Lan truyền mã độc tại Châu Á – Thái Bình Dương : Tội phạm mạng khai thác phần mềm giả mạo

T.H

T.H

100% các trang web chào mời phần mềm giả mạo đều đặt người dùng trước các hiểm họa và hơn 90% máy tính mới cài đặt phần mềm không chính hãng đều nhiễm mã độc.
Lan truyền mã độc tại Châu Á – Thái Bình Dương : Tội phạm mạng khai thác phần mềm giả mạo
Ông Keshav Dhakad, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft châu Á

Trường Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố kết quả nghiên cứu “Hiểm họa mạng từ phần mềm không chính hãng”, chỉ ra rằng tội phạm mạng đang tấn công máy tính bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này. Nghiên cứu được bảo trợ bởi Microsoft.

Những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự thật là những nguồn không độc hại và không kiểm soát phần mềm giả mạo, đặc biệt trên internet, đang gây ra nạn lây lan mã độc tràn lan. Và từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi muốn giúp người dùng nhận chân rằng các hiểm họa dù của cá nhân hay của doanh nghiệp sẽ tiêu tốn tài chính luôn luôn cao hơn so với việc họ tiết kiệm được khi đầu tư vào phần mềm giả mạo thay vì mua phần mềm chính hãng” - Giáo sư - Tiến sĩ Biplab Sikdar - Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học Quốc gia Singapore - chia sẻ.

Nghiên cứu mới phân tích trên 90 máy tính và máy tính xách tay mới cùng hơn 165 đĩa CD/DVD có phần mềm giả mạo. Mẫu vật được nhặt ngẫu nhiên từ các cửa hàng bán phần mềm lậu khắp các quốc gia châu Á bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Bangladesh, Hàn quốc và Philippines. "Tội phạm mạng cũng đang liên tục tạo ra những loại hình tấn công (nhiều dòng mã độc) với các cơ chế phân phối tiên tiến. Giả mạo phần mềm gia tăng cũng là một phương tiện chủ chốt để tội phạm mạng khai thác lỗ hổng máy tính và vi phạm các biện pháp bảo mật một cách dễ dàng" - Ông Keshav Dhakad - Giám đốc Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft châu Á - nói

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm soát 203 bản copy phần mềm giả mạo tải về từ internet. Điều này phù hợp với xu hướng phần mềm đang được tải về ngày càng nhiều từ các kênh online. Mỗi mẫu vật kể trên được điều tra kỹ lưỡng về việc có kèm mã độc hay không thông qua 7 bộ phần mềm chống virus phổ cập là AVG AntiVirus, BitDefender Total Security, IKARUS anti.virus, Kaspersky Anti-Virus, McAfee Total Protection, Norton Security Standard và Windows Defender.

Và đây là tổng hợp báo cáo:

1- Mỏ mã độc: Tải về và cài đặt phần mềm từ internet:

Một trong những điều cần cảnh báo nhất từ nghiên cứu này là việc có quá nhiều hiểm họa mà người dùng phơi nhiễm khi ghé vào các trang web cho tải về phần mềm giả mạo. Báo cáo chỉ ra rằng 100% các trang web cung cấp phần mềm có cửa sổ pop-up đều có những quảng cáo vô cùng đáng ngờ. Rất nhiều những cửa sổ này đều bao gồm những đường link kết nối mã độc khi vô tình nhấp chuột hoặc hiển thị nội dung xấu, khiêu dâm.

Hơn thế, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những hiểm họa và các hành vi đáng ngờ khi tải về và cài đặt các phần mềm giả mạo trên các máy kết nối mạng ngang hàng (peer-to-peer) như sau:

