hết về phía chủ thẻ.

Theo Kinh tế Sài Gòn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

Ngân hàng TMCP Bảo Việt – BAOVIET Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với một số chỉ tiêu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam
Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 22/4 sẽ tổ chức đấu thầu vàng, chiều nay (19/4) sẽ gửi thông báo cho 15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu để có sự chuẩn bị.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch LNTT 2024 đạt 11.286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp nhiều đặc quyền vượt trội “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

Từ ngày 16/04 đến 16/12, VietinBank dành tặng khách hàng kinh doanh sản phẩm “Siêu ưu đãi lãi, phí” cùng vô vàn quà tặng bằng tiền và ấn phẩm VietQR hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024, lãi suất tiết kiệm 15/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư có hiệu lực từ ngày mai (15/4).
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Nếu hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói 45.000 tỉ, thậm chí 50.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp lâm, thủy sản vượt khó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động