  • 34% các phần mềm giả mạo được tải về đều đính kèm mã độc hiệu lực tức thì khi việc tải về hoàn thiện hoặc làm lây nhiễm thư mục chứa phần mềm đó ngay khi mở nó.
  • 31% các phần mềm giả mạo tải về không hoàn thiện cài đặt cho thấy động cơ khác đằng sau sự hiện diện của họ trên các trang web lưu trữ torrent. Những torrents gây nhầm lẫn lừa người dùng tải các mã độc hoặc được sử dụng để tăng lưu lượng truy cập vào các trang lưu trữ torrent, ép khách truy cập vào phần mềm độc hại và các quảng cáo không mong muốn.
  • 24% các mã độc đi kèm phần mềm giả mạo sẽ vô hiệu hóa các chương trình diệt virus trên máy tính. Khi các cơ chế chống mã độc bị khóa, mã độc sẽ được tự động cài đặt trên máy.
  • 18% những cài đặt này sẽ nhắc người dùng thay đổi các thiết lập ngầm định trên trình duyệt và cài đặt một add-on trên thanh công cụ khi cài đặt. Những thay đổi này sẽ làm trình duyệt tự hướng đến trang mới và đưa ra những cơ chế tìm kiếm và thanh công cụ không mong muốn.
  • 12% các cài đặt yêu cầu người dùng liên hệ các trang web bổ sung để hoàn thành tiến trình. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ đồng ý để bị phơi nhiễm trước mã độc và các cửa sổ pop-up.

2- Máy tính mới cài phần mềm giả mạo – không sử dụng không có nghĩa là không bị nhiễm mã độc.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 92% các máy tính mới và chưa sử dụng được cài đặt phần mềm giả mạo đều nhiễm mã độc. Những mẫu máy tính này được mua từ các cửa hàng chuyên bán phần mềm không chính hãng.

Sự xuất hiện của mã độc trên những máy tính này liên quan đến vấn đề phần lớn người dùng đều nghĩ máy tính mới không nhiễm mã độc. Họ thường bàng quan và bỏ qua nghi vấn về hiểm họa bảo mật.

3- Các phần mềm giả mạo trong DVD/CD – Nguồn nhiễm mã độc cổ điển và hiệu quả

Trong 165 DVD và CD mẫu mua phục vụ cho nghiên cứu này, cứ 5 chiếc thì 3 chiếc chứa mã độc (61%). Các đĩa nhiễm bao gồm trung bình 5 loại mã độc. Trong một vài trường hợp có tới 38 loại mã độc trong một DVD.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát hấy các chương trình diệt virus giả mạo cũng được nhúng mã độc. Sử dụng những loại này, máy không được bảo vệ mà còn nhấn người dùng chìm sâu vào việc bị đánh cắp, khai thác thông tin và phơi nhiễm trước các mã độc khác.

Báo cáo tìm ra gần 200 loại mã độc trong các mẫu vật. Trong số chúng, Trojans là hình thái phổ biến với các hiểm họa mạng, với tổng cộng 79 loại Trojans khác biệt. Chúng cũng chiếm 51% tổng số phần mềm độc hại được nhúng trong phần mềm giả mạo tải về. Mặc dù các Trojan thường phụ thuộc vào kỹ thuật xã hội để lừa dối người dùng trong việc chạy, nhưng việc gắn chúng với phần mềm lậu sẽ khiến tội phạm mạng dễ dàng hơn trong tấn công máy tính cá nhân. Khi Trojan hoạt động trên máy tính bị nhiễm bệnh, nó sẽ cài đặt một cửa hậu (backdoor) cho hacker truy cập và chỉ huy thiết bị. Điều này cho phép tội phạm mạng ăn cắp thông tin quan trọng, sửa đổi cài đặt tường lửa, xóa hoặc mã hóa dữ liệu.

Rất nhiều các sâu, virus và droppers, được tạo ra để ăn cắp thông tin và kiểm soát các máy chủ cũng được tìm thấy trong các mẫu vật. Những chương trình độc hại này có thể tái tạo mà không cần sự can thiệp của con người và có khả năng lây lan nhanh hơn.

"Phần mềm giả mạo là bộ truyền mã độc hiệu quả vì tội phạm mạng có thể giả mạo và nhúng các mã độc cùng các tệp tin tự động hoặc được sử dụng để cài đặt. Điều này làm tăng đáng kể khả năng mã độc đang được chạy trên các máy tính và lây lan xa hơn trong mạng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại qua nguồn phần mềm giả mạo cao, nhưng môi trường online vẫn đang trở thành một vector lây nhiễm mạnh hơn. Nó không chỉ giúp tội phạm trực tuyến ở quy mô tấn công được bất cứ ai, mọi nơi, bất cứ lúc nào, nó cũng cho phép tội phạm ngụy trang các hoạt động nguy hiểm và tấn công từ xa dễ dàng. Điều này khiến ta khó lòng phát hiện và đình chỉ hoạt động của tội phạm mạng" - Tiến sĩ Biplab nói.

"Việc thiết lập một nền tảng vững chắc cho hệ mạng lành mạnh là yếu tố sống còn đối với sự thành công của bất kỳ hành trình chuyển đổi kỹ thuật số nào. Nếu người dùng không tin tưởng doanh nghiệp (DN) trong việc bảo vệ dữ liệu thu thập được, thì đó chính là thách thức với DN để đổi mới và tồn tại trong thời đại kỹ thuật số hiện hành. Các DN cần phải nhận ra rằng an ninh mạng không chỉ là bảo vệ tài sản trực tuyến, mà còn là một cơ hội kinh doanh quan trọng. Nếu muốn phát triển DN, bạn cần, trong mọi trường hợp nào, loại bỏ các hoạt động ảnh hưởng đến bảo mật DN, như sử dụng phần mềm giả mạo"- ông Daryl Pereira - Giám đốc an ninh mạng, KPMG ở Singapore - cho biết thêm.

Việc phòng vệ hiệu quả nhất chống lại mã độc từ phần mềm giả mạo là sử dụng phần mềm chính hãng. Người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ có thể tự bảo vệ bản thân khỏi phần mềm giả mạo - mã độc với các phương pháp sau:

  • Mua máy tính từ nhà cung cấp uy tín
  • Luôn yêu cầu phần mềm chính hãng từ nhà cung cấp và yêu cầu được phần mềm được cài đặt sẵn từ đối tác phần cứng.
  • Khi mua máy, luôn yêu cầu nhà cung cấp hóa đơn ghi rõ tên phần mềm và phiên bản cài đặt trên máy tính
  • Giữ máy tính của bạn luôn trong tình trạng được cập nhật phần mềm và chương trình bảo mật cập nhật nhất. Sử dụng phần mềm diệt virus mạnh nhất.
  • Không sử dụng các phiên bản hệ điều hành cũ, ví dụ Windows XP, vì đã hết vòng đời sử dụng

Với các DN lớn và các tổ chức, có một vài tư vấn để có được hệ sinh thái CNTT mạnh như sau:

  • Nâng cao các hệ thống nhận dạng cơ bản với cơ chế xác thực nhiều yếu tố để đạt được mức độ tin cậy cao hơn.
  • Các tổ chức cần đảm bảo rằng phần mềm và hệ điều hành của họ được cập nhật thường xuyên và tất cả các bản vá lỗi bảo mật được áp dụng ngay khi phát hành.
  • Phiên bản cũ và không còn được hỗ trợ của phần mềm nên được dừng sử dụng ngay khi có phiên bản hiện đại và an toàn hơn.
  • Mọi thiết bị máy tính của tổ chức cần được bảo vệ bằng giải pháp chống mã độc mạnh mẽ, uy tín. Các định nghĩa mã độc phải được cập nhật hàng ngày để đảm bảo tổ chức có thể phòng chống lại các cuộc tấn công mạng.
  • Đào tạo nhân viên thực hành an toàn trên mạng và giáo dục họ về tầm quan trọng của việc sử dụng nền tảng phần mềm đáng tin cậy.

“Các tổ chức cần nhận thức rằng không gian mạng không còn chỉ là bảo vệ các tài sản online, mà còn là cơ hội mới. Theo khảo sát năm 2017 mang tên KPMG 2017 CEO Outlook thì 71% CEO thấy rằng các đầu tư trên kênh trực tuyến sẽ là các cơ hội doanh thu mới, chứ không chỉ là nơi tiêu tốn tiền bạc. Dẫu sao, tấn công mạng vẫn ở mức cao, cũng theo báo cáo Harvey Nash/ KPMG CIO thì 32% lãnh đạo CNTT đều đối mặt với tấn công mạng trong 24 tháng qua. Việc thiết lập một nền tảng lành mạnh vững vàng về không gian mạng vẫn là cấp thiết với sự thành công trong chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, các tổ chức cần đưa “thiết kế an toàn điển hình” cho quy trình vận hành và thiết kế sản phẩm, nhân viên phải được đào tạo kỹ để có nhận thức về nguy cơ mã độc tấn công và cần sử dụng các nền tảng phần mềm đáng tin cậy. Nếu không có tư tưởng “luôn sẵn sàng bảo vệ mạng” trong tâm thế DN, sẽ là thách thức rất lớn cho bất kỳ DN nào muốn phát triển trong kỷ nguyên kỹ thuật số” - ông Daryl Perreira - Giám đốc khối An toàn mạng, KPMG Singapore - phát biểu.

T.H
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Châu Á – Thái Bình Dương

Tin mới nhất

Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố.
Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

ManageEngine đặt kế hoạch hỗ trợ về công nghệ thông tin cho 500 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam ở các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Các ông lớn công nghệ đang đối mặt với nguy cơ phải tách thành các công ty nhỏ khi Hoa Kỳ và châu Âu tiến hành điều tra về các cáo buộc chống cạnh tranh.
Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Thói quen thanh toán của người Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện qua xu hướng gia tăng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.
Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Ngày 21/3, Bộ Tư pháp và nhiều bang của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống lại tập đoàn Apple cáo buộc tập đoàn này độc quyền bất hợp pháp thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Intel có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trên khắp 4 bang của Hoa Kỳ để xây dựng và mở rộng nhà máy sau khi được 19,5 tỷ USD tiền tài trợ và khoản vay liên bang.
Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple dường như cuối cùng đã vén bức màn về một số nỗ lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Ngày 18/3 tại Hà Nội, Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ đã tổ chức hội nghị DCCI Summit với chủ đề Phát triển tương lai số bền vững.
Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Bốn mươi tiểu bang của Hoa Kỳ đã kêu gọi Meta Platforms, trấn áp những kẻ “Hack tài khoản” Facebook và Instagram giải quyết tình trạng chiếm tài khoản gia tăng.
Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Ngày 02/03, Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết việc Google gỡ một số ứng dụng của Ấn Độ khỏi cửa hàng ứng dụng là "không được phép".
Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thế giới MWC 2024, Huawei đã giới thiệu loạt sản phẩm và giải pháp 5.5G, F5.5G và Net5.5G.
Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua “Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn”.
Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Đồng hành cùng với các nhà mạng, Huawei cho biết sẽ khai phá tiềm năng của 5G và 5.5G vượt bậc hơn nữa, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng mới.
Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Nhờ ứng dụng “Hệ thống giám sát thị trường điện” công tác lấy dữ liệu liên quan đến thị trường điện của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng được kịp thời.
Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Thỏa thuận đặc biệt sẽ thông qua công ty JASM, nhằm đảm bảo nguồn cung chip dài hạn của Analog Devices, Inc.
Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Mạng xã hội Twitter đã được công bố đổi tên thành X sau thuộc quyền sở hữu của tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ cũ chỉ hỗ trợ 2G sẽ trở thành “cục gạch” và không còn giá trị sử dụng khi lộ trình cắt sóng 2G hoàn tất.
Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Quyền riêng tư và trải nghiệm bằng AI, ưu tiên trải nghiệm số… là xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024.
Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu sẽ điều tra TikTok về việc vi phạm quy tắc trực tuyến nhằm bảo vệ trẻ em và đảm bảo quảng cáo minh bạch khiến Tiktok có nguy cơ bị phạt nặng.
Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Meta, có khá nhiều điều để nói về người hâm mộ Apple sau khi ông đánh giá sản phẩm Vision Pro mới của hãng.
Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Thêm 4 nền tảng được bổ sung lần này, tổng số nền tảng tham gia chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 38 nền tảng.
Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

OpenAI (công ty mẹ của ChatGPT) đã tung ra một mô hình tạo video mới có tên là Sora.
Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Gã khổng lồ công nghệ Google đang chuẩn bị triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trên khắp 5 quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ cuộc bầu cử tại EU.
“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra mắt phiên bản bé gái trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
XOR đón đầu xu hướng kỷ nguyên hậu 2G, 3G

XOR đón đầu xu hướng kỷ nguyên hậu 2G, 3G

Tắt sóng 2G, 3G tại Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt ra tiêu chuẩn mới cho thị trường điện thoại xa xỉ với sự bắt buộc về khả năng hỗ trợ sóng 4G.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động